TỨ ĐỘC - NGŨ NHẠC - NGŨ QUAN
Cập nhật : 05/07/2014
Mắt phải sáng trong, lòng trắng, lòng đen phân minh, mắt to con ngươi lớn, đuôi mắt hướng thượng (mắt xếch), ngoạ tầm (thịt nằm dưới mắt đầy đặn)
TỨ ĐỘC - NGŨ NHẠC - NGŨ QUAN
Bất cứ một học khoa nào, một nghề nghiệp nào cũng có chuyên môn.
Tứ độc khoa tướng mệnh dùng để chỉ tai, mắt, mũi và miệng.
Ngũ nhạc để chỉ trán, lưỡng quyền, cằm, mũi.
Ngũ quan dùng để chỉ tai, mắt mũi miệng và lông mày.
Tại sao trong bộ tứ độc có tai mắt mũi miệng như ngũ quan?
Sở dĩ phải phân ra như vậy là vì tai mắt mũi miệng được xem tướng trên hai bộ phận: hình bên ngoài và khoảng trống bên trong, khoảng trống ấy ví như lòng sông, lòng ngòi, lòng suối mà thông thường gọi là lỗ tai, lỗ mũi, lỗ miệng và lòng mắt. Phần ngũ quan ngoài tai mắt, mũi miệng còn có lông mày khác với ngũ quan, cửu khiếu của khoa cơ thể học vì lông mày theo tướng học, liên hệ đến công danh phú con người.
Trên nguyên tắc tướng tốt của tứ độc là sâu và rộng (thâm khoát) có thành, bờ chắc chắn, tối kỵ phá khuyết. Tứ độc: Tai, mũi, miệng, mắt là tượng trưng cho thủy. Nếu phá khuyết, nước sẽ tràn gây hoạ.
Tai có thành (vành tai), quách (chỗ gồ lên gần vành tai), lỗ tai lớn và sâu, vị trí ở cao trên mắt càng hay, dái tai đầy đặn, tai dầy màu trắng sáng hay hồng nhuận là tai đẹp tướng. Tuy nhiên lúc xem phải phối hợp với mắt. Có hảo nhĩ vô hảo nhãn sẽ kém đi 80%.
Qua kinh nghiệm đa số thành công nhân vật thường có tướng mắt cực tốt hơn tai tốt.
Mắt, bộ vị quan trọng nhất của nhân thân.
Mắt phải sáng trong, lòng trắng, lòng đen phân minh, mắt to con ngươi lớn, đuôi mắt hướng thượng (mắt xếch), ngoạ tầm (thịt nằm dưới mắt đầy đặn), mắt không lộ quang là loại mắt kim bất hoán (vạn lượng vàng không đổi).
Tin liên quan