tư vấn bao la vạn sự

Nuôi dạy Trẻ em theo Lý số - Phong thủy - Chuyên gia: Trần Thị Minh Phúc

Where you can buy Louis Vuitton Replica :

hermes evelyne replica fake louis vuitton tas kopen replica Louis Vuitton supreme Backpack louis vuitton backpack replica zaino louis vuitton falso replica louis vuitton hobo fake chanel wallet louis vuitton shoes replica gucci replica 1:1 replica chanel wallet louis vuitton district pm replica louis vuitton wallet replica hermes belt replica replica lv australia replica goyard replica goyard Louis Vuitton wallet replica fake lv man bag chanel backpack replica louis vuitton messenger bag replica louboutin pas cher louboutin pas cher chanel bag replica louis vuitton imitazioni hermes belt replica gucci replica replica Louis Vuitton shoes louis vuitton district pm replica Replica Fendi Backpacks borse false louis vuitton napoli replica louis vuitton wallet 1:1 replica cartier love bracelet louis vuitton tasche gefalscht kaufen replica louboutin cartier love bracelet replica Borse Louis Vuitton false dove trovarl louboutin pas cher Louis Vuitton Replica replica goyard dior tasche replica chanel imitazioni perfette van cleef replicaa replica gucci shoes cartier schmuck replica deutschland borse gucci imitazioni Louis Vuitton Taschen replica chanel shoes replica handbags replica Australia cartier love imitazione zaino louis vuitton falso

Nuôi con bỏ ngắn trông dài.

Cập nhật : 03/01/2020
Đó mới chỉ là một vài ví dụ cơ bản nhất trong việc nuôi con. Nếu kể ra việc uốn nắn những thói quen và nếp sống hàng ngày nữa thì nhiều vô số kể. Nhưng tựu chung lại, nhờ vào tư tưởng này mà mình đã có thể đồng hành với con một cách nhẹ nhõm, vui vẻ, thoải mái hơn
 Nuôi con bỏ ngắn trông dài.
Mình mới nuôi dạy 1 em gái chưa đầy 5 năm mà đã thấy có bao nhiêu thứ phải học. Và tương lai còn nhiều nhiều bài học nữa đang chờ. Bởi vì có những thời điểm cảm giác yên ổn vui vẻ lắm, thấy con mình thật ngoan và mình đúng là bà mẹ tuyệt vời. Để rồi đùng 1 cái vài bữa sau lại nảy sinh vấn đề biến con gái đáng yêu thành 1 con mèo ẩm ương mặt mũi phụng phịu cáu kỉnh mè nheo, còn người mẹ hiền lành trở thành cái loa phóng thanh không hơn không kém 😂. 
Tuy nhiên, duy chỉ có 1 điều mà suốt thời gian qua mình vẫn thấy đúng, và càng ngày càng thấy đúng đắn hơn, đấy chính là việc nhẹ nhàng bỏ qua các khó khăn, bất ổn trước mắt để tập trung xây dựng thói quen tốt ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống sau này của con.
- Vấn đề không phải con ăn được nhiều hay ít, mà là con có thói quen ăn uống đa dạng, có tìm thấy niềm vui trong việc ăn uống không. Trẻ con cũng như người lớn, thỉnh thoảng chán ăn hay thậm chỉ bỏ cả bữa luôn cũng được. Dần dần vẫn lớn đều.
- Vấn đề không phải con ngủ chung hay ngủ riêng, ngủ đúng giờ này hay chuẩn giờ kia, mà là sau giấc ngủ con có vui vẻ không, có nhiều năng lượng chơi đùa không. Giấc ngủ rất quan trọng nhưng tâm sinh lý của mỗi trẻ mỗi khác, mẹ nào có con ngủ ngoan thì quá tốt. Còn nếu con khó ngủ và ngủ ít cũng k nên stress quá, dần dần lớn đâu sẽ vào đó.
- Vấn đề không phải việc cố gắng giảm thật nhanh triệu chứng cho con mỗi lần ốm, mà là biết bệnh biết nguyên nhân, chăm sóc đúng cách, tăng sức đề kháng cho con. Mẹ hoặc người chăm sóc phải hiểu cơ địa và hiểu cách chăm sóc trẻ đúng để phòng ngừa bệnh và hạn chế việc dùng thuốc bừa bãi. Trẻ con ốm đau cảm sốt là chuyện cơm bữa, lớn dần sẽ đỡ.
- Vấn đề không phải việc con đi lớp sớm hay muộn, khóc nhiều hay khóc ít, mà là con đi lớp có vui không, có hoà nhập được với các bạn và môi trường lớp học không. Con có thể không khóc khi đi lớp vì biết có khóc cũng vẫn phải đi, nhưng chưa chắc con đã vui vẻ ở đó. Hãy theo dõi thái độ của con mỗi ngày và lắng nghe các câu chuyện ở lớp của con. Nếu mẹ cảm thấy con chưa sẵn sàng để đi lớp thì cứ để con ở nhà muộn 1 chút, không sao hết. Khi con đã vững vàng, có đủ kĩ năng cần thiết để chăm sóc bản thân, hiểu về cách tương tác với người xung quanh thì dù đi lớp muộn vẫn có thể thích ứng rất nhanh.
- Vấn đề không phải việc nhồi nhét dạy con cái nọ cái kia thật sớm, mà là tạo cho con môi trường thuận lợi và niềm vui để con tự khám phá, bố mẹ luôn luôn chỉ nên dừng ở ngưỡng hỗ trợ khi cần thiết và sẵn sàng chuyển hướng hoạt động hoặc mục tiêu khác khi con thấy chán nản, không hợp tác với con đường đã chọn. Học chữ, học số, học đàn, học vẽ,.... tất cả mọi thứ trẻ con đều tự học được rất nhiều nếu chúng thấy thích và có sự hướng dẫn phù hợp. Bố mẹ ép con học chữ, chúng có thể đọc được sớm, nhưng chắc gì chúng đã dùng khả năng đó để đọc sách và phát triển năng lực ngôn ngữ? Bố mẹ ép con học toán, nhưng cách học đó có giúp chúng tư duy logic bài bản hơn? Bố mẹ ép con học đàn, nhưng nếu bản thân con không thích học thì khác gì tra tấn, làm sao còn tinh thần để thưởng thức nghệ thuật?
 
Đó mới chỉ là một vài ví dụ cơ bản nhất trong việc nuôi con. Nếu kể ra việc uốn nắn những thói quen và nếp sống hàng ngày nữa thì nhiều vô số kể. Nhưng tựu chung lại, nhờ vào tư tưởng này mà mình đã có thể đồng hành với con một cách nhẹ nhõm, vui vẻ, thoải mái hơn. Và đương nhiên mẹ vui thì con cũng vui nữa, dần dần con tự tin hơn, biết cách tự học tự chơi, không còn bám mẹ hay mè nheo như trước. Sau khi có một nền tảng tốt, đến tuổi con đi học ở lớp mẹ cũng nhàn, không phải o ép hay xát xao bài vở của con nữa. Nếu bố mẹ có thể giúp con định hướng và hình thành các thói quen tốt trong vài năm đầu đời thì đến đoạn sau đường sẽ rất dễ đi. Bởi mỗi đứa trẻ sinh ra đều cần học cách tự bước trên con đường của mình, và bản thân chúng cũng sẽ hạnh phúc hơn nếu có đủ khả năng làm việc đó. Bố mẹ hãy cứ là hậu phương, yên tâm ở cạnh yêu thương, ủng hộ con là được ❤️.
  8-2018 
Minh Phúc
Tiện ích Bambu
Tin liên quan
Bạn cần tìm kiếm?
Advert Advert2 Advert3
TextLink
BAO LA VẠN SỰ

Mobile: 0913 290 384  /  Email: tranngockiem57@gmail.com hoặc tuvan@phuclaithanh.com

Copyright © 2014   BaoLaVanSu. Thiết kế và phát triển bởi Bambu®