tư vấn bao la vạn sự

Thầy Kiệm giảng bài: Xông nhà xuất hành Tết, Giao thừa, năm mới.và điều kiêng kỵ.

Thầy Kiệm giảng bài: Xông nhà xuất hành Tết, Giao thừa, năm mới.và điều kiêng kỵ.

Cập nhật : 11/01/2016
Nếu mọi người hay đón giao thừa, xông nhà lúc 0h là bị chậm nửa tiếng rồi đấy. Theo công lịch, Tết dương lịch người ta tính theo lịch Mặt trời (xấp xỉ 365 ngày/năm), múi giờ chia 24 tiếng/ngày, quy ước bằng Số từ 1 đến 24. Do đó Giao thừa dương lịch bắt đầu từ 0h là đúng rồi. Tết âm lịch, đương nhiên là tính theo lịch âm rồi ( Cụ Trần nguyên Đán 1325-1390 còn viết Nông lịch cho người Việt) xấp xỉ 354 ngày/năm
  Pháp Sư 
Trần ngọc Kiệm
Nhà ngoại cảm
Chiêm tinh gia
Chuyên gia phong thuỷ
Tel : 0913290384
Homepage: baolavansu.com
Email: baolavansu@ymail.com
tranngockiem57@gmail.com
Được mời tham gia Ban nghiên cứu khả năng tiềm ẩn của con người từ tháng 11/1996 
Được mời  tham gia trung tâm nghiên cứu tiềm năng của con người từ tháng 3/1997
法師陳玉儉
     

 

Những điều cần biết xông nhà, xông đất, giao thừa, ngày tết

Tết nguyên đán. Chữ "Tết" do đọc từ chữ "Tiết" (節) mà ra. Chữ "Nguyên đán" (元旦)  có nghĩa là buổi sáng sớm, sự khởi đầu hay sơ khai cũng có nghĩa là "Tiết Nguyên Đán".

Giao thừa (交承) có nghĩa là "Cũ giao lại, mới tiếp lấy – Lúc năm cũ qua, năm mới đến". Cũng là “Tống cựu nghinh tân”.

Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ sắp bắt đầu qua năm mới. Vào thời điểm này, các gia đình Việt nam theo theo phong tục làm lễ Trừ tịch. Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ trừ tịch còn là lễ để "khu trừ ma quỷ", do đó có từ "trừ tịch". Vì lễ này được cử hành vào lúc giao thừa nên còn được gọi là lễ giao thừa.

Giao thừa là thời khắc thiêng liêng trời đất giao hòa, thiên nhiên và con người được chuyển sang vận hội mới. Như cây cỏ mùa Đông trút bỏ lá vàng héo úa, đón tiết Xuân trong sáng ấm áp mà đâm chồi nảy lộc ra hoa kết trái, chẳng khác nào như “ khô mộc phùng xuân”. Mỗi người, mỗi gia đình đều thanh thản trút bỏ hết những gian nan khó nhọc, ưu tư, buồn phiền đã qua để đón nhận một năm mới tràn đầy hy vọng với những hoài bão riêng tư của mình. Cầu mong tứ thời bát tiết được :
Xuân đa cát khánh

Hạ bảo bình an

Thu giải tam tai

Đông nghênh bách phúc.

Tuy nhiên không phải ai cũng cầu được ước thấy, nhiều việc sẽ không như ta định. Do vậy Thầy Kiệm sẽ chia sẻ đến các quý vị những điều cần biết khi xông nhà, đất, cơ quan lúc giao thừa, năm mới, xuất hành v.v. và những thủ tục cần thiết, hy vọng các bạn sẽ được vạn sự như ý trong năm mới.

* Biết thời gian chuẩn Giao thừa:

Thông thường mọi người hay đón giao thừa, xông nhà lúc 0h là bị chậm nửa tiếng rồi đấy.

Theo công lịch, Tết dương lịch người ta tính theo lịch Mặt trời (xấp xỉ 365 ngày/năm), múi giờ chia 24 tiếng/ngày, quy ước bằng Số từ 1 đến 24. Do đó Giao thừa dương lịch bắt đầu từ 0h là đúng rồi.

Tết âm lịch, đương nhiên là tính theo lịch âm rồi ( Cụ Trần nguyên Đán 1325-1390 còn viết Nông lịch cho người Việt) xấp xỉ 354 ngày/năm tính theo lịch Mặt trăng, múi giờ chia 12 giờ/ngày quy ước bằng Can Chi từ Tý đến Hợi, nhưng lại gồm 60 loại ngày từ Giáp tý đến Quý Hợi. Lại quy định giờ  Nguyệt tướng như thế này:

Tháng Giêng tháng Chín tầm Trâu

Tháng Năm Gà gáy ta mau quay về

Tháng Tư tháng Sáu Chó lè

Tháng Ba tháng Bảy Lợn chê cám bần

Tháng Hai tháng Tám Chuột nằm

Tháng mười tháng Chạp Hùm gầm rừng hoang

Mười một lùng bắt Mèo vàng

Những ngôi Nguyệt tướng ta thời nhớ cho.

( Những việc quan trọng như xem ngày, tử vi, tứ trụ, nhâm cầm độn toán v.v. nếu tính sai giờ là sai hết cả đấy).

 

Cụ thể Giờ Tý của tháng Giêng từ 23h30’ hôm trước đến 01h29’ ngày 01 Tết. Như vậy thời khắc chuyển giao (Giao thừa) chính xác là 23h30'01".

 

 Như vậy thời gian của 01 giờ âm tương đương với thời gian của 02 tiếng giờ dương.

Nếu trước 0h nửa tiếng các bạn vẫn cho mọi người ra vào bình thường vô hình dung là họ đã xông hộ bất đắc dĩ rồi, sau đó mình mới làm thủ tục thì không còn giá trị gì nữa.

* Chọn người xông nhà và thủ tục cần thiết:

 Đã gọi là Tân xuân năm mới thì cái gì cũng mới. Ai cũng biết người bước vào nhà mình đầu tiên đầu năm là xông nhà, nhưng không ai để ý xem người xông nhà mình có phải lần đầu tiên xuất hành là đến ngay nhà mình hay không? Họ đã đi đâu trước đó và xông nhà cho ai chưa? Vì người xông nhà chỉ được xông cho một nhà đầu tiên là có giá trị thôi, khi chạy sô đến nhà sau, đó là mới người cũ ta rồi lấy đâu ra sinh khí, vía tốt, may mắn nữa, thì còn gì mà xông. (Việc chủ nhà cũng giống như thế, nếu nhà mình đã có người xông nhà rồi thì từ người thứ 02 trở đi vào nhà sẽ không phải kiêng nữa. Cái mới mà đã dùng rồi thì phải gọi  là cũ chứ).Trường hợp nhất thiết phải đi xông hai nhà trở lên thì họ phải về nhà tắm gội, thay toàn bộ y phục chọn giờ và phương vị xuất hành lại.

 Đương nhiên người được chọn xông nhà có càng nhiều ưu điểm càng tốt cái này thì ai cũng biết, nhưng dù có tốt mấy mà nhà họ vẫn còn tang chế hoặc không phải là người họ hàng hoặc chỗ thâm giao mật thiết với chủ nhà thì cũng không phát huy được tác dụng lắm.

Nên chọn tuổi Hợp với mệnh chủ nhà:

Thiên can hợp:

Giáp (dương) hợp Kỷ (âm), Ất (âm) hợp Canh (dương), Bính (dương) hợp Tân (âm).

Đinh (âm) hợp Nhâm (dương), Mậu (dương) hợp Quý (âm).
Địa chi hợp:

Lục hợp âm dương có 6 cặp địa chi hợp nhau theo cơ chế "1 âm + 1 dương", gọi là "lục hợp": Tý - Sửu hợp Thổ; Dần - Hợi hợp Hỏa; Mão - Tuất hợp Hỏa; Thìn - Dậu hợp Kim; Tỵ - Thân hợp Thủy; Ngọ - Mùi (Thái dương - Thái âm).
Tam hợp cục:

 Trong 12 chi, cứ 3 chi phối hợp thành một hình "tam giác đều" đỉnh ở 4 hướng thuộc 4 hành, gọi là "Tam hợp".
Đó là: Thân, Tý, Thìn: Thủy cục; Hợi, Mão, Mùi: Mộc cục; Dần, Ngọ, Tuất: Hỏa cục; Tỵ, Dậu, Sửu: Kim cục. Còn Thổ vì ở Trung tâm nên không thành Cục.

Tương sinh: Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh kim.

Tương Khắc: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim.
Nên chọn Khắc xuất, Sinh nhập( chủ khắc và khác sinh) hoặc tị hòa. Tối kị Khắc nhập( khắc chủ nhà).

* Các việc phải làm:

 Nếu nhờ người xông nhà thì trước khi khách đến người nhà không nên ra ngoài. Nếu mình tự xông nhà thì phải ra khỏi nhà trước 0h kém 30’ngày 01 tháng 1 âm lịch. “ Tiền nhập hậu xuất” phải xông nhà xong mới được xuất hành.
Xông nhà, cơ quan, cửa hàng, văn phòng phải từ giao thừa đến cuối giờ Tỵ 11h30’ ngày 01 tết là ph
ải xong hết, sau đó không hay nữa, khi đến thì khai bút và khai ấn, mở hàng ngay, sau thời gian đó chỉ đi chúc tết thôi. Chờ đến hết tết đi làm mới đến làm thủ tục thì họ đã hóa vàng đưa chân các Cụ rồi, khi ấy không còn ý nghĩa xông nhà nữa.

 Người nhận nhiệm vụ xông nhà phải tắm gội sạch sẽ, chay tịnh, chuẩn bị bao lì xì không cần nhiều tiền nhưng nhiều mệnh giá và màu đỏ càng tốt.

 Đi tới nhà thờ, chùa xin lễ hoặc đến giao lộ lớn nhất đi vòng quanh 8 hướng rồi về xông nhà, dọc đường đi thẳng không rẽ ngang rẽ ngửa và nói chuyện với ai.

 Khi chúc tết nên thành tâm chọn những nguyện vọng cụ thể nhất của từng người để mong họ sẽ đạt được nhanh chóng. Nếu chúc tràn lan quá năm đó họ sẽ chẳng được gì cả đâu.

 Khi giao thừa thì lễ trung thiên trước, mời Các Quan Hành khiển, Hành bình của năm đó về, sau đó lễ Thần linh, Chúa đất, Thần tài, Tiền chủ, Gia tiên, Bà cô, Ông mãnh. Cầu xin giáng phúc lưu ân, trừ tai giải ách, thân cung khang thái, gia nội bình an, vinh hoa phú quý .v.v.

法師陳玉儉
 
Pháp Sư Trần Ngọc kiệm giữ bản quyền


Năm Tý: Chu Vương Hành khiẻn, Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan.

Năm Sửu: Triệu Vương Hành khiển, Tam thập lục phương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan.

Năm Dần: Nguỵ Vương Hành khiển, Mộc Tinh chi thần, Tiêu Tào phán quan.

Năm Mão: Trịnh Vương Hành khiển, Thạch Tinh chi thần, Liễu Tào phán quan.

Năm Thìn: Sở Vương Hành khiển, Hoả Tinh chi thần, Biểu Tào phán quan

Năm Tỵ: Ngô Vương Hành khiển, Thiên Hải chi thần, Hứa Tào phán quan

Năm Ngọ: Tần Vương Hành khiển, Thiên Hải chi thần, Hứa Tào phán quan.

Năm Mùi: Tống Vương Hành khiển, Ngũ Đạo chi thần, Lâm Tào phán quan.

Năm Thân: Tề Vương Hành khiển, Ngũ Miếu chi thần, Tống Tào phán quan

Năm Dậu: Lỗ Vương Hành khiển, Ngũ Nhạc chi thần, Cựu Tào phán quan

Năm Tuất: Việt Vương Hành khiển, Thiên Bá chi thần, Thành Tào phán quan

Năm Hợi: Lưu Vương Hành khiển, Ngũ Ôn chi thần, Nguyễn Tào phán quan

Trong các bài văn khấn giao thừa khi dâng hương ngoài trời đều khấn danh vị của các vị quan Hành khiển cùng các vị Phán quan nói trên. Năm nào thì khấn danh vị của vị quan ấy.


Pháp Sư Trần Ngọc kiệm

Chúc Quý vị một năm mới: Tam tai bát nạn tận băng tiêu, Bách phúc niên trường giai vân tập, sở nguyện tòng tâm, sở cầu như ý.


 
Flamingo Đại Lải, Xuân Bính Thân
 

Pháp Sư 
Trần ngọc Kiệm
Nhà ngoại cảm
Chiêm tinh gia
Chuyên gia phong thuỷ
法師陳玉儉

Tiện ích Bambu
Tin liên quan
Bạn cần tìm kiếm?
Advert Advert2 Advert3
TextLink
BAO LA VẠN SỰ

Mobile: 0913 290 384  /  Email: tranngockiem57@gmail.com hoặc tuvan@phuclaithanh.com

Copyright © 2014   BaoLaVanSu. Thiết kế và phát triển bởi Bambu®