tư vấn bao la vạn sự

Nuôi dạy Trẻ em theo Lý số - Phong thủy - Chuyên gia: Trần Thị Minh Phúc

10 CÁCH NHẬN BIẾT LIỆU CON CÓ PHẢI LÀ EM BÉ "KHÓ TÍNH" (HIGH NEED BABY)

Cập nhật : 03/01/2020
Em bé khóc nhiều? Bạn rất khó ru con ngủ? Bé chỉ muốn ở cùng bố mẹ hoặc chỉ muốn chính xác một ai đó bế hoặc ở gần? Bạn cảm thấy bất lực, mệt mỏi? Bài viết này có thể giúp bạn nhiều đó ạ!
 10 CÁCH NHẬN BIẾT LIỆU CON CÓ PHẢI LÀ EM BÉ "KHÓ TÍNH" (HIGH NEED BABY)
 
Em bé khóc nhiều? Bạn rất khó ru con ngủ? Bé chỉ muốn ở cùng bố mẹ hoặc chỉ muốn chính xác một ai đó bế hoặc ở gần? Bạn cảm thấy bất lực, mệt mỏi? Bài viết này có thể giúp bạn nhiều đó ạ!
 
Mọi đứa trẻ dù nhiều hay ít đều có nhu cầu của riêng mình. Duy chỉ có một điểm chung, đó là trẻ phải phụ thuộc vào người chăm sóc để những nhu cầu đó được đáp ứng đúng lúc. 
 
Mỗi đứa trẻ là một cá thể độc lập, chính vì vậy nhu cầu của chúng cũng sẽ khác nhau. Nếu bạn chưa từng nghe đến định nghĩa “Trẻ nhu cầu cao” nhưng lại đang nghi ngờ con mình rất có thể là một đứa trẻ như vậy, hãy đọc ngay 10 dấu hiệu nhận biết dưới đây 
 
Nhu cầu của mỗi trẻ tùy thuộc vào tình trạng thể chất đều không bị giới hạn bởi bất kỳ lý do gì. Nhiều chuyên gia cho rằng trẻ chỉ cần được cho ăn, thay tã và ợ là đủ, nhưng sự thật thì không đơn giản như vậy. 
 
Giống như người trưởng thành, trẻ sơ sinh cũng có những cảm xúc sâu thẳm bên trong mình. Ngoài các nhu cầu thiết yếu như ăn, ngủ, thay tã… thì trẻ sơ sinh cũng cần được yêu thương, vỗ về và chiều chuộng như người lớn.
 
Với những em bé dễ tính, chỉ cần bạn đáp ứng đủ các nhu cầu cơ bản là đã có thể khiến bé vui vẻ cả ngày. Một số bé khó tính hơn có thể sẽ cần được đáp ứng nhiều nhu cầu hơn.
 
Bên cạnh đó, cũng có những bé tỏ ra rất khác biệt với đám đông khi luôn đòi hỏi những yêu cầu phức tạp hơn bình thường. Dưới đây là 12 biểu hiện mô tả sát nhất về một đứa trẻ có nhu cầu cao:
 
▪️Dễ xúc động
▪️Hiếu động
▪️Hay vòi vĩnh, gắt gỏng
▪️Đòi ăn thường xuyên
▪️Khó tính, khó chiều
▪️Hay bị tỉnh giấc khi ngủ
▪️Luôn tỏ ra không hài lòng với mọi thứ
▪️Khó dự đoán
▪️Siêu nhạy cảm
▪️Cảm thấy bức bối khó chịu khi phải rời xa bố mẹ
▪️Không biết cách tự vỗ về bản thân
▪️Trở nên nhạy cảm khi không được ở cạnh bố mẹ
 
Đọc đến đoạn này, nếu bạn đã bắt đầu cảm thấy có gì đó quen quen vậy hãy tiếp tục tìm hiểu để biết chính xác liệu con có phải là em bé có nhu cầu cao hay không qua 10 cách nhận biết sau đây nhé:
 
👉1. RẤT KHÓ RU CON NGỦ?
 
Nếu như với những đứa trẻ khác, chỉ cần được mẹ ôm ấp vỗ về trong vòng tay là bé có thể ngủ ngoan, thì con bạn lại không như vậy. Bé thường xuyên khóc quấy, lúc nào cũng tỉnh táo và nhạy cảm với mọi thứ xung quanh mình.
 
👉2. Bạn nhận thấy mình và con có vẻ hoàn toàn khác biệt với những cặp mẹ con khác
 
Bạn có thấy mình phải rất vất vả, chật vật khi cho con bú trong khi những bà mẹ khác vẫn có thể nói chuyện thoải mái còn con họ thì ngủ và ti mẹ một cách ngoan ngoãn?
Bạn có thấy mình thật vất vả khi phải dùng hết cách này cách khác ru con ngủ, trong khi những đứa trẻ khác lại dễ dàng chìm vào giấc ngủ một cách dễ dàng?
 
Bạn có phải thường xuyên cho con bú bất thình lình chẳng theo một lịch trình nào trong khi những bà mẹ khác lại biết rõ thời gian con họ thèm ti mẹ là khi nào không?
 
Em bé của bạn có tỏ ra khó chịu, phản ứng mạnh mẽ khi rời tay bạn hoặc khi bị người khác bế. Trong khi những đứa trẻ khác lại rất ngoan ngoãn ngay cả khi ở trong vòng tay người lạ hay không?
 
👉3. Em bé của bạn không có bất cứ một thói quen nào
 
Thông thường, trẻ em sẽ tuân theo 1 trong 2 thói quen chính gồm:
 
Lịch trình/thói quen cứng nhắc: Được đặt ra bởi cha mẹ dựa trên tư vấn, lời khuyên phổ biến có thể đã trở nên lỗi thời và không phù hợp với hoàn cảnh hiện tại cũng như sự phát triển của trẻ.
 
Lịch trình/thói quen tự nhiên: Lịch trình này được lập nên dựa vào những thói quen riêng của trẻ. Phù hợp với nhu cầu của trẻ
 
Tuy nhiên, những em bé nhu cầu cao thường sẽ chẳng có một lịch trình nhất định nào, cũng chẳng cho thấy bất kỳ dấu hiệu nào để bố mẹ biết mà tuân theo. Chính vì thế bạn luôn phải tùy cơ ứng biến bất chợt và rất dễ bị bất ngờ vào rơi vào tình huống dở khóc dở cười nếu tự ý cho rằng mình biết con sẽ muốn gì tiếp theo.
 
👉4. Bạn cảm thấy khó khăn và bất lực trước mọi chuyện
 
Nếu nhận thấy mình đã gặp phải 3/10 biểu hiện trên, vậy xin chia buồn, bạn đang phải trải qua thời kỳ vô cùng khó khăn. Tất nhiên nó không có nghĩa bạn thất bại trong vai trò làm bố mẹ, vì cho dù bạn có đang hoàn thành tốt mọi việc, thì bạn vẫn cứ gặp phải rất nhiều khó khăn đến từ tính khí bất thường của con.
Bí quyết để đối phó với những đứa trẻ này đó là luôn tự tin vào bản thân, cũng như luôn chuẩn bị sẵn phương án hỗ trợ khi cần
 
👉5. Bạn nghĩ mình đang biến con thành một đứa bé yêu sách
 
Nếu chứng kiến quá trình nuôi nấng con cái của những cặp bố mẹ khác, có thể bạn sẽ nghĩ con mình quá yêu sách và khó tính. Nhưng việc bạn cần làm không phải là so sánh con với những đứa trẻ khác, mà là tin tưởng và đáp ứng tốt những thứ con cần. Hãy khiến con có thể hoàn toàn tin tưởng vào bạn - đồng minh duy nhất mà con có.
 
👉6. Bé luôn quấy khóc khi đi ngủ
 
Chuyện ngủ của trẻ luôn là vấn đề nan giải dễ khiến cha mẹ cảm thấy bất lực. Bạn có thường xuyên tự hỏi tại sao con không thể ngủ ngoan như những đứa trẻ khác, tại sao con lại quấy khóc nhiều như vậy.
Tuy nhiên, vấn đề không phải là bạn tự trách mình hay cho rằng mình làm chưa đủ tốt, mà điều đó nằm ở việc bạn hiểu và quan tâm đến nhu cầu, mong muốn của con chứ không phải của bạn.
 
👉7. Bé chỉ vui vẻ khi ở cạnh bố mẹ
 
Tất cả mọi em bé đều được hưởng lợi rất nhiều từ việc tiếp xúc da với da với bố mẹ, được bố mẹ nâng niu dỗ dành. Tuy nhiên, những em bé nhu cầu cao cần điều này nhiều hơn bình thường, và đối tượng nên cung cấp cho bé nhu cầu này nhiều nhất là mẹ. Việc để bé ti mẹ hoặc ngủ trong vòng tay mẹ thường xuyên nhiều giờ liền có thể khiến bạn mệt mỏi và kiệt sức. Vì vậy, hãy tìm hiểu những mẹo ngủ chung an toàn để không gây nguy hiểm cho bé yêu cũng như không khiến bạn mệt mỏi nhé.
 
👉8. Bạn không thể ngủ ngon giấc hết đêm
 
Thực tế, khả năng trẻ sơ sinh có thể ngủ ngoan suốt đêm mà không quấy khóc là điều hoàn toàn vô lý trong ít nhất là 2 năm đầu đời của trẻ. Đặc biệt với những em bé nhu cầu cao, khả năng này lại càng không thể xảy ra. Tuy nhiên, nếu bé nhà bạn tỉnh giấc và khóc quá nhiều lần trong đêm, hãy tìm hiểu căn nguyên ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé thay vì chấp nhận điều đó như một điều hiển nhiên. 
 
👉9.  Bé tỏ ra lo âu quá mức khi không được ở cùng bố mẹ
 
Đứa trẻ nào cũng sẽ tỏ ra không vui vẻ khi phải rời xa bố mẹ. Tuy bé có thể chịu đựng được chuyện này trong thời gian ngắn, nhưng nếu việc này tiếp diễn lâu hơn, bé sẽ rơi vào trạng thái buồn bực lo âu quá mức. Những em bé không quen với việc ở cùng người khác sẽ có phản ứng rất mạnh mẽ bất cứ khi nào phải tách khỏi bố mẹ dù trong thời gian dài hay ngắn. Hãy cứ từ từ và chậm rãi tạo ra những thay đổi vì một ngày nào đó, trẻ sẽ tự tin và thoải mái hơn dù không có sự hiện diện của bạn bên cạnh.
 
👉10. Em bé của bạn chỉ biết có khóc và khóc
Theo nhận định đến từ các chuyên gia, tiếng khóc của trẻ cũng được phân chia thành nhiều loại, nhiều mức khác nhau. Không phải tất cả mọi đứa trẻ đều có một mức độ khóc nhất định, nhất là với những em bé nhu cầu cao, mức độ này thậm chí còn được phân chia thành 0 - 100 cấp độ khác nhau.
 
Không có một lời giải, một phương án nào có thể ngăn cản mỗi khi trẻ khó
Tiện ích Bambu
Tin liên quan
Bạn cần tìm kiếm?
Advert Advert2 Advert3
TextLink
BAO LA VẠN SỰ

Mobile: 0913 290 384  /  Email: tranngockiem57@gmail.com hoặc tuvan@phuclaithanh.com

Copyright © 2014   BaoLaVanSu. Thiết kế và phát triển bởi Bambu®