tư vấn bao la vạn sự

Khai ấn Đền Trần - Trần miếu tự điển

Where you can buy Louis Vuitton Replica :

hermes evelyne replica fake louis vuitton tas kopen replica Louis Vuitton supreme Backpack louis vuitton backpack replica zaino louis vuitton falso replica louis vuitton hobo fake chanel wallet louis vuitton shoes replica gucci replica 1:1 replica chanel wallet louis vuitton district pm replica louis vuitton wallet replica hermes belt replica replica lv australia replica goyard replica goyard Louis Vuitton wallet replica fake lv man bag chanel backpack replica louis vuitton messenger bag replica louboutin pas cher louboutin pas cher chanel bag replica louis vuitton imitazioni hermes belt replica gucci replica replica Louis Vuitton shoes louis vuitton district pm replica Replica Fendi Backpacks borse false louis vuitton napoli replica louis vuitton wallet 1:1 replica cartier love bracelet louis vuitton tasche gefalscht kaufen replica louboutin cartier love bracelet replica Borse Louis Vuitton false dove trovarl louboutin pas cher Louis Vuitton Replica replica goyard dior tasche replica chanel imitazioni perfette van cleef replicaa replica gucci shoes cartier schmuck replica deutschland borse gucci imitazioni Louis Vuitton Taschen replica chanel shoes replica handbags replica Australia cartier love imitazione zaino louis vuitton falso

Khai ấn Đền Trần - Trần miếu tự điển

Cập nhật : 05/07/2014
Chúng tôi xin khẳng định lại, cả hai chiếc ấn Trần Miếu Tự Điển và Trần Triều Quốc Bảo đều mang giá trị lịch sử, tâm linh sâu sắc và đều giúp cho con cháu hiểu rõ một thời oanh liệt của dân tộc.Và do vậy không thể tùy tiện trong bất kỳ hành động nào.
 

Trần Miếu Tự Điển – ấn thiêng và quen

Theo đơn kiến nghị do ông Trần Ngọc Thành – Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi phường Lộc Vượng và ông Trần Trọng Tuân – người cao tuổi làng Tức Mặc đứng tên, thì ấn “Trần Miếu Tự Điển” vốn tồn tại nhiều năm ở đền Trần. Xuất xứ của việc khai ấn hàng năm bắt nguồn từ việc vua Trần Thái Tông - vị vua đầu tiên của nhà Trần sau khi đánh thắng quân Nguyên Mông lần thứ nhất đã nhường ngôi cho con trai và về nghỉ ở hành cung Tức Mặc (sau này là hương Tức Mặc). Vào mùa xuân năm 1262, vua Trần Thái Tông về Tức Mặc ban yến tiệc cho các già làng rồi đổi từ hương Tức Mặc thành phủ Thiên Trường. Do vậy, tục lệ khai ấn đầu năm nhằm ban phát lộc để lấy phúc lộc may mắn diễn ra hàng năm. Chiếc ấn “Trần Miếu Tự Điển” cũng đã nhiều năm nay được sử dụng trong Lễ khai ấn hàng năm của đền Trần.

Các cụ trong Hội người cao tuổi Tức Mặc cũng cho rằng, ấn “Trần Miếu Tự Điển” vẫn được dân gian hiểu là “Quốc ấn” và rất có giá trị trong tâm linh. Ấn Trần Miếu Tự Điển được giữ gìn, bảo lưu tại khu di tích đặc biệt quan trọng tại Miếu thờ nhà Trần. Theo các cụ, đây là ấn quý có một không hai và chỉ được mang ra để sử dụng trong dịp khai ấn đêm 14 rạng ngày 15 tháng Giêng hàng năm. Hội Người cao tuổi Tức Mặc cũng cho biết sẽ trung thành với việc thờ tự và không chấp nhận sự đảo lộn nào trong việc thờ cúng cùng như việc thay đổi ấn!

Những người cao tuổi Tức Mặc cũng như Hội Người cao tuổi phường Lộc Vượng cho rằng, ấn “Trần Triều Quốc Bảo” là ấn tín của nhà vua dùng để chỉ dụ, để cai trị đất nước thì Nhà nước nên lưu giữ tại Trung ương.

Có hay không việc gây “sức ép”?

Theo phía những người cao tuổi Tức Mặc, bấy lâu nay, việc tu bổ, kiến tạo, chăm lo đèn nhang của đền Trần chỉ có những người cao niên làng Tức Mặc và Hội Người cao tuổi phường Lộc Vượng đảm nhiệm.

Tuy nhiên, trong lá đơn chúng tôi nhận được, có ghi: Đã trên 2 năm nay, một Ban quản lý di tích văn hóa đền Trần, chùa Tháp đã được lập ra. Người cao niên ở Tức Mặc luôn thấy bị gây sức ép trên một số phương diện. Bên cạnh đó họ còn cho rằng, Ban quản lý di tích văn hóa đền Trần có trên 20 người là quá lãng phí. Nơi làm việc của Ban quản lý lại được bố trí trong nội tự nhà đền gây bất tiện. Ban quản lý này cũng để thêm hòm công đức trong đền, vì vậy có cảm giác đây là việc làm mang tính tranh chấp, không văn hóa. Ngoài ra, các cụ cao niên Tức Mặc phản ánh Ban quản lý di tích còn tranh giành bãi gửi xe của nhân dân địa phương. Các cụ cũng đưa ra ý kiến cần có sự minh bạch trong việc sử dụng các nguồn thu – chi.

Trong khi đó, nhà thờ tự của 4 cụ tổ còn phải thờ chung, nhà ăn ở của từ đền còn tạm bợ, một số cung thờ tường lở, mái sụt... lại không được quan tâm tu bổ.

Xung quanh bài báo đề cập đến chiếc ấn đền Trần (đăng trên GĐ &XH), các cụ cho rằng thông tin trong bài đã làm sai lệch về giá trị lịch sử của triều đại nhà Trần, thậm chí đặt vấn đề “có dụng ý” đằng sau. Tuy nhiên, chúng tôi xin khẳng định, bài báo chỉ đưa thông tin khách quan về chiếc ấn vừa được tìm thấy và chiếc ấn đang được sử dụng trong Lễ khai ấn hằng năm hiện nay. Còn về việc có nên thay ấn hay không, đó mới chỉ là ý kiến của một số nhà nghiên cứu, các chuyên gia. Quan điểm của Báo rất rõ ràng, thay hay không, ngoài giá trị lịch sử thì việc không thể bỏ qua là sự đồng thuận ủng hộ của nhân dân, đặc biệt là nhân dân Nam Định (Tất nhiên trong đó có các cụ cao niên ở Tức Mặc, Lộc Vượng).

Chúng tôi xin khẳng định lại, cả hai chiếc ấn Trần Miếu Tự Điển và Trần Triều Quốc Bảo đều mang giá trị lịch sử, tâm linh sâu sắc và đều giúp cho con cháu hiểu rõ một thời oanh liệt của dân tộc.Và do vậy không thể tùy tiện trong bất kỳ hành động nào.

Qua bài viết này, chúng tôi cũng xin cáo lỗi cùng độc giả, đặc biệt các cụ cao niên thôn Tức Mặc vì sơ suất đã đưa chưa đúng ảnh chiếc ấn quý Trần Miếu Tự điển ở số báo ngày 08/7. Hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự đóng góp ý kiến của đông đảo bạn đọc quan tâm tới vấn đề này.

Nguồn intenet
 

Đền Trần Tức Mạc Thiên Trường

Lần đầu tiên “bàn chuyện” lễ Khai ấn

(VH)- Lần đầu tiên, lễ Khai ấn nói chung và lễ Khai ấn đầu xuân tại đền Trần Nam Định nói riêng mang đậm yếu tố lịch sử, truyền thống văn hoá của dân tộc được đưa ra bàn thảo một cách chính thức tại cuộc hội thảo khoa học “Lễ Khai ấn đầu xuân tại đền Trần Nam Định, giá trị những giải pháp bảo tồn” do Sở VH,TT&DL Nam Định và Viện Văn hoá nghệ thuật VN phối hợp tổ chức vào cuối tuần qua với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu.

 

Điều gây sự chú ý với nhiều người tại diễn đàn khoa học này là, cơ quan chức năng địa phương đã công bố việc phát hiện mới một ấn triện: “Trần Triều quốc bảo”.

Chưa tìm thấy tài liệu ghi chép về tục khai ấn thời Trần

Khoảng hơn một thập niên trở lại đây, lễ Khai ấn tại đền Trần Nam Định vào dịp đầu năm mới được khởi động, tổ chức một cách thường xuyên hơn với sự vào cuộc của các cấp chính quyền, cơ quan chức năng địa phương. Và cũng tại thời điểm đó cùng với giá trị, ý nghĩa nhân văn sâu sắc của lễ Khai ấn đầu xuân, nhân dân địa phương và du khách gần xa đã tụ hội về đây ngày một nhiều để tưởng nhớ các vua Trần và một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc. Tuy nhiên, cũng rất ít người biết được rằng tục lễ Khai ấn đầu xuân tại đền Trần Nam Định có tự bao giờ, lịch sử và ý nghĩa của lễ. Nhà nghiên cứu Trần Đăng Ngọc cho biết, theo các cố lão ở địa phương cũng như truyền thuyết dân gian thì trước đây vào thời nhà Trần, hằng năm cứ vào ngày 15 tháng Chạp cơ quan hành chính các cấp nghỉ ăn Tết. Và mãi đến Rằm tháng Giêng năm sau mới trở lại làm việc bình thường. Ngày làm việc đầu tiên trong năm hết sức quan trọng nên được Triều đình tổ chức rất trọng thể. Các dấu ấn đã niêm phong cất đi nghỉ ăn tết thì nay được lấy ra lau chùi sạch sẽ. Triều đình tổ chức lễ cáo trời đất, sau đó nhà vua đích thân đóng con dấu đầu tiên để mở đầu cho một năm làm việc và mong muốn cho mọi sự tốt lành. Thiên Trường-Tức Mặc dưới thời Trần là một đơn vị hành chính lớn, nơi đây có Thái Thượng hoàng về sinh sống cùng nhiều quan lại của Triều đình. Hằng năm, nhân ngày đầu năm lễ Khai ấn sẽ do các An phủ sứ phủ Thiên Trường điều hành, có sự tham gia của Thái Thượng hoàng.

Còn nhà ấn chương học Nguyễn Công Việt cho rằng, trong thể chế quân chủ phong kiến Triều Trần cũng như các triều đại về sau, Bảo, Tỷ (ấn báu của Hoàng đế) được coi là trọng khí của quốc gia và tượng trưng cho đế quyền. Việc tạo tác và sử dụng của mỗi Bảo, Tỷ đều mang tầm ý nghĩa quốc gia trọng đại. Định lệ khai ấn đầu năm và việc phong khoá Bảo, Tỷ (tức niêm phong khoá kín hòm Bảo, Tỷ) cuối năm cũng được thực hiện theo nghi lễ mà Hoàng đế và Triều đình ban hành. Trước lễ Khai ấn các quan hữu trách phải chọn ngày giờ tốt, sau đó đến ngày đã định nghi thức tế lễ mang ấn báu ra đóng vào bản văn khai mở việc dụng ấn bắt đầu của năm mới được tổ chức long trọng ở chính điện. “Nghi thức Khai ấn đầu năm đã trở thành định lệ bất biến và duy trì qua các triều đại mang ý nghĩa truyền thống cho tới thời Nguyễn. Đáng tiếc, vì thiên tai và nạn binh hoả, theo năm tháng nên chúng ta không còn giữ được Bảo, Tỷ, hình dấu và tài liệu về lễ Khai ấn thời Trần”, ông Nguyễn Công Việt nói.

Ông Nguyễn Văn Thư, Giám đốc Bảo tàng Nam Định cũng cho biết, cho đến nay chưa phát hiện được tư liệu đáng tin cậy nào nói về tục lệ khai ấn. Qua điều tra, khảo sát và căn cứ vào lịch sử hình thành khu di tích đền Trần, bước đầu có thể nhận định lễ Khai ấn đầu xuân tại Trần miếu có thể xuất hiện hoặc phục hồi sớm nhất vào thời Lê niên hiệu Chính Hoà hoặc dưới thời Nguyễn niên hiệu Minh Mệnh và phát triển dưới thời Tự Đức, Thành Thái, Duy Tân...  Nhà ấn chương học Nguyễn Công Việt cũng cho biết, tài liệu ghi chép về lễ Khai ấn thời Lê, triều đại nối tiếp với nhà Trần được tìm thấy trong sách Lê Triều hội điển. Tuy nhiên, lễ Khai ấn ở tài liệu này chỉ ngắn gọn ghi về lễ phẩm tiến dâng ở các cung, phủ, lầu, xưởng, bài vị ở Hoàng thành Thăng Long.

Về lễ Khai ấn đầu xuân tại đền Trần Nam Định được tổ chức trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, trước đây lễ Khai ấn là một nghi thức quốc gia, mang tính truyền thống lâu đời. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên lễ Khai ấn này được tổ chức dưới dạng thức dân gian. Trong những năm đầu tổ chức lễ Khai ấn nó chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp, nghĩa là chỉ trong một vùng nhưng càng ngày nó đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hoá tâm linh tín ngưỡng của người dân trong cả nước nên quy mô đang lớn dần. Nhiều nhà nghiên cứu đề nghị cần tổ chức khảo sát, nghiên cứu để phục hồi, phục dựng lễ Khai ấn đầu xuân tại đền Trần Nam Định xứng tầm là lễ hội quốc gia, phản ánh đúng nghi thức truyền thống. Ông Nguyễn Đạo Toàn, Cục trưởng Cục Văn hoá cơ sở một mặt đồng tình với đề xuất này, mặt khác lưu ý chính quyền địa phương, cơ quan chức năng cần làm tốt hơn nữa trong việc quản lý lễ hội này, trong đó đặc biệt chú ý đến bảo vệ không gian, cảnh quan di tích. Ông Nguyễn Đạo Toàn cho biết thêm, hiện nay tỉnh Hải Dương và Thái Bình cũng đề nghị được tổ chức lễ Khai ấn nhưng không trùng ngày với lễ Khai ấn tại đền Trần Nam Định. Đây cũng là vấn đề cần được nghiên cứu và xem xét một cách thận trọng và toàn diện.   

 

Phát hiện mới: Ấn “Trần Triều quốc bảo”

Cũng tại lễ Khai ấn đầu xuân tại đền Trần Nam Định, hằng năm  vào giờ Tý ngày Rằm tháng Giêng các cụ cao niên trong làng bắt đầu thực hiện nghi lễ khai ấn bằng ấn “Trần miếu tự điển”. Theo một số nhà nghiên cứu, ấn này hình vuông, được làm bằng gỗ, bên ngoài bọc đồng. Mặt ấn có kích thước 13cm x 13cm, thân dày 3cm, núm cao 4cm, viền ấn rộng 1,7cm, mặt ấn khắc nổi bốn chữ Hán “Trần miếu tự điển” (có nghĩa là điển tích thờ tự tại miếu nhà Trần) theo kiểu chữ Chân, nét khắc to, rõ, nổi. Hai mặt Đông-Tây của viền ấn khắc hình 2 con rồng, mặt Nam của viền ấn khắc chìm 4 chữ Hán “Tích phúc vô cương” (có nghĩa là ban cho phúc lộc dài lâu mãi mãi). Ngoài ấn “Trần miếu tự điển” còn có một con dấu nhỏ còn gọi là dấu “kiềm”.  Cũng theo một số nhà nghiên cứu, về ấn “Trần miếu tự điển” mang nội dung về một điển lệ thờ tại miếu nhà Trần, ban phúc lộc cho con cháu dòng họ Trần; và niên đại của ấn này thì có thể được chế tạo vào giai đoạn nửa cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.

Và mới đây, trong quá trình tiến hành kiểm kê di tích, cơ quan chức năng của tỉnh lại phát hiện được ấn mới có tên “Trần Triều quốc bảo” tại điện Văn Lộc (thuộc xóm Phúc, xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Lộc). Mặt ấn này có kích thước 13,9cm x 13,6cm, thân dày 3,5 cm, núm hình lân hý cầu có chiều cao 9cm, từ thân ấn đến núm có 5 bậc, diềm ấn dày 1cm và được làm bằng chất liệu gỗ. Mặt ấn khắc nổi bốn chữ Hán “Trần Triều quốc bảo” theo kiểu chữ Triện, chia làm hai hàng, mỗi hàng hai chữ. Nét khắc to, nổi, rõ, mềm mại và tinh xảo. Toàn bộ thân và núm ấn được sơn son thếp vàng nhưng đã ngả sang màu nâu. Ấn “Trần Triều quốc bảo” có nghĩa là bảo ấn (ấn quý) quốc gia của Vương triều Trần. Theo kết quả giám định của Hội đồng chuyên môn, ấn “Trần Triều quốc bảo” có niên đại vào khoảng cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19. Nhà ấn chương học Nguyễn Công Việt nhận định, việc phát hiện ấn “Trần Triều quốc bảo” là một sự kiện không nhỏ dưới góc độ văn hoá, và đây không chỉ là biểu tượng báu vật của triều đại nhà Trần  mà còn biểu tượng của báu vật quốc gia tồn tại dưới góc độ văn hoá tâm linh. Còn PGS.TS Tống Trung Tín, Viện trưởng Viện Khảo cổ học cho biết, rõ ràng đây là một loại di vật quý trong nghi lễ thờ tự nhà Trần ở Nam Định, nó cho thấy tín ngưỡng thờ tự, chiêm bái nhà Trần đã hằn in sâu đậm trong tâm thức người dân từ rất sớm ở Nam Định nói riêng và cả nước nói chung.

Nhiều nhà nghiên cứu đã đồng thuận cho rằng, việc phát hiện ấn “Trần Triều quốc bảo” có một ý nghĩa quan trọng nhiều mặt, vì thế cần có kế hoạch nghiên cứu, bảo quản và sử dụng một cách có giá trị nhất.

Nguồn intenet

Tiện ích Bambu
Tin liên quan
Bạn cần tìm kiếm?
Advert Advert2 Advert3
TextLink
BAO LA VẠN SỰ

Mobile: 0913 290 384  /  Email: tranngockiem57@gmail.com hoặc tuvan@phuclaithanh.com

Copyright © 2014   BaoLaVanSu. Thiết kế và phát triển bởi Bambu®