tư vấn bao la vạn sự

Bảo Ngọc Thư

Where you can buy Louis Vuitton Replica :

hermes evelyne replica fake louis vuitton tas kopen replica Louis Vuitton supreme Backpack louis vuitton backpack replica zaino louis vuitton falso replica louis vuitton hobo fake chanel wallet louis vuitton shoes replica gucci replica 1:1 replica chanel wallet louis vuitton district pm replica louis vuitton wallet replica hermes belt replica replica lv australia replica goyard replica goyard Louis Vuitton wallet replica fake lv man bag chanel backpack replica louis vuitton messenger bag replica louboutin pas cher louboutin pas cher chanel bag replica louis vuitton imitazioni hermes belt replica gucci replica replica Louis Vuitton shoes louis vuitton district pm replica Replica Fendi Backpacks borse false louis vuitton napoli replica louis vuitton wallet 1:1 replica cartier love bracelet louis vuitton tasche gefalscht kaufen replica louboutin cartier love bracelet replica Borse Louis Vuitton false dove trovarl louboutin pas cher Louis Vuitton Replica replica goyard dior tasche replica chanel imitazioni perfette van cleef replicaa replica gucci shoes cartier schmuck replica deutschland borse gucci imitazioni Louis Vuitton Taschen replica chanel shoes replica handbags replica Australia cartier love imitazione zaino louis vuitton falso

Bảo Ngọc Thư

Cập nhật : 05/07/2014
Bình dương pháp, là phép xem mạch ở miền đồng bằng, hay là bình nguyên, vì long mạch phần nhiều là đi chìm lặn xuống đất, ít khi nổi cao lên; xa trông thì bằng phẳng, rộng lớn, ruộng đất bao la một tầm

                         Bảo Ngọc Thư - Việt Hải
phần 1 :
- Long mạch của Việt Nam

Xem Địa mạch thuộc về nước Việt Nam thì có mấy cái đại long sơn như sau:

A. Đại cán long là dãy Trường Sơn hay Hoành Sơn vẫn là một phát nguyên từ vùng núi nước Trung Hoa qua tỉnh Vân Nam chạy dài về phía hữu ngạn sông Đà, qua miền Bắc Việt vùng Thượng Lào vào miền Trung Việt và Ai Lao giáp nhau, suốt đến miền Nam Việt Nam mới đình chỉ. Phía Đông và
Nam là biển Nam Hải, phía Tây Nam thì sông Cửu Long là giới hạn long mạch.
B. Dẫy núi Ba Vì ( Tản Viên sơn) cũng nối liền từ miền núi tỉnh Vân Nam nước Tầu, qua vùng Phong thổ, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hưng Hóa, Sơn Tây; dẫy núi này một bên là sông Nhị Hà là giới mạch bên tả ngạn, bên hữu là sông Đà và sông Mã ở về miền Bắc Việt Nam, qua vùng Hà Đông, Hòa Bình, Hà Nam, Nam Định v.v…
C. Dẫy núi Tam Đảo, cũng phát nguyên từ tỉnh Vân Nam nước Tầu, qua vùng Bảo Lạc, Nguyên Bình, Tuyên Quang, Vĩnh Yên v.v… là đại cán long, qua tỉnh Phúc Yên, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định là vùng bình dương Bắc Việt.D. Dẫu núi Huyền Đinh cũng phát nguyên từ dẫy núi Thập Vạn đại sơn về nước Tầu, qua vùng Đông Hưng, Móng Cái, Yên Châu, Tiên Yên, Quảng Yên, Hải Phòng. Một chút đi qua vùng Lục Nam, Đông triều, Sùng Nghiêm đến Phả Lại giáp Lục đầu giang, băng qua vào miền bình dương ( đồng bằng) tỉnh Hải Dương v.v…
Những dẫy núi kể trên đều là những đại cán long, tức là Thái tổ sơn của các Thiếu tổ sơn ở trong những vùng ấy, đã nẩy ra bao nhiêu chi, phái, tức là Tổ tông sơn, khắp nước Việt
Nam. Có nhiều chỗ đã chạy lìa thoát sa cả ra ngoài biển là các cồn đảo ở ven biển Việt Nam, những chỗ đó là Băng hồng long mạch, thường có những đất quý lắm đấy!

Có hai phép tầm long:

1. – Sơn pháp
2. – Bình dương pháp.

- Sơn pháp là phép xem mạch ở miền núi, như miền Thượng du tức gọi là Sơn cốc hay Sơn khê cũng vậy, Xưa gọi là Lũng long ( thung lũng). Ở vùng sơn khê, tuy rừng núi hiểm trở khó đi, nhưng dễ nhận được long hành, vì long mạch đột khởi cao thành núi đồi, ở xa cũng trông thấy, nên rõ được tông tích và dễ định được cục to hay nhỏ v.v…
- Bình dương pháp, là phép xem mạch ở miền đồng bằng, hay là bình nguyên, vì long mạch phần nhiều là đi chìm lặn xuống đất, ít khi nổi cao lên; xa trông thì bằng phẳng, rộng lớn, ruộng đất bao la một tầm; đến gần mới biết cao, thấp, hơn nhau, thường không nhìn thấy chỗ cuống mạch dẫn đi, nên không rõ tông tích long, vậy phải căn cứ vào giới thủy, là những lạch nước ( ruộng trũng) lấy nước làm giới hạn long mạch mà định cục v.v… Sẽ có họa đồ riêng về mục Bình dương pháp.
Tầm long ( là tìm mạch và tìm đất hay tìm huyệt cũng vậy). Phải lấy sơn, thủy làm căn bản ( gốc); có đủ sơn thủy thì sẽ tìm. Nếu những chỗ có sơn mà không có thủy, hoặc có thủy mà không có sơn thì không nên tìm huyệt ở chỗ ấy, vì không phải là chỗ có huyệt; mà dầu có thấy hình như kết huyệt, cũng không phải là quý huyệt vì không đủ khí mạch.
- Hỏi: Thế nào là sơn, thủy?
- Đáp: Sơn, nghĩa chính là núi. Thủy, nghĩa chính là nước. Nói chung, gọi là non nước hay là núi sông, nhưng về khoa Địa lý thì hai chữ sơn thủy lại áp dụng khác. Nghĩa là, tất cả chỗ núi non, đồi bãi ruộng nương, gò đống, hễ cao hơn chỗ thấp một chút cũng mới gọi là thủy!
Tất cả những chỗ có nước như: Biển, hồ, sông, ngòi, khe, lạch, ao, chuôm, ruộng trũng hơn một chút cũng đều gọi gồm một tiếng là thủy. Chứ không phải riêng núi mới gọi là sơn! Riêng sông mới gọi là thủy!
Bởi vậy, trong sách địa lý có câu: “ Cao nhất thốn vi sơn, đê nhất thốn vi thủy”. Nghĩa là: Cao hơn một tấc gọi là sơn, thấp hơn một tấc, gọi là thủy. Vậy ghi lấy hai câu này để áp dụng và xưng hô ( gọi tên) về khoa địa lý, cho khỏi nghi hoặc, lầm tưởng.
Trong phép, địa lý, thì sơn là Âm, thủy là Dương. Sơn ví như phụ (vợ); thủy ví như phu ( chồng). Nếu có sơn mà không có thủy, là có âm mà không có dương, tức như đàn bà không chồng! Có thủy mà không có sơn, là có dương mà không có âm, tức như đàn ông không vợ! Thiếu một thì làm sao mà sinh con đẻ cái? Vậy câu: “ Cô âm bất sinh độc dương bất phát” hoặc câu: “ Thuần âm bất sinh, thuần dương bất phát” cũng đều chỉ vào nghĩa đó.
Nếu sơn đa, thủy thiểu; hoặc thủy cường, sơn nhược; nghĩa là Núi nhiều, nước ít hay là nước mạnh, núi yếu, là “ sơn bất xứng thủy, thủy bất xứng sơn”, là không phải đất hay vẹn toàn!
Trái lại, sơn thủy tương xứng, tức như vợ chồng đều khỏe mạnh thì mới là tốt! Vậy có câu: “ Âm dương điều hòa, vạn vật phát sinh” chính là cùng nghĩa đó.
Tuy tổng quát gọi có hai cái là sơn với thủy, nhưng biến hóa ra thiên hình vạn tướng, không chỗ nào giống chỗ nào, cũng tựa hồ như thân hình, mặt người, mỗi người mỗi vẻ, không ai giống ai. Kẻ thì được người hỏng nết, người thì được nết hỏng người; cũng có người được cả tài lẫn đức, nhưng lại kém cái khác v.v… Vậy có câu: “ Nhân vô thập toàn”, “ Địa an năng thập toàn tai”! chính là nghĩa đó! Về phần tầm long chia ra làm hai mục như sau:
MỤC I
Sơn pháp tầm long
Tinh thần

Trước khi nhập sơn tầm long, phải am hiểu tinh thần của sơn xuất hiện ( tức tinh phong). Tinh phong không chỉ có một thể, còn biến thể ra nhiều thứ khác như là:

A. - Ngũ tinh
B. - Lão cửu tinh
C. – Thiên cơ cửu tinh
D. – Lục phủ tinh.

A. Ngũ tinh là Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là năm (5) tinh phong chính thể kết hình.
Kim tinh thì đầu tròn, chân rộng, hình như cái nồi, chõ úp hoặc như hình bàn nguyệt đột cao, hay thấp phẳng ở bình địa.
Mộc tinh đầu cũng tròn, nhưng thân thẳng cao, hoặc nằm dài, hình như cái hốt.
Thủy tinh thì đầu bình và cong queo, lan man ra như vằn sóng hoặc như con rắn bơi nước, hoặc như cái đai lưng v.v…
Hỏa tinh thì đầu nhọn, chân rộng, như hình tam giác hoặc như mũi dao, mũi dáo nhọc v.v…
Thổ tinh thì đầu bình, hình vuông 4 góc.
Ngũ tinh cao đại còn có tên gọi là:
Hiến thiên kim – Xưng thiên mộc – Trướng thiên thùy – Diệm thiên hỏa – Tấu thiên thổ.
Ngũ tinh ty tiểu ( thấp bé ) còn gọi là:
Toan tử kim – Nga mi kim – Châu ngọc kim – Đào địa mộc – Giao cho mộc – Triết khúc mộc.
Chẳng qua nhận thấy tựa hình gì, thì đạt tên cái ấy; nghĩa là cốt nhận được đúng tinh thể thôi.
B. Lão cửu tinh là: Tham lang, Cự môn, Lộc tồn, Văn khúc, Liêm trinh, Vũ khúc, Phá quân, Tả phụ, Hữu bật.
Tham lang là chính Thổ tinh.
Lộc tồn là Thổ tinh, Kim tinh kiêm thể, hình như cái trống để đứng, chân soạc ra như hình trái dưa v.v..
Văn khúc là Thủy tinh, hình như con rắn uốn cong.
Liêm trinh là mấy cái hỏa tinh dính liền nhau, đầu nhọn, hình như ngọn lửa bùng lên, hoặc là đá liền tầng cao vót lên, xa trông như răng cưa, răng lược.
Vũ khúc là Kim tinh.
Phá quân hình như lá cờ đuôi nhọn gió bay, đầu tròn, chân nhọn như mũi kiếm, mũi dáo. Hoặc như cái lọng rách, mảnh ván xẻ kẻ ra, đầu cao đuôi thấp.
Tả phụ hình như cái khăn phủ đầu, hoặc cái mũ, bên cao, bên thấp, là Hộ vệ tinh.
Hữu bật là “ Ẩn diệu vô hình” ( là ẩn náu hình bóng, không thấy rõ) như chỗ long mạch quá giáp, quản điền ( qua chỗ giáp thấp xuống, đi suốt ruộng, đất bằng phẳng) không thấy xống tích gồ lên.
C. Thiên cơ cửu tinh là: Thái âm, Thái dương, Kim thủy, Tử khí, Thiên tài, Thiên cương, Cô diệu, Táo hỏa, Tảo đãng.
Thái âm là Kim tinh mỏng, thấp.
Thái dương là Kim tinh cao.
Kim thủy là Kim tinh, Thủy tinh kiêm thể, hai tinh hợp hình có một đầu.
Tử khí là Mộc tinh.
Thiên tài là Thổ tinh, có ba thể là Bình não thiên tài, Song não thiên tài, Thốt não thiên tài.
Thiên cương thì đầu là Kim tinh, chân là Hỏa tinh, là Kim tinh, cao đại, thô mạnh, ngoan ác tinh.
Cô diệu là Thổ, Kim kiêm thể, không tròn, không vuông, phi độn, thô xuẩn.
Táo hỏa là Hỏa tinh.
Táo đãng là Thủy tinh rộng lớn, nhiều khúc, nhiều văn, như làn sóng uốn lên, uốn xuống. Hình như lá sen, lá súng v.v..
D. Lục phủ tinh là Thái dương, Thái âm, Tử khí, Nguyệt bột, Kế, La. Còn gọi là Lục diệu, Tam thai cũng thế.
Những tinh này không phải là tầm thường, mà ít có lắm! Đó là “ Quý khí sở sinh” (Khí mạch thanh cao nẩy ra). Trên đỉnh núi cao đại, lại đột khởi lên tinh phong nhỏ nữa, hoặc ở nơi bình địa có tinh phong lớn. Rồi trên tinh phong lớn, lại đột lên tinh phong nhỏ; nói chữ là: “Phong thượng khởi tinh phong”.
Kim tinh nhỏ mà cao là Thái dương.
Kim tinh nhỏ, mỏng, thấp là Thái âm.
Mộc tinh nhỏ, gọi là Tử khí.
Thủy tinh nhỏ gọi là Nguyệt bột.
Hỏa tinh - - -
La.
Thổ tinh - - - Kế.
Những tinh nhỏ này, có một cái đã là quý! Có hai, ba cái càng quý thêm. Nếu đứng xa mà trông thấy những tinh này thì quyết đoán là vùng đó có quý huyệt đại địa, không sai!
Đấy là những quý cách, thế mà xưa nay không mấy người biết, vì ít sách có. Duy có vài vị hiền triết bàn đến là: Dương Công ( Dương Quân Tùng), nói ở bộ Hám long kinh: Ngô Công ( Ngô Cảnh Loan) bàn ở bộ Vọng long kinh, và ở bộ Lý gia hoạt sáo có câu: “Trùng quý trùng âm vi tể phụ) chính là những tinh đó. Nghĩa là : Có cách “ trùng quý, trùng âm” thì làm đến chức Tể phụ ( tức Tể tướng hay Thủ tướng). Ngoài ra không thấy sách nào bàn đến nữa.
Ngũ hành thuộc âm dương
Trong ngũ hành, thì ba (3) hành: Kim, Mộc, Hỏa thuộc dương. Hai (2) hành: Thổ, Thủy thuộc âm.
Ngũ hành thương sinh
Thổ sinh Kim – Kim sinh Thủy – Thủy sinh Mộc – Mộc sinh Hỏa – Hỏa sinh Thổ.
Thí dụ: Hành long, thấy đột khởi Thổ tinh, rồi liên tiếp đến Kim tinh, là Thổ sinh Kim; lại ở vào phương thuộc Thổ ( là Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, Khôn, Cấn) là Thổ vượng; biết một hành thì suy ra năm hành cũng như thế. Tức là: Mộc cư Đông, Hỏa cư
Nam
, Thủy cư bắc, Kim cư Tây, Thổ cư Trung ( ở giữa) vừa kể trên, là vượng địa thì tốt lắm!
Mộc cư Bắc, Hỏa cư Đông, Thổ cư Nam, Thủy cư Tây, Kim cư Tứ mộ ( Thìn, Tuất, Sửu, Mùi) và Khôn, Cấn thuộc Thổ, là được sinh địa thì tốt.
Ngũ hành tương khắc
Thổ khắc Thủy – Thủy khắc Hỏa – Hỏa khắc Kim – Kim khắc Mộc – Mộc khắc Thổ.
Thí dụ: Thổ ở phương Đông, là phương thuộc Mộc khí, tức là Mộc khắc Thổ, là Thổ bị sát khí, thì Thổ chết, là xấu. Lấy một mà suy ra năm, đều cũng như thế cả.

1.                             Địa lý phong thủy

Về môn Địa lý phong thủy này, còn lấy tên những loài vật như: Cầm, Thú, Côn trùng, Thảo mộc và vật liệu quý báu, để đặt tên cho những địa hình, địa vật, kiểu cách và phương vị cát, hung v.v… Ngụ ý đặt tên như thế là để cho có văn chương hoa mỹ, làm cho kỳ dị bí hiểm và cao quý thêm lên thôi, chứ không phải là thực có những loại vật ấy ở chỗ ấy.
Giải Thích Danh Tự
Hai chữ “ Địa lý” là danh tứ áp dụng chung cho cả hai môn:
1. - Về Địa mạch: Là môn Địa lý phong thủy, thuộc về địa linh, dùng về việc đặt mồ mả và nhà cửa, tức là về vấn đề tinh thần. Xưa nay, danh từ vẫn cố định không thay đổi.
2. – Về Địa dư: Là môn Địa lý điền thổ, thuộc về địa lợi, tức là về vấn đề để vật chất. Xưa gọi là Địa dư, nay gọi là Địa lý.
Vậy chữ Hán có câu: “ Địa linh nhân kiệt”, “ Địa lợi dân trù”. ( Nghĩa là: Đất thiêng liêng thì sinh ra người tài giỏi; đất thuận lợi, làm cho dân giầu có. Chữ Kiệt tức là “ anh kiệt”, chữ Trù tức là “ trù phú” ).
Cũng như hai chữ “ Thiên văn”, xưa nay vẫn áp dụng chung cho cả hai môn:
1. – Về Thiên linh: Là môn Thiên văn thuộc về tinh tú, như Thái âm ( nguyệt cầu), Thái dương ( nhật cầu), Đẩu tinh ( các ngôi sao) v.v…
2. – Về Thiên khí: Là môn Thiên văn thuộc về khí tượng, như: Vân nghê ( mây giáng), Phong vũ, Tứ thời, Bát tiết, Niên lịch, Thông như… để xem ngày, giờ; tốt, xấu mọi việc và cần dùng cho Nông, Ngư, Ngiệp sản súc, Hàng không, Thông thương v.v…cũng đều gọi là Thiên văn cả.
- Hoặc hỏi: Tại sao lại gọi là Địa lý phong thủy?
- Đáp: Phong là gió, Thủy là nước. Về việc tìm đất táng thì cần nhất là phải nhớ đến cái phong và cái thủy trước hết; vì chỗ huyệt mà bị gió lùa vào thì khí tán, không kết, nếu có nước hãn lại, thì khí tụ và mới kết huyệt. Ở sơn cốc thì cần phải tàng phong ( kín gió) ở bình dương thì cần phải tụ thủy ( nước tụ). Tóm lại, là phải tránh chỗ lộ gió, tìm chỗ gần nước thì mới có khí mạch, mới đặt được; không có khí mạch mà đặt vào thì hỏng, tức là “ tuyệt tự chi địa” bị diệt vong! Kể ra, thì còn nhiều cái liên hệ dài dòng lắm. Vậy lấy hai chữ “ Phong Thủy” làm danh tự vắn tắt, để phân biệt về âm phần, Dương Trạch, là môn Địa lý phong thủy.
Về môn Địa lý phong thủy này, còn lấy tên những loài vật như: Cầm, Thú, Côn trùng, Thảo mộc và vật liệu quý báu, để đặt tên cho những địa hình, địa vật, kiểu cách và phương vị cát, hung v.v… Ngụ ý đặt tên như thế là để cho có văn chương hoa mỹ, làm cho kỳ dị bí hiểm và cao quý thêm lên thôi, chứ không phải là thực có những loại vật ấy ở chỗ ấy.
Ví dụ: Địa mạch, thì gọi là long mạch; mạch dẫn đi, thì gọi là hành lng v.v…
Có lẽ là thấy mạch dẫn đi ở trong đất, xuất đột lên những dẫy núi cao, dẫy đồi, hoặc giải đất chạy dài, gồ lên, lún xuống, cong ra, uốn vào, quay đi, vòng lại, ngoằn nghèo, tựa như hình dạng con rồng hoạt động, nên mới gọi là long mạch.
Ở phía trước huyệt gọi là Chu tước ( chim sẻ đỏ)
-------- sau----------------- Huyền vũ ( chim vũ đen)
-------- tả ----------------- Thanh long ( con rồng xanh)
-------- hữu --------------- Bạch hổ ( con hổ trắng)
Ý là lấy phương Nam làm chính diện, thuộc hỏa: lửa đỏ
-------------------- Bắc ----- bối hậu ---------- thủy: nước, màu đen
-------------------- Đông --- tay tả ------------- mộc: màu xanh
-------------------- Tây ----- tay hữu ---------- kim: màu bạch
Cũng như thập nhị chi: mười hai ( 12) chữ hàng chi:
- Tý: con chuột - Sửu: con trâu - Dần: con hổ
- Mão: con mèo - Thìn: con rồng - Tỵ: con rắn
- Ngọ: con ngựa - Mùi: con dê - Thân: con khỉ
- Dậu: con gà - Tuất: con chó - Hợi: con heo.
Lược Giải Đại Cương
Về căn bản của môn Địa lý này đại khái có bốn cái chính yếu là: Long, Huyệt, Sa, Thủy. Nhưng ở trong mỗi cái chính yếu này còn có những cái phụ thuộc của nó nữa và còn nhiều vấn đề khác phải liên hệ đến tất cả cái chính yếu và cái phụ thuộc, không thể thiếu xót, rời tách ra được; những vấn đề ấy là: phân tích Âm Dương, Thuận, Nghịch. – Ngũ hành sinh, khắc. – Bát quái hợp, xung. – Cửu tinh phi biến. – Phương vị cát, hung. – Vận độ suy, vượng.v.v…
Tóm lại là địa lý, Thiên văn đều phải kiêm dụng cả, vậy cần phải dùng địa bàn ( là cái la kinh) để chiếu, phân biệt phương vị.
Kể ra thì còn nhiều chi tiết lắm, nên phải phân ra từng bộ mục lần lượt biên sau.
Hết thẩy phương pháp địa đạo, về môn địa lý này chia ra làm ba bộ phận, tuần tự trước sau cho dễ hiểu. Ba bộ phận là:
1. – Tầm long 2. – Điểm huyệt 3. – Lập hướng.
Tất cả các phương pháp, hình thể, kiểu cách, chi tiết thuộc về bộ phận nào, ghi vào bộ ấy, lần lượt thứ tự, và dẫn giải liên tiếp ngay, để tiện đọc cho nhanh chóng dễ hiểu.
Tầm long bộ
Nhận xét
Long mạch ở dưới đất. Ví dụ: Cũng như huyết tủy trong thân thể người.
Người nào khí huyết tốt thì thân thể mập mạp, da, sắc hồng hào, mạnh khỏe v.v…
Trái lại: Người nào khí huyết xấu, thì thân hình ốm yếu, da dẻ xanh xao, vàng bủng v.v…
Đất cũng vậy, nơi nào long mạch hùng hậu thì cây, cỏ tốt tươi, lắm cành, nhiều nhánh, bông lớn, trái to v.v…
Trái lại: Chỗ nào khí mạch bạc nhược, tì cây cỏ cằn cỗi, khô khằng, ít lá, thưa cành, nhỏ bông kém trái v.v…
- Làm sao mà biết được có mạch đi?
- Hễ thấy chỗ nào đất gồ lên, cao hơn hai bên, tức là có mạch dẫn đi ở bên trong. Nói chữ: “ Thủy phân bát tự, tất hữu long lai”. Nghĩa là: “ Thấy nước chẩy rẽ ra hai bên, như hình chữ bát là có mạch lại”.
- Long mạch ở đâu lại?
- Long mạch phát nguyên từ núi cao nhất cả chạy lại.
- Thí dụ: Cũng như dàn nho, ruộng dưa, vườn bí, hoặc cây cổ thụ chẳng hạn, từ gốc đến thân cây, cành lớn, nhánh nhỏ, nẩy nở rùm ròa vút lên tới ngọn.
Nên sách mới đặt tên thứ tự: Thái tổ sơn – Thiếu tổ sơn – Tổ tông sơn – Phụ mẫu sơn – Cán long sơn – Chi long sơn – Chủ long sơn – Tùy long sơn.
Thủy tổ sơn ở địa cầu này, có lẽ là núi Côn Lôn, chứ không phải là núi Tu Di ( do những sách địa lý cổ truyền, thì ở núi Tu Di phát nguyên).
Núi Côn Lôn cao hơn tất cả, ở về miền Bắc cực, rồi mới phân phối ra Đông,
Tây, Nam, Bắc bốn phương. Thái tổ sơn của đại lục địa Á Châu, cũng phát nguyên từ núi Côn Lôn đi xa, qua bao nhiêu rừng núi rộng xa thiên trùng, vạn điệp, rồi chìm lặn qua vùng sa mạc, đi về phía Đông là nước Tam Hàn, Liêu Đông; Triều Tiên tức là Đại Hàn ngày nay, rồi phân phái vào Trung Hoa, đến tỉnh Sơn Tây chỉ đi về phương Nam, vào tỉnh Tứ Xuyên; về phía bên tả, là Quan Trung, giữa thì đi về tỉnh Hà Nam, qua đến tỉnh Sơn Đông. Đại Long mạch, về phía Bắc thì bên tả là giới hạn sông Hồng Hà. Bên hữu là giới hạn của sông Trường Giang tức Trung Cán là giải giữa Trung Hoa rồi phân đi các ngả, là các tỉnh thuộc nước Trung Hoa và đi về phương Nam là nước Việt Nam, Ai Lao, Cao Miên, Miến Điện, Thái Lan…
Cáo Bạch
Sách tạo phước, hay không kể xiết!
Quý muôn đời, đặc biệt chẳng hay.
Bởi làm sanh được nhân tài,
Vốn dòng ngu muội, nẩy nòi thông minh.
Chính khoa học “ địa linh nhân kiệt”!
Phép “ thần thông”, siêu việt xưa nay.
Phá ngu, mới biết là hay!
Nếu không đâu hiểu sách này mà tin!

CÁO BẠCH

Chân ngôn thành ý ngỏ lời
Khuyên ai đã biết, mách người chưa hay;
Thần tiên quý bái xưa nay
Chớ nên dấu diếm mới dầy phúc sanh
Đây là Địa lý tạo thành,
Âm phần, Dương trạch phát sinh ra người
Thông minh, trí, dũng, anh tài.
Biết thì làm được, tương lai thấy liền!
Chính là hài cốt Tổ tiên!
Khí thiêng hun dúc, kết, truyền tinh anh
Nẩy ra con cháu tốt lành
Trai tài, gái sắc, hiển vinh, sang, giầu!
Những người bần tiện, ưu sầu!
Cũng vì mồ mả, nên mau kiếm thày!
Hoặc là học sách càng hay!
Biết tìm đất táng, sau này vinh hoa!
Muốn cho cường thịnh Quốc gia
Xã hội tốt đẹp, mọi nhà tự lo;
Cho mình khỏe mạnh tài ba
Lương tri đạo lý, đó là Hiền nhân.
Nước nào tiến hóa tinh thần
Là do ý thức công dân có nhiều.
Muốn cho trình độ tiến đều
Vậy nên phổ biến những điều quý hay.
Biết là tạo hóa đã bày
Á, Âu, Phi, Mỹ giống loài khác nhau:
Âm dương, khí hậu, sắc mầu
Mỗi phương một tính, phải đâu cùng mà…!
Nhớ rằng: Học vấn tinh hoa
Đông phương sớm nhất, như là Thần tiên!
Đãn hiềm! Bí hiểm vô truyền!
Thứ dân bị cấm! Ưu tiên Chúa hoàng!
Cái hay không được mở mang!
Để giòng dõi nối ngai vàng được lâu
Vậy nay thua kém Mỹ, Âu!
Bởi nhân tài ít! Cả châu thiệt thòi!
Dám khuyên: Xưa đã lỡ rồi!
Thì nay cải tiến, tạo thời tương lai
Tương lai sản xuất nhân tài
Lần lần biến hết lớp người hèn ngu!
Hèn ngu cũng tại mả mồ!
Bởi vì sát khí hung vô, hủ hài ( xương nát)
Hủ hài u trọc xông hơi,
Hơi tìm hợp nhập những người đồng tông
Cùng chung máu mủ cha ông,
Truyền thai con cháu, nhiễm dòng trọc ô!
Được nơi sinh, vượng táng vô
Thi hài kết, phát, tức là tinh anh!
Tinh anh truyền nhiễm thai, sinh,
Con người trí thức thông minh, sắc tài.
Tự mình, đừng có chờ trời!
Đợi trời lâu lắm! Đất thời chóng thay!
Biết thì nên kíp làm ngay,
Gặp ngôi tốc phát, con hay xuất liền!
Vậy tin Địa lý: Thần tiên!
Chính tôi đã nghiệm, quả nhiên thấy rồi!
Thề rằng: Không dám nói sai!
Ngày đêm viết sách, mách đời cái hay
Ai khôn học lấy cái này,
Tạo cho dòng giống mai ngày vinh quang.

TỰ TỐ

Kính xin chư vị Cổ Tiên, Thánh Hiền Tiền Triết đại xá!
và các bạn Thức giả thứ cho.
Trước kia tôi cũng lầm lỗi, là không tin và chống đối môn Địa lý phong thủy, vì khi ấy tôi mới 19,20 tuổi chua đọc sách Địa lý , chỉ được nghe người ta nói những câu chuyện Cổ tích khẩu truyền: Những thày địa lý Tầu ngày xưa sang Việt Nam ta, tìm đất táng hài cốt gia tiên họ; như là chuyện của Cao Biền dậy non! Vì táng sống, chưa đủ bách nhật đã kêu gọi sống lại làm vua – lại chuyện thày Tầu, thuê Đinh Bộ Lĩnh khi còn làm trẻ chăn trâu ( vì là dòng giống Rái cá nên lặn giỏi) cầm gói xương người, lặn xuống đút vào mồm con rồng đá ở dưới nước. Ông nhỏ tuổi mà đã có trí khôn, để gói xương ấy ở ngoài rồi chạy về nhà hỏi mẹ: Mả bố chôn ở đâu? Người mẹ nói: Xương bố mày gói ở cái mo cau, gác trong xó bếp ấy ( tức là xương con Rái cá). Liềm lấy đem ra lặn xuống đút vào mồm con rồng đá, con rồng ấy liền ngậm lại. Về sau, mả ấy kết, phát ngay vào ông làm tương dẹp loạn Thập nhị Sư quân ( tức là tướng Cờ lau); rồi lên làm vua v.v… - Lại chuyện ông thày Tầu khác, tìm thấy đất biết trước là sau phát Trạng nguyên lưỡng quốc! Rồi hô thần để hỏi, thần hiện lên bảo: Đất này cho nhà Vũ Hồn, chứ không cho nhà ngươi! Vậy thày Tầu phải đi tìm Vũ Hồn, bảo: Đem xương bố lại thày táng giúp cho v.v… - Còn chuyện cụ Tả Ao nước ta, khi thì thày trò đi du ngoạn tìm đất , một hôm qua đường gặp buổi trưa đói bụng; thấy trong đình làng người ta có tiệc tế lễ sắp ăn uống, tìm ngay cái huyệt cứu bần tốc phát, cắm hướng chỉ cho học trò ngồi vào, nhắm mắt lại im lặng! Rồi thày vào đình xin, đòi lấy cả cái lễ vật quý nhất đã dâng tế thần, là cái thủ heo và cái mâm xôi của làng người ta v.v… - Lại khi gặp năm anh khóa đi thi, cụ hỏi; Có thằng nào muốn đậu không? Cả năm anh đều thưa: Có ạ!
- Muốn đậu cả thì vào làng kia mua con heo nái ra đây: Rồi bảo cả năm anh nằm xuống bú! Xong, cụ cắm đất cho đào huyệt chôn con heo xuống. Sau quả nhiên có bốn anh bú thì đậu cả, còn một anh ghê, chỉ ngậm vờ thôi, không nuốt sữa thì bị trược v.v…
Tôi cho những câu chuyện ấy, toàn là câu chuyện hoang đường, huyền hoặc như Thần thoại, không thể tin được! Mặc dầu, nhà tôi đã có ba đời biết làm địa lý, mà tôi vẫn không tin. Cứ chế bác, riễu cợt các cụ Thày Địa hoài! Cười mỉa: Giữa thế kỷ thứ 20, mà còn có người mơ mộng mê tín dị đoan! Âu, Mỹ họ có Địa lý, Địa liền gì… mà họ văn minh, cường thịnh thế? Nước mình còn lạc hậu quá! Cứ bị các nhà cổ nho Tầu đầu độc mãi!
Lúc ấy, trong ý nghĩ của tôi, cho là thâm tâm họ chủ mưu ngụy biện, viết ra sách, để lừa dối những người đời có tính tham vọng phú quý, mà hâm mộ tìm thầy kiếm đất thì có lợi cho dòng dõi nhà làm thày Địa lý của họ; tôi nhầm tưởng cũng như nhà làm nghề giấy mầu ngũ sắc của Tầu ngày xưa, mưu nghĩ ra kế làm đồ mã bằng nan tre, dán giấy, quần áo, voi, ngựa, trâu bò v.v…đều bằng giấy để dâng cúng cho linh hồn, tiết rằm tháng bảy, để nghề của họ được phát tài, mà ngay nay, vẫn còn có người tin! Nên tôi chống đối. Vậy bị các cụ thày Địa, cự tôi và khinh thị, choto6i là ngu dốt, ngạo mạn, nói càn! Nên về sau tôi mới đem sách Địa lý ra coi, rồi đi phúc khán những ngôi cựu phần, đã có bằng chúng là kết phát, phúc, họa, đã ứng vào con cháu thuộc dòng máu của ngôi mộ ấy, thử xem thực hay hư, thì mới có cớ để chống đối!
Ngờ đâu, khi xem đến, thấy có nhũng địa hình kiểu hay cách dở chứng ứng ở chung quanh những ngôi mộ ấy, đúng như trong sách thánh hiền đã dạy! Càng xem, càng ham và nhận thấy là mình ngu! Quả như câu châm ngôn: “Có đọc sách mới thấy mình dốt”.
Từ đó, tôi chú trọng về khoa Địa lý này như là một bảo vật tinh thần, chung của cả thế gian. Tôi đọc hết mấy bộ sách của gia truyền rồi đi ngoại giao với những nhà biết Địa lý, kiếm thêm những sách Địa lý khác để tìm hiểu rộng hơn, học hỏi cho đến nơi đến chốn, cho thật tinh tường về địa đạo; mong sớm được thành tài để giúp ích cho nhà, cho bạn. Nhưng khốn nỗi! “ Cần nhi bất năng chuyên”! Vì hoàn cảnh gia đình, vì thời vận quốc gia, thế giới chiến tranh v.v… Bao nhiêu cản trở không cho tôi có Phương tiện để đạt tới mục đích như ý muốn, rất là hối hận.
Tôi cũng không ngại phí tổn công phu để tiếp xúc với các nhà Địa lý, như các cụ Đồ, cụ Cử là bậc Tiền bối tìm thày, kén bạn.
Trong khi đàm luận với các cụ, về các lý thuyết chữ nghĩa thì thấy thông thạo lắm!Có nhiều cụ đọc thuộc lòng, thao thao bất tuyệt, không cần mở sách, giỏi hơn mình nhiều! Nhưng lúc đáo xứ thực hành như: Nhận xét thế, cục để tầm long, điểm huyệt v.v… thì thấy đa số lờ mờ, không đủ nhỡn lực nhìn xa trông rộng để mà nhận định được đại địa chân long, chỉ có thể xem những cục địa thiển cận tiểu sảo ở nơi Bình dương khoáng dã thôi! Phần nhiều là còn sai nhầm, mình phải chỉ dẫn giúp cho, mới nhận ra; thì còn mong học hỏi gì nữa, uổng mất thì giờ; bao phen gặp gỡ thử thách, mà chưa được một người khá hơn!
Vậy những khi nhân tiện có việc, được đi đến nơi nào có quí địa cao danh, là chịu khó lần mò, để tìm thấy mộ ấy mà gián tiếp học phép của Cổ sư đã thực hành đúng rồi, để mình tự thử sức mình xem có nhận được đúng , thì mình mới dám tin mình là biết. Nhưng vẫn nuôi hy vọng là đời còn nhiều nhân tài tinh tường địa đạo, thế nào cũng gặp người hiểu biết hơn, đầy kinh nghiệm và thực hành nhiều hơn mình, để làm thày giám khảo, chứng nhận cho, thì mới vững chắc.
Vậy, hễ nghe tin có thày địa lý giỏi, là tìm đến. Vào khoảng năm 1942 hoặc 1943 thấy có một đám táng của nhà phú quí ở Hà Nội thuê cả xa tang, cờ, trống, long trọng rước linh cữu đến dẫy núi Châu Sơn thuộc làng Ngọc Động, huyện Quế Dương tỉnh Bắc Ninh, mà đường xá xa xăm cách trở, thấy cũng phí tổn công lao khá nhiều. Nghe nói: Ông thày Tầu để đất này đã được nhiều nhà Phú quí, quan liêu thời trước ở miền Bắc trọng dụng, phụng dưỡng hàng tháng, hàng năm ở trong nhà để đi tìm đất táng cho. Được tin nói tôi mừng quá vì ở trong vùng gần nhà. Giữa ngày hạ táng, chúng tôi đến tận nơi để quan sát, thì thấy huyệt cũng chẳng lấy gì làm đích xác, lập hướng, phân kim, cũng mập mờ không đúng, mà ngày giờ hạ táng cũng xấu không hợp với long, sơn, hướng vị. Vậy tôi mời ông thày Tầu ra ngoài để chất vấn. Lúc ấy có mấy người trong vùng tôi đi theo nghe chuyện địa lý, nên ông thày này có vẻ mắc cỡ, nhưng cũng biết phục thiện cứ chố lỗi, nói là phải theo ý định của nhà tang chủ v.v… Tôi liền cự thày cho đến mức, sau cứ xin lỗi, yêu cầu tôi đừng cho nhà chủ và người khác biết nữa, như thế có buồn cười không?
Năm sau (1944) lại gặp ông thày Tầu khác nữa, do một ông quan hành chính, giới thiệu đến tìm đất cho nhà ông bạn tôi ở huyện An Dũng, Bắc Giang, vì ông bạn chưa dám tin nên mới đón tôi qua nhà để thử xem ông thày Tầu này có phải là minh sư không, và giới thiệu với ông thày tôi là anh của ông bạn để tiện việc giao tiếp v.v…tôi trông diện mạo ông thày này có vẻ thư sinh quí phái, cũng như hạng ông thày Tầu trước, tôi kính trọng và khiêm tốn giữ lễ tiếp tân. Trong khi vui vẻ đàm thoại, tôi đã vờ là không biết địa lý, lấy quyển lịch Tầu ra hỏi mấy cái thông thường, cần thiết của phép làm địa lý, thày ngập ngừng… rồi trả lời: cái này không dùng làm về địa lý, tôi lại hỏi thêm cái khác, thày cũng trả lời như trước, tôi ngứa tai quá! Hỏi: thày dùng những phép gì? Theo bộ sách nào? Cho tôi coi một chút. Thày lúng túng trả lời: “ Không đem sách đi. Thế thày thuộc lòng cả ả? Thày có thể đọc vài chữ đầu của bộ sách ấy cho tôi nghe xem? Có phải là sách quí như của các thày không? Cứ ấp úng không nói, cả ông chủ nhà cũng ghét! Tôi liền cự: “ Ông không biết gì về địa lý, mà dám giả dối đi làm thày, lừa bịp người ta! Thưa ông; làm thày thuốc bậy thì giết một mạng người thôi, chứ làm thày địa lý láo! Thì giết hại cả giòng họ người ta. Nếu ông không bỏ ngay nghề làm thày của ông, tôi sẽ đưa ông đến tòa pháp luật. Rồi thày xin lỗi tôi. Cả đêm hôm ấy tôi thấy thày cú quằn quại không ngủ được, sáng hôm sau đi luôn. Than ôi! Đời này vẫn có hạng thày như thế! Thật mỉa mai thay!
Đến năm 1945 thì Nhật đảo chính PHÁP. Rồi Mỹ lại trừ Nhật, nước ta thì nội loạn, lại ngoại xâm, rồi đến Quốc, Cộng chiến tranh, hết Pháp đến Mỹ kéo dài đeến nay vẫn chưa dứt. Lúc nào cũng lo bảo vệ tính mạng, Quốc gia, thì còn làm gì được nữa! Thế là rốt cuộc, tôi không được trực tiếp thụ giáo một ông thày nào cả, chỉ có gián tiếp học các vị tổ sư di giáo cho, ở trong các bộ sách về khoa học địa lý in và viết bằng chữ Hán, và đã chỉ dẫn sẵn cho những sự thực hành ở các ngôi mộ cổ nhân, đã hữu danh là kết phát, mà tôi đã chịu lao tâm mệt trí, ráng sức theo đuổi và đã được những sự kinh nghiệm, tuy gián tiếp, nhưng tự xét là tôi có thể làm được địa đạo, là những bằng chứng thuật lại dưới đây, mà thuật lại, viết ra thì cũng biết là lan man, dài dòng và đời cho là phô trương. Nhưng nếu không viết ra thì lấy gì làm bằng cớ để người ta tin rằng có địa lý? Vậy phải viết sơ qua mấy cái điển hình, để bạn đọc rõ, sau này ai có phương tiện thì đến mà xem, sẽ rõ mục đích:
1. – Hồi trước, vào khoảng năm 1927, 1928, nhân tôi đi đạc điền địa, ở miền thượng du Bắc việt, thấy một cái kiểu đất: ngũ nhạc quán châu tác án; quy, xà trấn thủy khẩu; đại giang hoành ngoại cục; hậu đầu trùng, điệp cao sơn hồi bão, kim tinh thụ huyệt v.v… tọa lạc tại làng Bạch Lưu Thượng, huyện Lập thạch, tỉnh Vĩnh Yên. Khi ấy tôi ở trọ nhà ông Chánh Hương Hội của làng ấy, ông ta biết tôi xem đất, rồi nói xin tôi để cho; tôi ưng cho rồi, nhưng chưa kịp hạ táng. Sau khi tôi về thăm nhà quê, vắng hai tuần lễ, lúc trở lại thấy ông ta ( chủ nhà) nói:
- Ngôi đất thày cho, tôi đã để rồi, xin thày thứ lỗi, vì có ông thày Tầu, nghe nói là nhà địa lý chính tông, có người mời sang tìm đất cho nhà Hoàng Trọng Phu ( một nhà quyền quý được thực dân Pháp tin cậy nhất Việt Nam thời đó). Nhưng ông thày nói rằng, thấy nhà họ Hoàng này, hết phúc rồi, nên không tìm cho, trở về Vân
Nam nước Tầu. May quá! Khi thuyền nghỉ đậu lại bến đây, tôi gặp thày Tầu đang cầm la tinh chiếu, tôi mới yêu cầu thày ấy xem lại giúp cho, vậy đưa đến chỗ đất ấy. Thày này bảo đất này quý lắm! Sau điểm huyệt cũng đúng chỗ, thày cắm dấu cho ngày trước, và đưa tờ bản đồ, phác họa của thày Tầu, vẽ kiểu đất cho tôi xem, có ghi ngày giờ, tháng, năm để mả và đặt tên kiểu là “ Kim Kê Bão Noãn”. Và thày không nhận lấy một đồng tiền tạ công ơn lúc bấy giờ, ông thày nói: Sau này kết phát, thày sẽ đến, cho bao nhiêu thày cũng sẽ nhận v.v… Tiếc rằng, tự khi ấy đến bây giờ tôi không được trở lại xem đất ấy ra sao? ( Ngôi mộ này ở sườn quả núi tròn, hướng Nam
tọa quý, hướng đinh ngoài án có con sông lớn, núi ấy gọi là Gò đinh).
2. – Ngòi đất của nhà họ Mai, ở làng Đào viên, huyện Quế Dương, Bắc Ninh ( nơi gần quê hương tôi)
Đất này, thày để đất cho, xưa đã bảo; đất này két phát “ Cửu đại chu” nhưng hiềm “ Bất ly phong nhân”! ( tức là, được 9 đời làm quan đại thần ở trong triều đình, nhưng đều bị tội tử hình về đao kiếm). Quả nhiên, sau 8 đời nối liền, làm quan thanh liêm, mà vẫn đều bị vu oan, mắc tội chém cả. Còm một ông thứ 9 muốn tỵ nạn ấy, làm làm quan nữa chừng, xin thoái quan, từ chức về nhà sớm, nhất định ở nhà vui thú điền viên không chịu đi giao du đâu cả; đến ở trong làng gần nhà cũng vậy. Nhân một hôm ở đình làng có tiệc lễ ăn uống và xẩy ra sự tranh giành nhau, quá gay go kịch liệt! Cả các kỳ lãi hương chức không phân xử nổi, dân làng đồng ý phải mời quan lớn ra công đình phân giải, quyết đoán cho dân, thì mới yên được; nhưng mấy lần vào mời, ngài cũng không chịu đi, cú quyết tâm từ chối và nói gửi lời: xin làng miễn cho, vì lý do… và làng quyết định thế nào, ngài cũng ưng theo, chỉ yêu cầu là miễn cho việc ra công đình. Nhưng làng xử không được, mắng chửi thằng mõ là không đi mời đến nơi! Và bắt nó phải đi mời bằng được ngài ra, thì mới xong. Đến lần cuối cùng nó cầm con dao nhọn, dấu trong áo, mời ngài không đi là nó đâm chết ngay tại nhà! Thế mới thật tin, là nét đất phản!
3. – Ngôi mộ, kiểu đất gọi là hoàng xà táng nhĩ ( ở làng Vĩnh Kiều, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh) nhưng đâu có hình con xà, chỉ thấy khu ruộng cấy lúa vụ mùa và trồng khoai đậu, ở gần đường xe lửa giáp xóm làng ở; mộ kết vào cái gò hình chũ nhật thấp nhỏ, ở gần phía ruộng trũng cấy lúa chiêm, gối đầu vào khu ruộng cao hình thế bị đào xẻ, khuất lũy tre làng và đường xe lửa cao, khó xem, nên phải đi vòng lâu mới nhận ra, huyệt ấy, là đất phát “ Kế thế cao khoa, toàn gia thực lộc” về Lê triều v.v…
4. – Ngôi đất họ Nguyễn ở làng Kim Đôi, huyện Võ Giàng, Bắc Ninh: Có cách Minh đường cửu khúc nghịch chiều; long sa bút tốn; hổ đới bảng tân; đại giang cận hậu, mà phát 18 Tiến sĩ đồng triều đó Tân Long uyển chuyển chí hợi nhập nhĩ, phát phúc trường viễn, nhưng vì phản nhau xẻ cống, nước chẩy ra thẳng sông cái, đứt cuống mạch nên hỏng về thời Pháp.
5. – Ngôi mộ họ Nguyễn ở làng Vân Điềm, huyện Đông Ngàn, Bắc Ninh: Có kiểu hình nhân chú sáo, do “ hổ xuất trường can”. Huyệt ất thổ tinh, hốt kính tác án, tọa ất hướng tân. Xuất thân khoa bảng, chi kiêm văn, võ, khai quốc công thần. Các ngôi kể trên, tự tôi tìm thấy.

6. – Ngôi mộ nhà Trạng Me ở làng Hương Mặc, huyện Đông Ngàn, Bắc Ninh. Ngôi này cụ Tả Ao để cho; vì có sự tích là “ Trạng Me đè Trang Ngọt”! Nên xưa nay, các thày địa lý thường hay đến xem.
Nhân có ông thày ở gần tôi, đã nổi tiếng là giỏi Địa lý, ông này được người quen biết dẫn đến xem mộ rồi, nên vẫn hứa hẹn sẽ đố tôi để thử thách v.v… Nhưng ít khi có thì giờ để cùng đi, vì ở xa không tiện lộ.
Nhân tiện dịp đầu Xuân, vào ngày 6 tháng giêng, năm Nhâm Thân ( tức năm 1932) có cả bọn hơn chục người anh, chị em cùng đi có việc khác, qua làng Me. Ông ấy dẫn lại gần nơi khu mộ đó, bảo: Ở trong khu này đấy để khỏi đi xa mất thì giờ; tôi dừng lại chưa đây năm phút đã đến nhận thấy ngay ngôi mộ ở trên cái gò nhỏ, rộng hơn hai thước, dài độ bốn thước, cao độ 1 thước tây, đột lên ở giữa bờ ruộng cao, ruộng thấp giáp nhau. Ông ấy cười và nói to: Không phải, kết lâu ở mộ đó! Ở kia kìa! Chỉ vào ngôi mộ đắp vuông ở dưới ruộng liền, cái gò ấy cách xa ước khoảng gần 20 thước, cũng trông vào cái ruộng vuông, cao hơn bốn bề, độ 10 phân tây gọi là cái mảng tác án v.v… Lúc ấy, cả bọn cùng cười: Thôi, thày trẻ thua thày già rồi! Tôi tức quá cự lại: Các người biết gì đâu! Mà vội cười! Nếu thực ngôi kia là cụ Tả Ao để, thì khỏi nói, không cần xem cũng biết là đúng, nhưng ngôi mộ ở cái gò này, tôi dám quyết là cũng kết to; vào làng hỏi xem đã! Nếu không phải, thì tôi sẽ đập tan la kinh ngay tại đây và về đốt sách luôn! Không làm địa lý nữa, là vì sách dạy sau v.v…Rồi cả bọn cùng đi, thất trong đình làng ấy có những kỳ lão, nhân viên sang trọng, có vẻ là các chức tước hội hợp… Liền cùng vào xem phong cảnh, chủ ý để hỏi chuyện đó. Thấy các cụ chào mời có vẻ lịch sự, mời ngồi, chưa kịp uống nước tôi liền hỏi: Thưa các vị; chúng tôi muốn biết rõ ngôi mộ cụ Tả Ao để cho nhà cụ Trạng? – Trả lời: Chính ngôi mộ đắp vuông ở cái ruộng cỏ ấy, Toan dẫn đi xem. Tôi nói: Đã xem rồi. Thế là tôi thua! Cả bọn nhìn tôi mỉm cười! – Tôi hỏi tiếp: Thưa quý vị, còn ngôi mộ để trên cái gò nhỏ ở sau cái mộ đắp vuông ấy, của nhà ai? Lúc ấy, thấy các vị đều ngước nhìn tôi, như có vẻ… Và nói: Các ông ở đâu? Ông còn ít tuổi mà địa lý tin tường như thế! V.v… Xong rồi, một ông đã đứng tuổi nhã nhặn thuật lại sự tích cho biết; chính ngôi đó ( ở gò) lúc đầu cụ Tả đã cho nhà họ cụ Trạng, cắm chỗ đào huyệt, từ chiều hôm trước, và hẹn giờ… Sáng mai đem cốt lại hạ táng v.v…Lúc ấy, có một người làng là họ Đàm đứng ở đấy nghe biết rõ sự thể, đêm về bảo nhau đem hài cốt của nhà đến trước trực sẵn, chờ cụ Tả ra gần đến nơi là hạ ngay cốt xương trước, đặt về một nửa huyệt và van lạy, xin thày cho cả hai ngôi cùng táng chung một huyệt. Cụ Tả thấy lễ độ, bảo bên kia: Thôi, cho nó chỗ này, ra để chỗ kia lấy Trạng nguyên! Cụ liền chỉ cho đào huyệt khác ở dưới ruộng, là cái mộ đắp vuông đó rồi phân kim cho cả hai nhà. Khi ấy, cụ tính đốt ngón tay, bảo: Đến khoa… đỗ Trạng nguyên. Học trò cụ nói: Thưa! Thầy lẫn rồi! Hôm nọ thày bảo cái mộ bên làng Ngọt, đến khoa ấy, thì chiếm Trạng nguyên, ngày nay thày lại bảo đến khoa ấy đỗ Trạng nguyên, người ta cười cho! Làm gì có hai Trạng nguyên một khoa? Cụ Tả liền bảo: Rồi Trạng Me đè Trạng Ngọt! Về sau, đến khoa ấy ông ở làng Ngọt ( làng Như Nguyệt) đậu Trạng nguyên, ông ở làng Me ( làng Hương Mặc) kém vài phân điểm, đứng dưới! Nhưng ông Me đẹp trai, khôi ngô hơn ông Ngọt. Vì vua kén rễ Trạng Nguyên mà con gái vua ưng ý ông Me; vua biết ý chiều lòng con gái, khi ra sân rồng khảo sát lập kế đểbác ông Ngọt cho ông Me Trạng Nguyên. Vua hỏi: “ Hà giả vi Trạng Nguyên?” Chánh chủ khảo kính tâu và chỉ vào ông Trạng Ngọt, vua liền chỉ vào ông Me: “ Thử nhân, khởi bất khả Trạng nguyên hồ?” ( người này mà không đỗ Trạng nguyên à?) Chủ khảo tâu: Cũng sóng sánh ngang tài nhau ạ! Vua bảo: Thế thì ra cho câu để đối, ai đối trước thì lấy Trạng nguyên! Vua liền ra câu: “ Mũ áo đưa ông mặc”. Ông Me ứng khẩu luôn: “ Tàn tán rước bố về”!
Ông Ngọt tưởng racho mỗi người một câu, nên không đối, thế là lấy cớ “ văn hay không tầy ứng khẩu”! Thế là Trạng Me đè Trạng Ngọt thực, sự tích còn ghi rõ.
7. – Còn một ngôi mộ thiên táng ở đồng Bờ vàng thuộc làng Tư Mại ( Thạch Thôn), huyện Yên Dũng, Bắc Giang, truyền lại sự tích: Có người đàn bà cùng trong bọn đi cấy mướn ( quê ở phương xa, vùng Sơn Tây), khi cùng bọn đương cấy chiêm, mùa đông giá rét lạnh bị cơn đau bụng, lên ngồi dựa lưng vào cái gò để khuất gió. Đến gần tối, người đồng bọn tới gọi đi về, thì thấy chết rồi! Đành bỏ lại, sáng mai đem hòm ra để chôn cất thì mối đã đùn đất kín cả người, chỉ còn hở cái đầu thôi. Vậy bảo nhau: Thiên táng rồi! Cứ để yên, rồi bồi đắp thêm cho kín thành nấm mồ vô chủ!... Mãi đến đời cháu nội đậu Tiến sĩ mới tìm nhận mộ! Sau đó, nhiều thày Địa đến xem mà không ai rõ kết phát về cách gì, vì đồng ruộng bình thản, coi bạc nhược, lại không có tinh phong đột khởi, như bút, bảng, và long mạch cũng không phải là phương Tam cát, Lục tú v.v… Thế mà, đời xưa chưa có ngôi mộ thiên táng này cũng đã có thày nói là: có kiểu: “ Bờ vàng Tiến sĩ”; thế mà bao nhiêu đời nay, thời sư không biết, đều cho là không phải đỗ Tiến sĩ về đất này v.v… Năm 1944, có ông bạn tôi ở trong vùng này, gần ngôi mộ đó, mời tôi và một ông Địa già nữa; đưa cả đến tận nơi: Thưa, hai thày xem ngòi này kết phát về cách gì? Để chúng tôi xin học…
Tôi nhìn bao quát cục thế thì sơ soàng thực chỉ thấy có một cái gò hình tròn bầu dục, cao độ hơn 3m ở phương Cấn dần, cách mộ độ 300 thước Tây, nghịch chuyển qua phương Quý Sửu đến phương Tý, độ hơn 200 thước xa; rồi từ phương Tý đi qua một giải ruộng cao hơn hai bên độ 3,4, tấc tây, thẳng đến phương Ngọ dài xa độ hơn 100 thước, bề ngang chừng 9,10 thước đột lên một cái gò dài bằng khổ ruộng, chiều nằm ngang, hình Mộc tinh, ngang độ 2 thước tây, cao gần 1 thước, phía trước là thửa ruộng thấp hơn phía sau, cách xa độ 15 thước thì đến khu đồng ruộng trũng, không khoáng v.v… Sau đó, lâu chừng 10 phút ông bạn ( chủ ) hỏi: Thưa hai vị: cho hay kết về cách gì? Ông thày già nói: Xin chịu! Tôi trả lời rằng: Cách “ Tý long, Mộc tinh thụ huyệt”; “ Bạch ốc xuất công khanh”! Cả hai người đều ngạc nhiên! Xem ý ông bạn còn nghi hoặc, cho là tôi ngụy biện chăng? Và ông nói: Xin cho xem chữ ở bộ sách nào để xin thụ nghiệp! Tôi nhận lời, liền hôm sau đi theo về nhà tôi và tôi giở xách cho xem ngay. Bấy giờ, cứ nhún vai lè lưỡi, vừa cười vừa lạy liền liền! Quá ư khâm phục: Thánh hiền dạy đúng lắm!
8. – Một cái bằng chứng nữa: Khi tôi ở bên Trung Hoa, vào năm 1948. Nhân một hôm, có người là họ Hà, người huyện Minh Giang, tỉnh Quảng Tây đến thăm người anh em trong trụ sở của chúng tôi, ( Đoàn thể các mạng tập trung) với một người là thày Địa lý đi cùng, là họ Bành. Sau tôi mới cầm cái la kinh của y, rồi hỏi thử mấy phép về môn Địa lý, nhưng y không hiểu và thú thực là: y không được học thày Địa lý chính tông, nên còn thiếu xót nhiều! Rồi xin tôi giảng cho nghe qua, sau nói: xin làm đệ tử. Tôi trả lời là không dám, xin từ chối; xong cả hai người thành thực yêu cầu tôi, làm ơn đi xem giúp cái đất, y mới tìm cho họ Hà, ở gần vùng chúng tôi trú thuộc huyện Minh Minh. Mấy hôm sau, hai người dẫn tôi đến nơi xem, tôi thấy đất ấy cũng không phải là quý địa, mà điểm huyệt lại không phải là nơi chính kết. Tôi dẫn giải cho biết, rồi điểm cho huyệt chính, chỗ cách xa chỗ huyệt tùy của y điểm trước, dộ hơn 100 m. Y phục lắm! Hân hạnh là được học thực hành v.v…
Từ đấy, họ Hà mời tôi về nhà rồi đưa đi xem đất nhiều nơi, những chỗ đã tương truyền là có kiểu hay mà chưa ai để được đúng.
Tôi đi du ngoạn mấy tháng, cũng xem được vài cái có quý cách và là đại địa, mới chỉ điểm cho biết để đánh dấu; rồi họa kiểu ghi hướng, tọa, phương vị lưu lại thôi, vì gần làng người khác, còn phải chờ cơ hội thuận tiện để xin làng người ta cho, mới để được.
Và 8,9 ngôi nữa, vừa trung địa, vừa tiểu địa cũng tạm khá được, nhưng chưa tiện hạ táng.
Có một ngôi tìm cho nhà họ Hà này, cũng ở về huyện Minh Giang, tỉnh Quảng Tây. Phải lên đỉnh quả núi cao, mới nhìn được nơi có huyệt, rồi tìm đường đi tới nơi kết huyệt đó; thấy là một quả đồi, cây cỏ rậm rạp, khu rừng không vào được, phải đốt hết cây cỏ cho quanh đãng mới điểm được huyệt, rồi đắp chiếm, cũng như ngôi mộ mới để. Chỉ có một người bạn nhà họ Hà, ở làng có ngôi đất này biết thôi. Mấy tháng sau, người bạn này đến bảo họ Hà nhường lại cho y ngôi đất này, muốn lấy ruộng nương, trâu bò hay tiền bạc thế nào y cũng chịu: nhưng Hà từ chối: sợ phải tội với gia tiên, và nói sẽ nhờ thày tìm cho một ngôi khác, không lấy tiền công.
Sau, người bạn nói chuyện cho Hà hay rằng: y đón được ông thày Địa chính tông, đi tìm đất, thày chính tông cũng tìm đến chỗ đồi ấy, thấy ngôi của Hà đắp chiếm thày nói: Người ta để đúng huyệt rồi, cả khu chỉ có một chỗ này thôi, ngoài ra đều không phải hết! Y nói cho ông thày hay: Đây là ông thày Việt
Nam, xem cho người bạn y; mới đắp chiếm giữ sẵn, chứ chưa táng cốt v.v… Thấy liền cự y: Cả tỉnh Quảng Tây nhà ngươi, cũng không có thày Địa lý này, nữa là Việt Nam, làm gì có thấy như thế. Nếu có, đâu hộ phải kiếm thày Địa Trung Quốc. Đây là thày Địa chính tông, người ta ẩn danh đấy! Nếu thực chưa táng thì đi nói mua lại được, thì thày sẽ làm giúp cho không lấy tiền công… Vì vậy mà y dám nói xin họ Hà nhường lại cho v.v…
Từ lúc ấy, tôi lại có tín nhiệm thêm, những người biết tiếng cứ dến nhà họ Hà mời tôi đi tìm đất cho. Bên Tầu họ tín mộ địa lý lắm! Chỉ vì chiến tranh cản trở, nên không tìm được thày đi xem đất thôi.
Năm sau (1949), Trung Cộng chiếm hết Lục địa Trung Hoa, chúng tôi phải vượt đường máu mới về Việt
Nam được. Cả quân, dân Trung Hoa cũng phải chạy qua Việt Nam tỵ nạn; khi về Hà Nội, có mấy người Tầu cũng tìm đến thăm tôi, và họ Hà cũng theo di cư vào Nam, hiện nay cũng ở Sài Gòn. Họ cũng vẫn hy vọng khi nào thế giới hòa bình, sẽ mời đón tôi trở lại Trung Hoa để làm cho họ những ngôi đất, tôi đã tìm được hồi ấy. Ôi, “ Thời hồ, bất tái lai”! Phải chăng? Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”? Nghĩ lại đáng buồn thay! Nếu thời thế không biến cải, xoay vần, có lẽ chúng tôi vẫn còn phải làm thầy Địa lý ly tông, lang thang nơi đất khách quê người! đâu được thấy gia đình, chủng tộc, giang sơn Tổ quốc ngày nay. Nghĩ đời mà chán cho đời! Đã có câu: “ Vạn sự giai tiền định”, lại còn câu: “ Nhân định thắng thiên”, thật là mâu thuẫn! Thôi, việc trời, trời làm; việc ta, ta làm.
"Mặc cho cơ tạo xoay vần,
Có thân, cũng phải đem thân góp đời
Dầu thành, dầu bại! cũng vui,
Vui vì không phải là người ăn không!"
Ở nước Việt
Nam ta ít ai là không biết tới câu tục ngữ: “ Người ta sống về mồ về mã chứ không ai sống vì cả bát cơm”. Câu tục ngữ trên đủ để minh chứng rằng ông cha của chúng ta, từ rất nhiều đời đã tôn sùng và tin tưởng ở khoa Địa lý Phong Thủy một cách rất đặc biệt. Trong lòng người Việt theo đạo Khổng, Mạnh luôn luôn mang nặng hai hoài bão sau đây:
- Phải kiếm sau cho được một kiểu đất tốt để sau khi cha mẹ về già, lúc lâm chung sẽ đặt táng cho cha mẹ, gọi là để báo hiếu.
- Phải làm sao cho dòng họ đuôc phồn thịnh, phú quí hơn đời.
Chính vì mang nặng trong lòng hai hoài bão trên, nên ta thấy có nhiều người, nhều gia đình đã khổ công đi tìm thầy để đất, có khi phải nuôi thầy cả tháng cả năm ở trong nhà, chiều chuộng hầu hạ tày hơn chính cả nhũng kẻ thân yêu nhất trong gia đình. Thày Địa lý vì vậy rất được mọi người vì nể và kính trọng. Tuy nhiên, số thày hay thì quá ít mà dở thì quá nhiều, đấy là không kể đến những người chẳng biết gì về Địa lý cũng mạo danh thày để làm tiền thiên hạ. Trong số những người ham chuộng về môn Địa lý, có lắm vị còn sang cả bên Tàu để đón các thày địa lý Tàu về để đất cho nhà minh, vì các vị sẵn có thành kiến là thày Tàu giỏi hơn thày Việt
Nam. Nhưng thật ra thì thày Tầu cũng chẳng giỏi gì hơn thầy Việt Nam, phần nhiều các thày Tầu cũng bịp bợm như ai, có điều là các thày bịp dễ hơn ngươi Việt Nam, vì các thày là người ngoại quốc lại nói tiếng ngoại quốc.
Xem vậy thì đủ biết khoa địa lý quả đã có một tầm ảnh hưởng quan trọng, sâu xa trong đời sống dân tộc Việt
Nam. Không ai còn có thể chối cãi được giá trị thực tế của nó.
Tôi hồi còn nhỏ đi học, trong những tháng nghỉ hè thường được theo các cụ bên nội cũng như bên ngoại đi coi đất. Đây là những dịp tốt để các cụ ngao du sơn thủy, trước là thăm bà con, bè bạn, sau là có dịp thực tập coi đất để chứng nghiệm những gì các cụ đã học hỏi được ở trong các sách địa lý. Bất cứ kiểu đất to hay nhỏ nào, hễ nghe nói kết phát là đều được các cụ tôi tới viếng cho bằng được. Trong những dịp như thế ác cụ tôi lại chỉ cho biết những chi tiết về ngôi mộ.Tại sao kết? do những chứng ứng gì mà phát văn hay võ? Đất có cái gì phản? v.v…
Hồi đó vì còn nhỏ tuổi nên tôi chỉ ham vui mà đi theo hầu hạ các cụ, để có dịp được dong chơi đây đó và nhất là được nghe các cụ kể lại những truyền kỳ về môn địa lý, chứ thật ra tôi chưa ý thức được gì về môn địa lý. Phải đợi đến khi lớn lên ra Hà Nội học, tôi mới có dịp tìm hiểu nhiều về môn địa lý phong thủy này. Ở Hà Nội có một thư viện rất lớn đấy đủ những sách vở cổ cũng như kim. Trong những lúc rãnh rỗi tôi thường hay ra đây để đọc sách, tôi ưa thích tìm đọc những sách cổ nên một hôm tìm ra được một cuốn sách nhan đề là Địa lý Tả Ao do Sơn Nhân hiệu đính và bình chú. Sách phát hành vào năm 1919 viết bằng Hán tự và chữ nôm. Sách được phiên dịch toàn bộ ra Việt ngữ do Nhật Nam Thư Quán Hà Nội xuất bản năm 1932. Cuốn sách này đã làm cho tôi say mê không ít, mặc dù có nhiều chỗ quá khó làm cho tôi không thể hiểu nổi, phần vì tôi hiểu biết về Hán tự cũng như căn bản về khoa địa lý còn quá ấu trĩ. Tới ngày di cư vào
Nam vì thời cuộc tôi phải lưu lạc một thời gian ở miền Trung Việt. Trong thời gian này tôi mua được một bộ sách địa lý cổ viết bằng Hán tự do một gia đình nông dân nghèo bán cho. Theo lời kể lại thì sách này do một người Tầu mang sang Việt Nam từ đời vua Tự Đức, không mat thọ bệnh chết tại Việt Nam và để lại toàn bộ sách cho gia đình ông. Biết là sách quý song vì không biết Hán tự nên đành phải đợi đến khi về Sài Gòn, gia đình đã yên ấm, tôi mới bắt đầu học chữ Hàn và phải khổ công suốt mấy năm trời mới nghiên cứu được sách. Khi đã xem được rồi tôi mới thấy khoa địa lý thật là huyền diệu. Một chân trời mới như được mở rộng ra, tôi sung sướng vô cùng. Tuy nhiên sách chỉ nói về sơn pháp tức là phép xem đất ở miền núi chứ không có đoạn nào nói về phép xem đất ở miền bình dương. Hơn nữa sách không sắp đặt thành hệ thống nên rất khó cho việc tra cứu. Ôi! Bể học thật là mênh mông làm sao mà đi cho tới bờ tới bến được? Một lần nữa tôi lại phải tìm đọc đến các loại sách Tầu như các bộ: Địa lý hợp bích, Địa lý chính tông, Thiên cơ hội nguyên, Hám long kinh, Nghi long kinh, Ngọc Tủy chân kinh chính bản, Huyền long kinh v.v…Càng đi sâu vào môn học này tôi càng cảm thấy mình ngu dốt và càng thận trọng hơn vì môn học này không phải tầm thường, nếu không có tâm cơ và lực mục thì khó có thể đạt tới đích được.
Tuy nhiên, hễ có tâm tốt và lòng thành thì cũng có ngày gặp được thày hay bạn tốt để mà học hỏi. Đó là trường hợp tôi cũng như các bạn tôi hiện nay đã gặp được Việt Hải tiên sinh và đã bái cụ làm thày. Cụ năm nay đã ngoài 70 tuổi, học địa lý từ năm trên 20 tuổi. Cuộc đời cụ chìm nổi lênh đênh vào sinh ra tử không biết bao nhiêu lần, song nhờ cụ là người có đạo tâm, có bản lãnh, có một ý chí cương quyết và nhất là có một tấm lòng chí thành, nên tài học địa lý của cụ ngày nay đã đạt đến một trình độ rất cao, nếu không muốn nói là quán triệt. Cụ lại được có rất nhiều sách địa lý rất quý báu; suốt 30 năm trời cụ đã khổ công sưu tập tất cả các sách về địa lý của Trung Hoa, rồi cộng thêm với những kinh nghiệm sống khi đi làm đất và phúc các ngôi cổ mộ, cụ đã biên soạn được một bộ sách địa lý hoàn toàn bằng tiếng Việt Nam, gồm ba cuốn dày cả ngàn trang. Đó là các bộ: Tầm long – Điểm huyệt và Lập hướng.
Có được cụ trực tiếp truyền thụ và có được đọc các tài liệu quý báu về địa lý này của cụ, chúng ta mới thấy được cái công trình sưu khảo của cụ, không phải là câu chuyện của một sớm một chiều; quan trọng nhất là những chỗ dụng tâm to lớn của cụ đã làm cho chúng tôi càng thêm kính mến cụ.
1. – Cụ đã cố gắng đem hết tâm lực của cả một đời người để tập đại thành cả một khoa cổ học của người Trung Hoa ( vẫn được coi là bí truyền), Việt hóa nó để dành cho người Việt
Nam
dùng.
2. – Song song với việc soạn sách cụ còn mở các khóa học về địa lý để truyền thụ cho môn sinh tất cả những bí quyết về địa đạo, với dụng ý nhờ các môn sinh tiếp nối cái ý chí của cụ, là làm sao, qua sự ứng dụng của môn địa lý, sẽ tạo dựng một nước Việt Nam hùng mạnh với những nhân tài lỗi lạc có thể làm rạng rỡ cho núi sông sau này.
Cao quý thay cho tấm lòng cao cả của cụ và còn gì đáng phục cho bằng!
Nay tôi mạo muội viết ít hàng để giới thiệu cùng độc giả bốn phương sách Địa lý Phong Thủy “ Bảo Ngọc Thư” của Việt Hải tiên sinh. Mong rằng khi sách tới tay quý vị nó sẽ giúp quý vị được một số kiến thức xác thực về khoa địa lý. Nếu quí vị có đạo tâm và có lòng thành thì sau khi đọc xong sách này quí vị có thể làm đất cho gia đình một cách không mấy khó khăn, và xã hội cũng sẽ mất dần đi những hạng manh sư, manh sĩ.

Đại khái hình đồ
Đây là cái tổ long khoảng chừng một quận: Hỏa sơn khai lưỡng kiên, trung thùy viên nhũ, chỉ nhi bất hành, mạch tòng hữu kiên xuất bách lý, kết quận thành. Kỳ trung xuất giả. Dã sư, đại phú nhân đồ táng. Vạn kim hôi bại! Tử tôn tẩu tha hương, cánh tuyệt vô hao!
Xét đây là cách trung mạch “ Hỏa hạ xuất kim”, “ Mẫu khắc tử” không thể dùng được, khí tượng cũng ác! Thời sư cho là Phi phượng hình, cưỡng táng, cho nên bại tuyệt.
Chính mạch nó xuất ở bên vai hữu sa, bên tả sa cũng có sơn phối hợp. Vậy biết là trung xuất mà không phải là trung, mà là giả xuất ( giả đối). Bên kiên xuất mới phải là chân xuất ( thực).
Luận cục

Tìm long nếu đã nhận rõ được long cách hành độ dẫn chuyền đến chỗ sáp thành, tức nơi sơn hoàn thủy bão thu vào, hội hợp lại thành một vùng, chung quanh bao bọc như hình cái vòng. Trong vòng đó dọi là Cục.
Cục thì có: Đại cục, Trung cục, Tiểu cục.
- Đại cục là cái bản sơn tự Thủy tổ xuất ( ở Thái tổ sơn ra) với các triều sơn cũng tự Thái tổ xuất, đều cùng triền hộ ( ràng quấn, hộ vệ) với nhau hợp thành một vòng tròn, rộng lớn là Đại cục.
- Trung cục là cái bản sơn ( cái sơn chính gốc) và những triều sơn đều ở Thiếu tổ ra, và cùng triền hộ với nhau, hợp thành một vòng gọi là Trung cục. ( Nếu thế cục, thật rộng to cũng là đại cục).
- Tiểu cục là cái bản sơn tự Phụ mẫu sơn ra với những triều sơn, đều ở đầu cuối cùng có tay, chân của trướng mịch sơn ( tức là tiểu chi sơn hợp lại), hợp lại một vòng nhỏ hẹp, gọi là Tiểu cục.

Tất cả long mạch không có lý nào trực hành trực kết, nên phải mỗi đoạn, mỗi tiết, biến hóa ra mới thành kết cục. Xem đồ hình đại lược dưới đây:
Đại cục là Thành; Trung cục là Viên; Tiểu cục là Đường.
Nội cục thì là tay và miệng.
Nhận cục
Đi tìm long, dầu thấy long hàn ngoạn mục ( đẹp mắt) nhưng không thấy hội cục, thì không phải là nơi kết huyệt.
Nhận cục phải tinh tường. Chớ có lầm tưởng! Tuy ba (3) đường ( minh đường) cùng trong một cục, nhưng Đường môn ( thủy khẩu của tiểu cục) không hẳn đối với Thành môn ( thủy khẩu của Trung cục). Viên môn không hẳn đối với Thành môn (Thủy khẩu của Đại cục) tức là không chẩy ra cùng một phía, đó là Thiên nhiên bố trí ( bầy đặt sẵn) do Tạo hóa an bài. Xem họa đồ giả thiết đại lược dưới đây:

Kết tác xứ

Có cục đất ở một địa phương. Tổ sơn khai trướng, Chủ sơn long trường đại, loan hoàn có thể gọi là đại cục, trong cục tinh phong la liệt, cao đại, đê tiểu, đủ Ngũ hành tinh thể, hình như Tiên đới, Thiên hoa, Ngô đồng, Nga mi, Bán nguyệt v.v… Sư, Tượng, Bả môn (sư tử, voi trấn giữ cửa thành) nhưng cửa thành không phải là chủ long, và lại thô ngạnh phản diện, không phải là chỗ khí mạch chung tụ, thế mà thời sư đặt táng ở thành môn cho là phải huyệt, đáng tiếc thay!Trong vòng đại cục này tuy có nhiều nhà hạ táng, nhưng chỉ có hai (2) ngôi kết huyệt đúng, còn phần nhiều là sai lầm, sinh tai họa. Và số ít tuy không kết phát, nhưng cũng tạm yên được, không bị phản hại lắm!
Độc giả nhận xét: những khuyên nhỏ là nơi đặt mộ, xem trong đồ cục bên đây, rồi khi đi đến những nơi địa hình địa vật rộng lớn trong vòng 5,7 cây số hoặc hai, ba chục cây số chẳng hạn, mà tìm thấy nơi kết tác huyệt trường, là thành công, thành tài, danh sư địa lý rồi.

Cục thường cũng gọi là Đường hoặc là Dương.
Những Đại địa phần nhiều là có tam Đường hoặc tứ Đường: Tiểu Đường, Nội Đường, Trung Đường, Ngoại Đường, nhưng tứ Đường không phải cục nào cũng đều hiện thấy ở cả trước mặt. Có cục, Đường ở bên tả, hoặc ở bên hữu có một đường. Ở phía sau lưng, có nước tụ, lại thành một đường thuận thủy có một đường, lại có chỗ hoành thủy ( chảy ngang) khai một đường và nghịch thủy cũng có tụ một đường, nhưng ba, bốn minh đường cũng vẫn là một huyệt chứ không được mỗi đường, lại tìm một chủ huyệt khác nữa dầu có huyệt nữa, cũng chỉ là tùy huyệt thôi, ít khi có 2 chủ huyệt.

Đi tìm long mạch, nếu thấy phía trên ( đầu) có mấy chi rủ xuống, ở phía dưới (trước mặt) cũng có mấy chi chầu lên; hoặc hậu sơn có mấy tầng lại, tiền sơn mấy lần hồi cố, tức là thành cục ở khoảng giữa những sơn khứ lai hồi cố ấy.
Những vòng cục, vuông hay tròn, đều là quý cục; nếu hình cục dài cũng quý, nhưng phải là hoành cục ( quay ngang), chứ trực ( đi thẳng) thì xấu. Nếu trực thì nên đới khúc ( gẫy cong) ôm hướng vào trong cục; nếu hướng ra ngoài là phản bội, không phải cục.
Nếu thấy quần sơn tế tế, mật mật ( là có nhiều núi non san sát, không thể lọt chân vào được) mà thấy một khu bình điền quang đãng là thành cục ở trong vùng bình điền ấy. Hoặc thấy quần sơn tán loạn, “ đông tẩu, tây bôn”, là núi đồi tản mác, cái thì đi sang đông, cái thì chạy về phía tây; mà thấy một chỗ nào đoàn tụ là cục thành ở khu đoàn tụ đó, hoặc đều là sơn hình thô ngạnh ( già cứng) chợt thấy nẩy ra một chỗ tú nộn ( non, mềm, dẻo, dẹp), tức là kết cục ở chỗ tú nộn ấy. Hoặc thấy đều là nơi hoang thôn, khoáng đã, thủy bình, là noi làng mạc, đồng bằng nước phẳng, bỗng có một chỗ đột khởi ( nổi cao), bốn mặt hồi chuyển ( quay hướng mặt vào nhau) tức là kết cục ở trong vòng đó.
Tóm lại, tất cả sơn thủy phải là đằng sau quay mặt lại phía trước, phía trước ngoảnh mặt lại phía sau; bên hữu hướng về bên tả, bên tả chầu về bên hữu tất nhiên thành cục, tức thị huyệt ngồi ở giữa.độc giả nên ghi nhận những đại ý kế trên. Khi đến những nơi có hình thể đại cục, rộng lớn, phải quan sát tinh tường thì mới biết rõ được mấy lần sơn thủy bao bọc hay phản bội, để mà định cục thực, hư ( chân, giả).
Khai diện
Khai diện ( mở mặt) là điều cần nhất, đứng đầu trước nhất của long mạch hạ lạc ( dẫn xuống) huyệt tinh.
Hậu sơn không khai diện thì không phải là mạch lai; Tiền sơn không khai diện thì không phải là sa triều; Tả sơn không khai diện là tả bão vô tình; Hữu sơn không khai diện là hữu phản giả bão.
Thấy một cục, có các sơn thủy đoàn tụ mà thấy một chi phản bối quay đi, tức là Giả cục.
Hễ thấy La thành, tứ sơn khai diện, mà nội cục có sa phản bối ( lưng quay vào, tức là ngoại cục chân ( thực) nội cục giả ( hư). Hễ thấy nội cục tứ sa khai diện, mà Viên thành hoặc ngoại thành có sơn sa phản bối bay đi, thế là nội cục chân, ngoại cục giả.
Nội cục giả, thì đoán là vô địa ( không có huyệt). Ngoại cục mà giả thì chỉ là tiểu địa ( đất nhỏ) thôi. Ngoài thành, mà sa thủy như chạy buông đi, tức là ly hương sa; nếu long chân huyệt đích thì không hại gì chỉ là quý nhân ly hương thôi. ( Đã kể ở chương, luận về Hạ sa).
Cần nhận biết đâu là diện, đâu là bối?
Bối như là sau lưng người, và như mu bàn tay. Diện như là phía trước mặt, bụng người, và như long bàn tay.
Diện thì hẳn phải hướng vào trong. Bối hẳn là hướng ra ngoài.
Có chỗ xem thấy bên tả là Bối, bên hữu cũng là Bối, gọi là phú thể ( úp mình), lưng gù lên, đấy là long hành, không thể dùng được. Có chỗ thấy bên tả là Diện, bên hữu cũng là Diện; đó là nơi long cục đại thành, chi chi kết quả, tiết tiết khai hoa ( như câu nhiều nhánh nở hoa, nhiều cành kết quả); tất nhiên trong cục ấy, có một chỗ là chủ kết ( kết huyệt chính).
Ví sơn cũng như người:Tứ chi, bách hài, tam bách lục thập cốt, xứ xứ giai huyệt, nhi chủ kết, duy tại nam, nữ chi căn, nhược dĩ cục luận tất lưỡng khóa sở khai, nãi chi nhân cục.
Nghĩa là: Ví như thân Người, bốn chi, bộ phận là tay chân, có một trăm cái xương nhỏ; tất cả lớn nhỏ trong toàn bộ có ba trăm sáu mươi (360) cái xương, chỗ nào cũng đều có huyệt cả, nhưng cái huyệt chính chủ là ở chỗ cái gốc, của người trai, hay gái ( tức là chỗ hiểm yếu). Nếu lấy cục mà luận, thì huyệt chính là ở chỗ giữa hai háng mở ra, là đích giữa hai chân đại huyệt đó.
Tóm lại, tầm long mạch phải theo sơn, thủy tình thế mà nhận cục, định huyệt, trước hết phải xét đâu là khai diện ( hướng về trước), đâu là bối ( chổng lưng về sau). Nếu chưa rõ thì phải lên đỉnh núi cao, xem cả bốn phía tường vách, sơn sa, thủy nhiễu, Đường, Viên, Thành, đều quay vòng ôm lại huyệt, mới là chân cục.
Thí dụ: như mình đứng ở chỗ huyệt, thì sơn sa, thủy thế, tứ phía chung quanh đều loan bão chầu vào mình, là hướng diện đấy. Cũng như cái tuy loan hoàn ( vòng cong) nhưng nó không chầu vào mình nó lại hướng ra ngoài, chổng quay lưng vào mình, là phản bối đấy!
Khán cục: là xem đại lược, cả Viên tường La thành. Thấy một bên khai chi, mở ra những dẫy sơn nhỏ chầu hướng vào trong, đó là phía diện. Thấy một bên cao vọt chầu hướng ra ngoài, lưng nó chổng cong vào, tức bên ấy là phản bối.
Cũng có chỗ không có chi, cước ( chân sơn thè ra) thì lấy cái bình viên ( tròn, bằng phẳng) hướng vào trong là diện. Có nhiều chi, cước mà nó đạp duỗi ra ngoài, hướng triều chỗ khác tức là bối.
Có chỗ nước tụ ở trong là diện, sơn sa quanh ở ngoài là bối. Có sơn vòng ở trong là diện, mà thủy quanh ở ngoài là bối. nhưng cốt là những chi, cước ở sát gần huyệt, mà vòng ôm vào huyệt là diện thì tốt là thực huyệt. Nếu nó so le, lệch lạc, hướng ra ngoài là phản bối đó! Tức là xấu.
Nhưng nếu thấy có năm, bẩy chi sơn sa nho nhỏ ở ngoài sơn sa lớn, mà chia ly như phới phới bay đi, thì không hại gì, mà lại là quý cách; đấy là diệu khí phát sinh.
Thấy những Đường, Viên cục ( nội cục là Đường, trung cục là Viên) nhỏ hẹp, mà bên trong và chung quanh như hoàn ( vòng vào), bên ngoài tứ phía cũng như hoàn, thì cái nơi ấy là hoàn trung ( ôm bọc chính giữa); tức là nội hảo.
- Thế nào là Viên chân, Thành chân?
- Tựa như bức tường đất, đắp đều đều không có chỗ bỏ khoáng là Viên chân,
- Tựa hồ cái thành lũy đắp đất cũng đều đều, chỗ nào cũng liền nhau, vây quanh kín là Thành chân.
Trái lại, chỗ khởi, chỗ phục; tức là chỗ có, chỗ không, cách quãng là giả Viên, giả Thành. Nếu ở chỗ gần huyệt trường mà lõm khuyết ( không khoáng); tức là Viên phá tường ( tường bể vỡ) thì huyệt không tốt, hoặc là giả huyệt, giả cục.
Có chỗ long hành là núi, mà thành cục cũng là núi; có chỗ long hành là núi lớn, mà thành cục ở chỗ núi nhỏ; có chỗ long hành là núi mà thành cục ở chỗ dồi: có chỗ long hành là đồi, mà thành cục ở chỗ bình dương ( đồng bằng).
Có chỗ long hành là núi, là đồi, là đồng bằng mà cục lại độ hà ( qua sông) quá thủy ( chìm lặn qua sông, vũng nước lớn như đầm hồ), biết thành một cục, lấy thủy loan hoàn ( ôm vòng quanh). Có cục thành ở chỗ thoát thể ( rút lìa hẳn ra) mà cũng có sơn tủy loan hoàn.
Có chỗ thoát thân đi, rồi lại thoát nữa, hay là buông lìa đi, rồi lại lìa buông đi lần nữa, một lần thủy nhiễu ( nước vòng quanh), hai ba lần; hoặc năm, bẩy lần thủy nhiễu không chừng.
Có cái bình cục mà lại là đại cục, sơn hoàn thủy nhiễu v.v.. khả dĩ ý hội, bất khả mục đổ ( là lấy ý mà biết, chứ cũng chẳng có thể mắt thấy cả được).
Có cái long hành lâm thủy ( tới nước) cái bản sơn ra nửa cục, còn nửa cục là cái ngoại sơn ( sơn ở ngoài đến) ở ngoài cái thủy, thấu hợp thành chủ cục; có cái long ra nửa cục, thủy thấu nửa cục: có cục nửa là núi, nửa là đồi, nửa là đồng bằng; có chỗ phân ra ba, bẩy cái rồi thấu hợp với nhau thành cục, nhưng hết thẩy các cục mà không phải là phá cục thì mới dùng được.
Những cục tứ vi đều cao là tốt, tứ vi đều bình là tốt; hoặc khởi phục cũng là tốt. Nhưng, cần nhất là ở chỗ gần huyệt thì nó phải hộ vệ thì chủ mới vững bền, không phá thành, đương ngay ở chỗ huyệt cũng là tốt cả. Rất sợ là phá thành ngay ở sát nách mình ( gần huyệt), nếu phá khuyết thì “viễn phong xạ huyệt” ( gió thổi bắn vào chỗ huyệt) là hư hỏng thì không dùng được.
Muốn xét cục chân hay giả, thì phải lên đỉnh núi cao nhìn xem sơn, thủy nó bố trí rõ ràng như trong bản họa đồ, thì mới hiểu tình thế của cục ấy. Nếu sơn ở một bên, cục lại ở một bên như vậy là thế thiên, hình biến; vậy thì phải tinh ý mới biết được. Nếu không thể lên núi cao được, thì phải đi chung quanh khắp cả chu vi. Nếu nhiều ngòi lạch không thể bộ hành được, thì phải dùng thuyền bè mà đi xem tứ vi sơn, sa, thủy, nó khởi, chỉ nhiễu bão như thế nào, chớ nên hồ đồ thì uổng phí công phu, vì phần nhiều là sơn xuyên dời đi một đoạn là thay hình đổi dạng, không thể đứng một chỗ mà biết được toàn hay khuyết.
Xem cục thì phải biết chỗ nó đại giao hội, đại bao khỏa, đại thành quách ( nghĩa là sơn thủy gặp nhau rộng lớn, bao bọc rộng lớn, thành quách rộng lớn) có đến 9,10 lần bao vây và ngoài hơn nữa không chừng. Bao vây từ ngoài xa, lần lần vào đến trong, giữa hẹp nhỏ khoảng độ giải lọt chiếc chiếu không chừng, tức là trung tâm điểm, nên phải có nhỡn lực nhìn xa, trông rộng và tinh tường, hiểu biết đến tận long, cùng cục, thì điểm huyệt mới không sai.
Xem đất, trước hết phải thuộc Ngũ hành chính thể và biến thể ( Xem ở họa đồ đã có đủ hình tượng) và nhận đó mà tìm long thì rõ được chính cách và biến cách. Đến lúc long pháp sắp thành, thì cái thế của nó thường hay tán ( phân tản ra), đấy không phải là Tạo hóa hiếu kỳ; tức là từ chỗ ấy mà phát huy, mới là “tận sinh thành chi diệu”! Đến cái địa vị ấy mới càng khó, lại thêm rất nhiều công phu hơn, mới nhận định được ! Vì chỗ hội lại thành cục, đó là nơi long mạch chỉ túc ( ở lại không đi nữa), gọi là long tận. Nhưng, long tận không phải là tận ở chỗ vô sơn, mà bảo là tận, chính là tận ở chỗ “ long khẩu thổ khí” ( cửa miệng nhả khí hơi ra); đấy mới là tận long; và đó là long khẩu; hoặc hiện ở đỉnh núi, gọi là long phi! Hoặc vào chỗ nước tụ, gọi là tiềm long ( mạch chìm); hoặc ở chỗ quần sơn ( nhiều dãy núi) gọi là bàn long. Cho nên chỉ có Hoành thủy cục, Hồi long cục thôi; chứ không có trực thủy hay trực sơn cục. Nếu thấy một cái trực sơn lại, hoặc một cái trực thủy lại, đương trước mặt thẳng đi, tức là tử sơn ( sơn chết), không có long mạch, hay tử thủy ( thủy chết) không có khí tụ.

Hỏi: - Có cái đại long lâm thủy ( tới chỗ nước ) nội đường đi thẳng và dài gần một dặm hoặc hơn một dặm, cái ấy không được bảo là trực thủy là thế nào?
- Cái lâm thủy ấy tức có hoành cục để ngăn chặn, ngoài tất có cái hoành sa che đậy. Ngoài cái sa ấy, thường đã có cái đại thủy chuyển qua ngang, hoặc chầu lại, thì gọi là “ trực thủy chi cục” , “ long khẩu sở thổ chi tân” ( cái bến) chứ không phải là trực thủy phóng đi; sẽ phải lên cao mà xem cục, cái trực hẳn biến ra tròn, hoặc lại biến ra vuông, không thành trực nữa, vì 2 hoặc 3,4 cái thủy liên giao, hội thành đại cục chẳng hạn.
Đã nói là: không có trực thủy cục, nếu thực là trực thủy cục, mà tác cục ở ngay chỗ thủy khứ, tất thị “ phi chân long, chỉ túc chi địa”, tất bại nhân gia!
Nên, độc giả muốn thành tài thành danh Địa lý Sư, trước hết phải biết Tinh thần (là tinh thể ngũ hành). Biết tinh thể rồi sẽ nói đến cách cục ( là hành long cách cục), hiểu cách cục rồi thì đến huyệt. Huyệt thì lại càng khó hơn, vì tường được huyệt rồi còn phải biết lập hướng, và lập hướng thì lại khó hơn nữa! Thực là công phu không thể nói xiết, nên có câu: “ Cùng thần nhập hóa”,
Nan ngôn! Chính là nghĩa đó.
Tuy nói là khó, nhưng cũng chẳng phải là khó; nếu khó sao có nhiều người biết? Nên không có gì khó cả, chỉ khó là ở chỗ không chịu khó học hỏi, và không chịu suy xét; nên có chữ là: “ Dị chi dị, nan chi nan”!( nghĩa là: Dễ với người cho là dễ, khó với người cho là khó thôi).

Quan, Quỷ, Cầm, Diệu
Nếu những hành độ hoặc cách cục nghiêng bên tả, lệch bên hữu, vừa phản vừa phục; hoặc như là gầy gò trông như lột da, róc thịt là thế lực bình thường, cũng có thể yên định phần mộ hoặc dương cơ kết phát phú quý, nhưng không phồn thịnh lâu bền, là vì tổ sơn, tông sơn, lực bạc, cớ vậy!
- Quan là cái sa ở ngoài án sơn, nẩy buông ra: có hai cách: Minh và Ám.
* Minh là lại khởi lên một tinh phong nhọn, ở huyệt trông ra thấy gọi là “Hiện dện quan tinh”
* Ám là chỉ thấp mà buông dài ra thôi, ở huyệt trông không thấy, gọi là “ Ám tinh”
- Quỷ là cái sa thừa, nẩy ra ở phía sau huyệt, và ủng hộ huyệt đó.
- Diệu là cái sa nẩy ra ở bên tay long hoặc tay hổ, có hai cách: Minh và Ám.
* Minh là nó ở đầu mỏ long sa hay hổ sa, nẩy ra đâm ngang qua đằng trước huyệt, gọi là Minh Diệu.
* Ám là nó ở đằng sau lưng long sa hoặc hổ sa nẩy ra, gọi là Ám Diệu.
Ba (3) loại này là cái tú khí của quý long hiện ra, phi Tam tai. Bát tọa, Khôi nguyên, Đỉnh giáp chi kết, thời không hay có. Long hay cục đều tốt cả, mà không tấy ba loại tú khí này thì khoa đệ đậu thấp thôi; nếu là tiểu hay trung địa cục, thì chỉ phát đinh tài thôi!
- Cầm tinh là cái gò tròn nhỏ ở về mé tay dưới ( tay long, tay hổ ), thấp; hoặc ở bên mé cạnh nước đều gọi là cầm tinh.
Nếu ở ngoài tủy khẩu ( cửa nước tháo đi) gọi là La tinh, ở trong minh đường trước mặt gọi là Hoạn nhỡn sơn ( gò tận mắt), ở gần huyệt tinh phía trước là Đọa thai sơn ( gò rớt thai), ở bên tong tay long, tay hổ là Bảo dưỡng sơn ( gò con nuôi).
- La tinh là cái gò đá nhỏ ở ngoài La thành thì tốt, ở trong cửa thành thì xấu ( chỉ là để lấp thủy khẩu). Đây nói về La tinh đã kinh nghiệm, không sai.
Bốn loại Quan tinh nên tú lệ ( tốt đẹp) cũng kỵ chạy thẳng dài quá Quỷ thì cần bão lại long thân, nếu thẳng đi không chuyển lại thì rất xấu. Duy có Diệu tinh thì càng dài càng quý, càng đi càng hay, ít người biết lắm! Bốn tinh, hình cách rất nhiều, đều do ở Ngọc tủy chân kinh dậy mới rõ.
- Diệu tinh, ở Ngọc tủy kinh có bốn mươi loại nói rộng lắm! Nhưng ít có ai rõ hết cách Diệu tinh. Như Mộc, hỏa là Diệu thì ai cũng rõ; như Diệu là Thổ tinh, lại thành ra tinh thể rất lớn, không mấy người biết nó là cái gì nữa. Còn cái Diệu là Thủy tinh, coi như là một chi mạch đi, thường cũng khai trướng xuất mạch, khởi phục như long hành không khác gì, cũng hoạt động uyển chuyển và rất là khó nhận được là Diệu, nhưng long thì có âm có dương, Diệu thời thuần âm, long thì càng đi càng dương lên, mà Diệu thì càng đi càng thu hẹp xuống, đến đầu cuối cùng thì phiêu tán không kết cục, không thấy vựng huyệt ( thu gọn lại và đột lên). Các thầy địa đến đây, họ thường băn khoăn là long đi đẹp, mà khó điểm huyệt, nhưng có biết đâu là Diệu xuất thì làm gì có huyệt.

- Long thể càng đi càng rộng lớn ra, đến đầu thì thành tinh thể kết huyệt.
- Diệu thể càng đi càng nhỏ hẹp lại, đến đầu không thành huyệt tinh.
Bút sơn
Bút sơn là cái sơn nhọn đầu, có hai thể: Thể sơn đứng và Thể sơn nằm.
* Đứng cao là sơn đứng nhọn như cái đầu măng mới mọc; là bút Trạng nguyên, Tể tướng.
* Nằm thấp là tiến điền bút, thoái điền bút; hoặc Hỏa tinh ( nhọn đầu và nằm thẳng).
Trong các bút sa, thì cái thoái điền bút rất là khó nhận, phần nhiều cho là sơn sa che huyệt, ngăn nước chảy thuận đi.

Minh diệu là thoái điền bút ở phía trước mặt. Quý địa, mà hồ nghi không biết là bút, vậy xem họa hình trên đây để nhận rõ:
Phụ đoán bút sơn
- Tiến điền bút là nghịch thủy chảy ra
- Thoái điền bút thì thuận thủy chảy ra
- Đoạn đầu bút là ở đằng sau tay ra
- Vi quan bút ở trên án nẩy ra
- Học sĩ bút là ngọn cao giáp mây
- Trạng nguyên bút là đâm xiên lên cao và ở Cấn vị
- Tú tài, Cử nhân bút là ở tên giá bút ra
- Họa sĩ bút là loạn bút tầm thường, chẻ 2,3 ngọn
- Thái sư bút là thường ở phương Kiền, Khôn, Cấn, Tốn
- Bút đầu đới thạch ( đá) là giao dịch bút, ngoại sứ, ngoại giao bút.
“ Ẩn tiền nhược kiến bút đấu khai; thập tao phó cử cửu không hồi”! Nghĩa là: Phía trước án, thấy đầu bút mở ra, là “ ma thiên bút”… thì mười (10) khoa đi thi, chín (9) khoa trượt về không!
“ Bút giá hậu đầu, tài cao bất đệ”! Nghĩa là: “ Bút gác ở đằng sau mộ, thì học giỏi, nhưng thi không đậu!
Dư khí
Dư khí có hai loại: Đại dư khí và Tiểu dư khí.
Đại dư khí: Đại long mạch kết đại địa rồi sau lại thừa khí, đi ra lại kết tiểu địa nữa.
Tiểu dư khí: Cái huyệt tinh thè lè ra ở dưới, trước mặt, như lưỡi con trai, con sò hoặc môi con cá chiên, bằng phẳng, gọi là “ nhân lậu” ( cái mền, cái đệm).
Đại dư khí thì đại long mạch mới có; hoặc cực vượng chi long mới có, mà không có cũng được. Còn tiểu dư khí thì không nên thiếu, thiếu dư khí là long bạc nhược, thiểu nhân dinh ( ít con cháu) câu chữ: “Bạn vô dư thiệt, hãn sinh nhi” là nghĩa đó.
Luận hình
- Tại sao cứ phải nói đến hình nọ, hình kia.
- Bởi vì, xưa cho những diệu lý ( lẽ hay) khó nói cho thường nhân cùng thông hiểu, nên mượn lấy cái hình tượng để ví vào thì dễ hiểu biết hơn, vì những sơn đầu cũng có thành hình thực. Cho nên kinh Ngọc tủy bàn luận về hình thể, nhưng vô hình thì có nhiều mà hữu hình thì ít.
Mỹ địa ( đất tốt, hay) không hẳn là phải thành hình thể gì cả, mà đời cứ muốn bàn nói đến hình thể, là vì tinh thần ( tinh phong, gò đống) không biết gọi nó là gì để phân tách ra được; chi, cán cũng không phân biệt được, sinh khí cũng chẳng rõ là thế nào, huyệt pháp cũng chẳng am tường, thiên tinh lý khí cũng chẳng hiểu ra sao, như thế thì không thể nói ra được một câu. Mà đạo lý thì không thể không nói, không làm sao được. Cho nên chỉ luận hình nọ, hình kia, cho người ta nghe, thì mới vui thích. Chứ thực ra không cần hình tượng gì cả, cũng vẫn hay, vẫn quý. Là vì hay dở, quý tiện, đều do địa khí sinh ra, chứ không phải là ở hình tượng. Vậy những người hiểu hình thì không phải là hạng Minh sư.
La thành
La thành là cái sơn sa bao bọc chu vi cả phía trước, phía sau, bên tả, bên hữu của huyệt, như cái thành lũy rộng lớn. Đất nào là cực đại cán long, thì mới có những tùy sa của bản thân đi ra, quanh làm La thành. Còn các đất khác thì mượn khách sa họp lại mới có La thành. Được một lần bao là kín, không có chỗ khoáng khuyết là tốt rồi. Nếu nhiều lần thì là đại quý địa.
La tinh, Cầm tinh, Thú tinh
Hoa biểu, Hấn môn, Bắc thần
* La tinh là cái gò đống hoặc đống đá nhỏ ở thủy khẩu, hoặc 1,2,3 đống nổi lên ngăn chặn nước chẩy, để đóng cửa giữ nội khí khỏi tán. Cái tinh phong này với tổ long mà ứng liền ra, hẳn là Đại tinh khởi tổ thì thủy khẩu mới có những tinh ấy, đó là Hỏa tinh dư khí nên gọi là La. Những long sơn thấy Hỏa tinh khởi tổ thì mới phát đại quý! Vậy thấy La tinh, tức là biết quý long, quý huyệt rồi.
* Tinh phong cũng có cái Ngũ tinh hoặc Cửu tinh biến ra, hoặc thành Quy (rùa), Xà ( rắn) hình, thì gọi là Cầm tinh.
* Thú tinh cũng là những tinh phong ở thủy khẩu, nhưng Thú tinh thì cao lớn , Cầm tinh thì thấp bé. Những tinh này tương phối thì hay.
Nếu một bên như hình Sư tử, một bên như hình con voi, thì gọi là Sư tượng bả thủy khẩu. Thú tinh thì hình biến hóa nhiều hoặc như Hổ, hoặc như Lân, như Sư, như Tượng v.v…
* Hãn môn là hai cái sơn đứng cao lên như canh gác thủy khẩu, nghĩa là ngăn thủy khẩu, nên gọi là Hãn môn. Hãn môn thì phần nhiều là thuộc về Cửu tinh. Chỉ có Thái âm, Thái dương thì gọi là Nhật Nguyệt hãn môn, là đất cực quý.
* Hoa biểu, nếu hai cái sơn hình mộc tinh, thì gọi là hoa biểu hãn môn, một cái cũng là Hoa biểu.
* Bắc thần là cái đại sơn ở thủy khẩu, thường là ba tinh: Liêm trinh, Phá quân, Lộc tồn. Ở xa trông như Thái tổ sơn một phương, nhưng ở gần mà xét thì là cái chi cước gần thủy khẩu, không hay xa ra, nên gọi là Bác thần. Tinh này tốt quý, phi Đế vương địa thì không hay có!
Đi tìm long ( mạch ) , thì trước hết phải biết Sơn từ phương nào lại, đột khởi lên? Thủy từ phương nào chẩy lại giao hợp? Phía nào là trước mặt? Phía nào là sau lưng? Đâu là cán long? đâu là chi long? Chỗ nào là chuyển thân? Chỗ nào là giao hội, tụ hợp? Đại lược cả một vùng đó, nhập trong tâm mình rồi. Theo như chỗ đó thì đâu là chủ kết? Đâu là tùy kết? Có tể suy tìm được. Nếu không nhìn thấy thì phải lên đỉnh núi cao mà trông mới thấy long tích và rõ được tổ tông, cũng không phải là khó! Chỉ khó là theo long tích ( xương sống mạch), đi thẳng đến chỗ tận xứ ( chỗ hết sơn), mà lại không phải tận xứ, vì không thấy khai trướng, không thấy biến đổi phục khởi. Tức là long mạch còn đang đi, chưa phải chỗ kết huyệt. Còn tiềm ẩn, sẽ tiếp khởi tông sơn khác, thì phải theo long mà tìm. Hễ thấy khai trướng, bất luận dài, ngắn, rộng, hẹp hễ thấy trung xuất (xuyên tâm) vi động là kết huyệt đấy.
Vậy thì Tổ long cũng có cách của Tổ long, Tông long cũng có cách của Tông long. Khai trướng cũng có cách của Khai trướng, Xuất mạch cũng có cách của Xuất mạch, Cán có cách của Cán, Chi có cách của Chi. Mà Chi Cán chuyển thân, hành độ, khúc triết, đốn khởi mọi cách là do long sơn biến chuyển ở khoảng quá quan, độ giáp, chẳng chỗ nào là không có cách. Nhưng mà chỗ giáp là tối khẩn, cần ở hai bên nghinh, tống, bài bố thị vệ, ủng hộ để cung cấp chỗ không khoáng, bồi bổ chỗ khuy khuyết ( thiếu thốn); hết thẩy cũng có cách tác dụng thần điệu cả, đều đặt ở chỗ hành độ.
Đời xưa, Dương Công chỉ luận long tinh; Liêu Công chỉ luận huyệt tinh; Lại Công chỉ luận phương vị. Cả ba nhà đều không tường hành độ, không biết long biến hóa chính hay tùy.
Vậy thì thành tụ hoặc bại hoại, là bởi ở những hành độ kể trên. Nếu không tường hành độ, thì dầu có thánh thần đến thế nào cũng vẫn còn là mơ hồ! Vậy trung gian các nhà Triết lý đã công luận: Phải hiểu thấu hành độ của long thì mới là tường tận.
Thái tổ mà nhiều Hỏa tinh là cách Long lâu, Phượng các, Xung tiêu phượng ( Phượng vượt mây), Cái thiên kỳ ( cờ che lưng trời) v.v… Lại còn những biến hóa kỳ quái, không thể gọi tên được và còn đặc khởi nhiều cách, như là Trướng thiên thủy, Thấu thiên thổ, Hiến thiên kim, Xung thiên mộc, Nhật hoa vân lạn, Trùng vân phúc vụ, Bảo điện, Bảo tòa, Phi tiên, Phi long v.v…những tinh thể ấy đều có thể là Tổ sơn, nhưng cũng có nhiều cách lạ kỳ:Ngũ tinh tụ giảng, Ngũ tinh quy viên, Ngũ tinh thố chí; hoặc Thiên trì, Ngưỡng thiên hồ ( là những cái hồ, cái ao ở trên đỉnh núi cao, hàng mấy chục, trăm dặm), sức người không tể đi tới được, hoặc rộng dài hàng mấy trăm ngàn dạm, trên đỉnh ngọn thường cao khuất mây mù như núi tuyết, có khi đóng thành khối băng, muôn ngàn xưa không tiêu tan được, đấy là Cực đại Thái tổ sơn, nhưng trong địa cầu này cũng ít có, thường thường Thái tổ sơn là đặc khởi lên mấy ngọn núi cao ở trong xứ, miền, tỉnh, quận. Kế đó, lại phục khởi ra mấy rặng núi dài rộng, trông thì thấy mà đi thì không thể tới cùng tận; trong đó thường cũng có nhiều đại địa phú quý, thịnh vượng bền lâu.
Nếu những hành độ hoặc cách cục nghiêng bên tả, lệch bên hữu, vừa phản vừa phục; hoặc như là gầy gò trông như lột da, róc thịt là thế lực bình thường, cũng có thể yên định phần mộ hoặc dương cơ kết phát phú quý, nhưng không phồn thịnh lâu bền, là vì tổ sơn, tông sơn, lực bạc, cớ vậy!
* Tông sơn đại khái cũng như tổ sơn, hành long trường viễn. Khoảng giữa ngừng lại, phục xuống một tiết ( đoạn) rồi lại đột khởi lên tinh thần ( sơn cao) để mở thêm tông phái ( chi nhánh). Nhưng tổ sơn phần nhiều là lão đại ( to lớn) thì tông sơn mới cường tráng. Tổ thì một, nhưng tông thì phân ra 2,3 hoặc 5,10 rặng núi không chừng, càng nhiều càng quý.
Tông cũng có đại tông, tiểu tông, cũng như thân cây nẩy cành, phân nhánh, mầm, lá vô hạn.
Tổ sơn mà điệp điệp ( nhiều núi) Tông cũng trùng trùng (nhiều lần núi). Tức là Tổ có dày công, Tông có đức lớn. Tông cũng gọi là Thiếu tổ, tiết nào khai trướng là hay có kết huyệt. Khai trướng dài rộng là đất to, ngắn hẹp là đất nhỏ.
Khai trướng là quý cách của hành long. Ví như quý nhân ra đi, hẳn là có những cờ biển, trưng bày ra hai bên uy nghi rực rỡ!
* Hỏa tinh khai trướng gọi là Liên hoa trướng, cư sỉ ( răng cưa); Kiềm vân (mây hình cái kiềm); Phượng quán ( mào phượng); Kê quán ( mào gà); Long diễm ( vây rồng).
* Mộc tinh gọi là Lan hoa trướng; Nhất lâm xuân duẫn ( một rừng măng non); Mãn sàng nha hốt ( dầy giường hốt ngà); Vạn hốt triều thiên ( nhiều hốt chầu trời).
* Mộc hỏa tương liên gọi là tản thương ( dàn súng); Liệt kích ( hàng dáo); Bút trận (nhiều ngọn bút) v.v…
* Thủy tinh khai trướng gọi là Vân mẫu trướng ( ý nói Vương mẫu trên mây); Thủy tinh ( sao sáng trong nước); Phù dung trướng ( hoa phù dung).
* Thổ tinh khai trướng gọi là Bình ( cái bình phong) hay là Liệt bình ( một dãy bình phong) trướng.
* Thủy, thổ tương bạn ( liền nhau) gọi là thủy thổ liên vân. Chi có Kim tinh thì không khai trướng. Liên kim tức thành thủy, gọi là Vân Mẫu trướng hay là Phù dung trướng ( khai trướng hình như hoa cây phù dung).
Khai trướng quý nhất là hoành phi, trường đại ( sơn sa buông ra ngang và dài rộng, một, hai dặm hoặc 5,7 dặm không chừng; hoặc mấy trăm dặm càng dài, rộng, lớn, cao, càng quý, tức là đại địa ở trong khu vực đó. Có chỗ khai một lần, chỗ khai 2,3 lần hoặc 5,10 lần bao bọc không chừng, càng nhiều lần bão nhiễu càng quý thêm bấy nhiêu, tức là đại quý, đại địa mới có trùng trùng điệp điệp sơn sa loan bão như vậy.
Tóm tắt: Khai trướng là mở màn, tức là long sơn đương di lững lại rồi mở ra hai bên tả, hữu, như con chim xòe ra hai cánh, hoặc ngắn , hoặc dài, lìa tổ, tông đi xa ra, và khởi phục; thường biến hóa ra nhiều hình dạng như Long lâu, Phượng các, Bút, Kiếm, Cờ, Trống. (Xem các cách họa đồ hình kiểu cách kể trên).
Trướng khai ra hai bên, khoảng giữa trướng thò sơn hình gì ra chẳng hạn: đấy gọi là xuyên trướng trung hành hay là khai trướng xuyên tâm cũng vậy. Chính là nơi kết huyệt ở đó, và quý cách là ở đó.
Khai trướng trung xuất, mà có cái sơn hình Hỏa tinh buông rủ xuống, gọi là “ Trướng nội tướng quân”hay là “Trướng hạ quý nhân” tựa như quý nhân xuất tướng, tức là quý cách đó.
Giải thích thêm
- Thế nào là khai trướng?
- Ở chỗ long thân đâm thò sơn khác ra hai bên. Ví dụ, như con chim xòe hai cánh ra, hay là hai cánh cửa mở ra vậy.
- Thế nào là Trung xuất? là xuyên tâm?
- Ở chính giữa chỗ khai trướng mà có long sơn thò ra là trung xuất hay là xuyên tâm cũng thế. Ví như người trong cửa nhô ra vậy.
Ở dưới Tổ sơn hay Tông sơn và dưới long tiết đều có chỗ xuất mạch.
Chính diện trung xuất là cách quý nhất ( số 1, ở khoảng giữa phía trước), nhưng trời đất cũng có nhiều cái kỳ dị, núi sông cũng có nhiều cái kỳ, nên địa lý cũng phải quý những cái kỳ, chứ không thể nhất định. Vì có những cái tinh phong không tác chính diện, và cũng có cái trung xuất là giả ( dối) mà kỳ xuất lại là chân ( thực).
Đạo trời đất thì cái trung chính là nhất, nhưng ở chỗ trung chính không định thể thì phải tùy ở cái tinh thần mà lấy làm trung chính. Cho nên tinh phong có cái chính diện mà còn sợ không phải là chính diện và cũng có cái trung xuất mà còn sợ không phải là cái trung xuất; Bởi vì, mạch có cái trung xuất, có cái kỳ xuất là thiên địa an bài, chứ không phải là người tự hiếu kỳ.
Vậy tự thuật: Thấy rõ một chỗ Tổ, Tông bạt khởi như Long lâu, Phượng các, Triển khai trướng dực, chính giữa rủ xuống một cái long mạch, ai trông thấy mà không bảo là chân! Thế mà giả! Vì nó chuyển đi chưa được một, hai tiết hốt nhiên đoạn tuyệt, ngoảnh về bên tả, nhìn về bên hữu, đều thấy bức bách, ( chật hẹp) nghiêng lệch, thô ngạnh không biến hóa; hoặc bên sinh, bên tử v.v…Nếu nhầm mà cứ cho là đúng và cưỡng làm thì tất nhiên bại tuyệt!
Nhưng Minh sư thì không lầm, liền theo tìm ở Kiên ( vai); hoặc ở Giác ( góc), hễ thấy được một cái long mạch xuất tinh xảo, uyển diệu ( dịu dàng, mầm dẻo) rồi nhìn xem phía trước, phía sau, ben tả, bên hữu thấy sơn thủy hồi hoàn loan bão, đường tụ, án triều, khoan dung ( rộng rãi) tương xứng mới là chân xuất. Nhưng còn phải xem cả sa thổ có nhuận sắc, có sinh khí, tức là cây cỏ tốt tươi; nếu thạch cốt thô lộ hoặc cát rời, sỏi vụn, khô khan, cây cằn cỏ héo, tức là tử khí vô mạch, thì đều là giả xuất. Nếu hạ táng tức là tài tán, gia vong! Nhân đinh tuyệt tự!

1.                             Thai phục là hai tinh phong Thư, Hùng ở trên long tích, hướng diện vào nhau. Thư, Hùng ( đực, cái) giao cấu thành thai. Một tinh phong hướng về đằng trước, một tinh phong hướng về đằng sau, là cả hai tinh ngoảnh mặt vào nhau.
Tinh phong sau là Hùng, gọi là Phục.
Tinh phong trước là Thư, gọi là
Thai.
Long mạch thì theo đằng sau lưng Thai tinh chạy đi, có hình như thế thì hay kết huyệt.
Tinh này trông tương tự như hình Kim ngưu chuyển xa. Kể ra có nhiều hình thể, nhưng phác họa một hình đại khái dưới đây để suy xét tế nhị.
Những thời sư xưa nay, phần nhiều chỉ thấy long sơn khởi phục nhiều thì cho tốt. Có biết đâu khởi phục nhiều , cũng chưa phải là long thật tốt, vì khởi phục nhiều là thể độ của chi long, chứ như đại cán long, thì bất luận cao hơn, hay bình cương, thường hay ngang nhiên, đi thẳng lưng, không hay khởi phục và cũng không đột tinh phong nữa, nên có câu: “ Chính long đầu thượng bất sinh phong” là chỉ vào nghĩa thế! Nếu long mạch đi thẳng băng được vài ba dặm thì “ quý bất khả ngôn”, ( hay không thể nói xiết), hoặc một dặm hay nửa dặm, mà kết huyệt, đều là quý huyệt, thượng hạng cả.
Phần nhiều người chỉ biết lấy khởi phục là hay, mà không biết hay ở chỗ nào, chính là hay ở cho đoạn long bình trực ấy ( đi thẳng và băng).
Và chỉ thấy nói long sơn trường trực là quý, thích ý cho rằng hay có biết đâu trường trực, lại không phải là quý long, mà là cái thể độ của tiện long. Chứ như quí long thì bất luận là núi cao, hay đồi bằng đều phải mở dương hai cánh, rộng ngang ra hai bên, ( tức là khai trướng). vì có mở rộng ngang ra, thì mới là đại nghinh, đại tống ( đưa đón nhiều) thì mới có nhiều kiểu quý, cách hay.
Vậy chỉ có “ hoành khoát chi long” ( long sơn mở rộng ngang) mới là cục quý, bất luận cán long hay chi long đều là đại quý cả. Chính là cái hay ở chỗ hoành khát đó, chứ không phải long sơn trường viễn ( dài xa) mà cho là cực hay, thì chưa thực là danh sư.
Chính trong sách địa lý của các Lý gia cổ truyền, cũng đã có mâu thuẫn, tương phản ( trái nhau) về những cái chưa xác, hay là chưa thấu đáo, hoặc không đúng với “ Thiên địa chi chính khí”. Nhưng mỗi cái tương phản, lại là một cái hay, vì đã công khai triết lý, phân tách rõ rệt, chứng kiến kinh nghiệm, không còn chối cãi được nữa, thì mới công nhận là phải, đúng là chí lý.
Ghi thêm về Cán Long và Chi Long
A. – Cán Long thì phần nhiều là những núi cao lớn, hùng cường, cương trực. Đi thăng bằng, không hay khởi phục và không hay đột khởi tinh phong ở trên long tích, trong rất là nguy nga, đồ sộ, tôn nghiêm, thẳng thắn, không chầu hướng vào chi long. Hoặc đi dài mấy trăm dặm, mấy ngàn dặm không chừng. Phân ra nhiều đại chi, tiểu chi hai bên tả, hữu, làm sơn sa hộ vệ tiền nghinh, hậu tống. Khởi phục bác hoán, biến hóa tinh phong, thành muôn ngàn kiểu quý, cách hay. Trùng trùng, điệp điệp, phô trướng, cao ngất giáp chân mây! Dưới thì hai bên khe to, suối lớn, là nội thủy chẩy theo. Ngoài xa thì trường giang, đại hà, thủy lai triều tụ. Kết huyệt phần nhiều ở trên đỉnh núi, lấy những núi cao làm long, hổ bao vi kết cục. Lấy sông to, hồ rộng, hoặc vịnh biển, làm minh đường tụ thủy v.v… Thật là bao la, quảng đại như vạn lý trường thành. Những chỗ có đại thể như vậy, tức là đại địa cao quý, tất nhiên phát phúc, sinh ra những người thông minh, tuấn kiệt, cực phẩm nhân gian, như hạng Hoàng vương, Đế Bá, Hùng Tướng phi thường, vi nhân thiên hạ! Ít nhất cũng công hầu, khanh tướng, xưa kia ( tức là cấp Tổng thống, Thủ tướng, Quốc trưởng thời nay).
Những đại địa này, thường hay ở nơi sơn lâm hiểm trở, khi đi xem phải kiếm lối đi lên đỉnh núi cao mà chiếu, thì may ra mới nhận được long mạch từ đâu phát nguyên. Chỗ nào khởi đính, chỗ nào quá giáp, chỗ nào phân tán, chỗ nào đoàn tụ v.v.. Chỗ phân tán long mạch còn đang đi. Cần nhận biết chỗ Sơ lạc ( mới đầu xuống), trung lạc ( quãng giữa), mạt lạc ( đoạn cuối); xem ba đoạn này âm dương thế nào, mà tế nhận kết huyệt hoặc huyệt ở chỗ khởi phục, hoặc ở chỗ bình cương, hoặc ở chỗ bình dương chẳng hạn. Thấy chỗ nào sơn xuyên tụ hội là sơn chỉ thủy giao, tức là kết cục, huyệt trường ở trong vòng nơi ấy. Nếu huyệt trường ở vào sơn lâm hiểm trở thì khó mà chân đơn bước tới được.
Ngày xưa, Cao vương ( Cao Biền) sang đô hộ nước ta, y là người am hiểu địa lý. Y làm cái diều to, rồi ngồi lên trên mới trông được chỗ có đại địa; vì vậy y đã biết, mà triệt mất mấy cái đại long mạch có đại địa của nước
Nam ta.
Hiện tôi đã được mục đích thấy ở khu làng Triệu, Cung Bái và vùng Vàng Gián thuộc tỉnh Hải Dương giáp Bắc Giang, do giải núi Huyền Đinh, phát nguyên tự dẫy núi tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây Trung Hoa ( Thập vạn đại sơn) qua vùng Móng Cái, Quảng Yên phân ra một giải Đông triều về mé biển, một giải qua xuống Lục Nam đi đến Sùng Nghiêm, Kiếp Bạc giáp Lục đầu giang.
Khi tôi mới xem ở khu đầu ngoài, thấy có chỗ kết đại huyệt và nhiều kiểu quý huyệt lấy làm mừng; sau đi sâu vào bên trong, để xem nguyên lai, thì mới biết là đã bị cắt đứt mất cuống mạch rồi! Có chỗ đào xẻ sâu xuống, chứng bốn, năm mươi thước, chiều ngang chừng hai, ba mươi thước, chiều dài có chỗ ba, bốn năm trăm thước; công trình tổn phí có thể hơn người Pháp xẻ núi làm đường xe lửa, ở các đèo núi cao! Ai trông thấy cũng phải tiếc và không khỏi thán hận! đáng trách con người thâm độc của nước Trung Hoa!
Ngày nay, muốn đi xem, nếu lên núi không thể được, thì có cách hay hơn Cao Biền ngày xưa, là dùng phi cơ trực thăng thì tiện nhất!
B. – Chi Long thì phần nhiều là đê tiểu bạc nhược, không hùng cường như cán long, thể độ thì đa số là khởi phục bác hoán, đa sinh phong loan ( biến hóa ra nhiều tinh phong vòng cong), phân ra chi nhánh sơn sa hai bên tả, hữu và hay thiên thẹo lệch lạc. Hình thế thì phần nhiều là ngắn hẹp và triều bão vào cán long làm tùy tòng. Chỗ xuất mạch ( mạch đi ra) thì không lộ rõ, hình như là lén lút ẩn tích; những tinh phong thì thấp nhỏ, đa số là tiểu đôi và tiểu phụ ( gò đống thấp nhỏ) hành độ thì giắt díu, dây dưa, cong queo, kết cục thì nhỏ hẹp, hay thiên về một bên, ít cân đối. Đại khái Chi long là thế.
Nếu như chi trung cán, hay cán trung chi, thì tự lập riêng một thế cục, dầu nhỏ, dầu lớn cũng không dựa thế nào cán long, tức là “ tự kỷ thành gia”, “ biết lập tiểu giang sơn” ( ví như người: riêng mình tự một khu vực, không ỷ lại khuất phục người nào). Các tinh phong sơn sa hai bên long hổ triều bão, cũng như cán long không khác, chỉ phân biệt nhau là đại cục thế với tiểu cục thế. Tức là đại cán thì đại tụ, tiểu cán thì tiểu tụ; đại chí thì cũng tiểu tụ, tiểu chi cũng có tụ nhưng tụ chút ít. Tuy tụ nhiều, tụ ít khác nhau, nhưng tình ý cũng đều như nhau cả.
Cũng có chỗ “ Thư Hùng lưỡng chi tịnh xuất” ( hai chi cùng đi song song ra) thì chi Hùng ( đực, mạnh) là chủ, chi Thư ( cái, yếu) là tùy, thì kết huyệt ở chi chủ (Hùng) thường thường là quý hơn.
Nếu hai chi tương đương, không phân biệt Thư, Hùng thì cả hai đều cùng kết huyệt. Chỉ phân biệt quý, tiện; ở chỗ có cách và không có cách thôi.
Kết huyệt thì rất nhiều dạng vẻ khác nhau, không thể kể xiết, chỉ kể đại khái như là “ Lão cán sinh nộn chi” ( cành già biến ra nhánh non) thì huyệt kết ở nộn chi ( cành non); hoặc trước thấp sau thấp, tiết giữa cao lên, xét xem tinh diện ( mở mặt) hướng về bên tả thì huyệt ở bên tả, mặt hướng về bên hữu thì tìm ở bên hữu. Nếu khoảng giữa không phân khai, cón đương đi, thì huyệt ở đoạn sau, hay đoạn cuối; nếu cuối cùng ( tận đầu) mà sơn phi, thủy tẩu thì tức là không tụ, không có huyệt và huyệt kết ở đoạn giữa; nếu thấy chỗ nào sơn thủy tụ hội, loan hoàn cung bão ( vòng cong ôm vào), hình thế kín đáo tôn nghiêm, là chỗ ấy có huyệt quý, hoặc âm thịnh dương suy, thì huyệt ở chỗ âm, dương thịnh âm suy, khi huyệt ở chỗ dương v.v…
Còn như long mạch ở miền bình dương ( đồng bằng) thì phần nhiều là di tông thất tích ( mất dấu tích cuống mạch) không biết ở đâu ra. Những chỗ ấy thì phải xem nước ở hai bên giáp long, chảy về phương nào, thì mới định được long lai, nếu không thì là đứt ngang đâu mất rồi khó mà suy lượng ra. Ở vùng bình dương có chỗ mạch đi chỉ hơi gợn lên một chút ít, đến tận nơi mới tấy, chứ ở xa mấy trăm thước thì không biết có mạch, nên gọi là “ Thảo xà, hôi tuyến chi mạch” ( con rắn luồn trong bãi cỏ, sợi dây tro tàn). Những tinh thể chỉ đột lên thấp nhỏ như là hình Lư tiên, Ngọc xích v.v… ( xem đồ hình sẽ rõ) như có, như không,khiến phải nghi hoặc? Vậy phải tế nhận ở chỗ chuyển mạch xuyên điền, truyền giác, hình như giây nọ dắt dây kia, như là bóng dáng nối đuôi, theo hút thôi. Hễ thấy có đột khởi tinh phong ( gò đống) là có mạch, bất luận lớn nhỏ, dài ngắn hễ đường bình thản ( bằng phẳng) mà có chỗ đột cao lên, là chỗ ấy hay có huyệt, nên có câu: “ bình trung nhất đột, tối vi kỳ” là nghĩa đó.
Hoặc ở giữa hồ ao, đầm vũng mà có gò đống nổi lên, và thể chất kiên cố ( bền nguyên thổ) là khí mạch rất tốt. Hoặc bên cạnh chỗ nước mà có huyệt đá ( bãi đá liền với đất) cũng có huyệt hay, nhưng ít người biết, nên có câu: “Thạch huyệt bàng tủy nhân mạc thức, cánh hữu chản nội phù du lạc”. Nghĩa là: “ Huyệt đá ở bên cạnh nước, người không biết, nhưng có báo hiệu là như có cái màng váng nổi trong cái chén nước”.
Trên đây là kể đại khái thể thức Chi long, cán long hành độ; còn về hình thể tinh phong, như là Ngũ tinh, Cửu tinh, phải thuộc hiểu để biết sinh, khắc mà tác dụng mới được.
Trong bộ kinh Tiết thiên cơ, chỉ lấy tám (Cool cái là: Sinh, Tử, Cường, Nhược,Thuận, Nghịch, Tiến, Thoái, để phân tách long hay, long dở. Nghĩa là: Sinh thì long sơn nghểnh đầu, nhiều đốt đoạn, nhiều bác hoán; Tử thì long không khởi phục, nằm đườn ra; Cường là đi mạnh mẽ dài rộng; Nhược là trông long gầy guộc, khô khan, yếu ớt; Thuận là long đi thẳng về phía trước mặt; Nghịch là đương đi, quay mặt trở lại phía sau lưng; Tiến là long mỗi tiết lại cao lên, Thoái là long lui dần rồi tan ( hết) huyệt.

Có hai câu phú: “ Sinh, Cường, Thuận, Tiến giai vi hảo; phú quý kiêm thọ khảo”, “Tử, Nhược, Nghịch, Thoái tối vi hung, yểu triết thụ bần cùng”. Nghĩa là: bốn cái Sinh, Cường, Thuận, Tiến là long tốt, sinh ra người giàu sang và sống lâu. Bốn cái Tử, Nhược, Nghịch, Thoái là long rất xấu, sinh ra người nghèo hèn và chết non.
Như vậy thì kinh Tiết thiên cơ luận long, còn nông cạn, chưa đủ. Theo đúng long pháp, thì phải xem xét cán long, chi long, để phân biệt đại địa, tiểu địa; lấy tinh thần ( tinh thể) mà định cát, hung.
Vậy chỉ có Nghi long, Hám long, Vọng long, bà (3) kinh này mới hiểu thấu tính tình sơn thủy, thực đúng phép kết tác của Thiên địa tạo thiết là chí chân, chí lý! Thời sư phải theo đủ các phép kể trên mà định long hay, dở, chứ không thể đơn giản được.
Quá giáp, xuyên điền
Quá giáp, Xuyên điền là cái thể độ bác hoán của hành long, tức là chỗ eo long sơn nọ, nối với long sơn kia, như chỗ phong yêu ( lưng ong).
Long mạch to hay nhỏ, quý tiện; huyệt kết chính hay trắc, thuận hay nghịch, cao hay thấp, đều hiện hình ra ở chỗ Quá giáp; nên phải theo Địa lý phép, mà phân biệt rõ. Hai cái Quá giáp, Xuyên điền đều là chỗ hành long bác hoán, nhưng Quán điền ( Xuyên điền) thuộc Dương khí, Quá giáp thuộc âm khí, mà Dương khí thì cần khoan thư, vậy Quán điền nên bình thản, dài rộng, khoan thư, mà Quán điền thường chỉ một bên có hộ sa, một bên không khuyết nhưng không ngại phong suy ( gió thổi). Chỉ có đại cán long hoặc chân quý long mới hay có như thế; có lẽ sơn là Âm thế, mà kiêm Dương khí hành long nên tốt. Còn Âm khí cần phải thu tụ, vậy Quá giáp nên ngắn và gần; cả hai bên cần phải có hộ sa giáp khẩn, để khỏi bị phong suy, bất luận cán long hay chi long, đều phải có như thế mới tốt.
Nếu long không Quá giáp, thì không bác hoán. Mà đại long Quá giáp thì tất nhiên khai trương đại trướng, đại nghinh, đại tống. Hai bên chỗ Quá giáp, có những tinh phong tủng tú ( cao đẹp) che kín gió thổi. Dầu ở trước hay sau, đều là quý địa. Nếu đằng trước còn đi dài nữa, kết huyệt tất nhiên là đại quý địa không sai!
Nếu trông thì đại thế, mà long sơn chỉ dài và hẹp, không khai trướng, sơn sa, hộ tống đơn bạc, cho Quá giáp khoáng khuyết ( không có núi đồi che gió) thì bị sát khí, dần dần tiêu tan, thì không có quý địa.
Xét xem chỗ Quá giáp thấy lai sơn đại (núi dẫn mạch lại to), khứ sơn tiểu (cái núi dần đi nhỏ) thì kết huyệt ở gần. Cái lại nhỏ, cái đi lớn, thì huyệt kết còn ở xa.
Nhận xem Quá giáp, nếu là dương tức là Quán điền ( qua đồng, ruộng, thấp hơn) mà trong chỗ bình thản ( bằng phẳng), có những gò đống, hình như thù ty, ma tích. Nếu là âm, tức là cao hơn và khân tế ( nhỏ gần). Mà ở chỗ nhỏ ấy có hình như phong yêu, hạc tất. Chính là những “ thanh tú chi khí” phát hiện, tất nhiên có quý huyệt! Nếu không có gì khác hiện, thì chỉ là làm thương chi khí thôi!
Xem chỗ Quá giáp cao, thì huyệt kết ở thấp. Quá giáp thấp thì huyệt ở cao.
Quá giáp chính thì huyệt tất chính. Quá giáp trắc ( cạnh nghiêng) thì huyệt tất thị trắc.
Nếu một bên Quá mà quay đầu trở lại, tức là “ hồi long có tổ chi huyệt”. Xem mấy minh họa đại lược dưới đây:

2.                             Cục pháp
Cục là sơn thủy tụ hội lại một khu, cấu kết thành cục diện gọi là cục. Tức là Thư, Hùng giao hợp ( sơn, thủy là thư, hùng). Từ chỗ Long sơn phát nguyên lìa tổ sơn ra đi, là ở hai bên sát cạnh phải có hai rạch nước đi theo. Sơn đi đến đâu, thì thủy đi đến đấy. Chữ là: “ Sơn hành tắc thủy tòng”, dầu đi xa hay gần rồi sơn, thủy vẫn phải tụ lại, hợp lại làm bạn với nhau, như “thư hùng giao cấu”thành thai ( kết huyệt).
Tất nhiên là Long tả toàn, thì thủy hữu toàn. Long hữu toàn thì thủy tả toàn.
Nghĩa là: Long ở bên tả lại, thì Thủy ở bên hữu đến Long ở bên hữu đến thì Thủy ở bên tả lại, hai bên Sơn, Thủy gặp nhau thì mới kết huyệt. Nếu hai cái sơn, thủy đều quay đi tức là Sơn phi, Thủy tẩu thì không kết huyệt.
Cục pháp có bốn cách là: Thuận cục, Tà cục, Hoành cục và Hồi cục.
- Thuận cục là long đi thẳng lại huyệt.
- Tả cục là long ghé chếch sang một bên.
- Hoành cục là long quay ngang hẳn về một bên.
- Hồi cục là long quay ngang rồi chuyển hướng, nghịch trở lại về tổ sơn, tức là “ hồi long có tổ”.
a. – Thuận cục thì hướng trông khoảng giữa hai bên long hổ, thủy tụ hợp, rồi theo thuận hướng chi huyền chảy đi ( nước đi ngoắt ngoéo như hình chữ chi, chữ huyền gọi là thủy chi huyền).
b. – Tả cục thì không hướng vào giữa như Thuận cục, hoặc ghé gác sang tả sa, hoặc ghé gác bên hữu sa, chỉ có một rạch nước qua minh đường rồi hợp với rạch nước bên kia, ở phía cạnh chảy đi.
c. – Hoành cục thì hướng ngang hẳn về một bên hoặc long sa, hoặc hổ sa, cũng chỉ có một rạch nước qua minh đường thôi, hai rạch nước hợp nhau ở phía dưới bên cạnh chảy đi.
d. – Hồi cục thì long thân quay ngược trở lên đối diện với tổ sơn, cũng chỉ thu có một bên nước theo long thân chảy lại, tức là “nghịch thủy triều đường”, rồi hoàn bão về sau lưng huyệt hợp với rạch nước bên kia chảy đi.
Vậy thì, chỉ có đại cán long mới hay thu được cả hai rạch nước và kết được Thuận cục thôi, còn đại chi long, chi trung cán, chi trung chi long, thì thường thường là thu được có một bên nước và không kết được Thuận cục, chỉ là kết Tả, Hoành, Hồi ba (3) cục thôi. Tất nhiên là không bằng Thuận cục thu hợp được cả hai bên nước, tức là đại địa.
- Hành độ của đại cán long, thì thể ngạnh ( ngạnh là không khởi phục, không đột khởi tinh phong) đi thì cũng có chỗ hay triết (triết là gãy khúc) như là long mạch ở đằng bắc đi về đằng Nam, nhưng một đưa về Tây, rồi một đoạn đưa về Đông, như cái thước thấp, không kéo thẳng, chữ gọi là: chi Huyền. Sa, thì hay tề ( tề là hai bên tả, hữu sa đều đi đến, như bày đặt đăng đối). Thủy thì xuất ( xuất là cả hai bên nước cùng chảy ra trước mặt hợp lưu rồi chày đi). Cục thì ( thuận là thu cả hai giải nước theo long, cũng đi thuận một chiều ra rồi hợp ở trước mặt.)
- Hành độ của đại chi long, thì thể cường ( cường là đại khởi, đại phúc, hay khởi hục mạnh), đi thì trắc ( trắc là mặt hướng nghiêng về một bên, Sa thì hay cái (cái là che, ngăn nước theo chảy thuận xuống, khỏi chảy tán mạn), Thủy thì triều ( triều là chi huyền, chảy ngoắt ngoéo như hình chữ chi, chữ huyền), cục thì hay nghịch (nghịch là quay ngược trở lại, thu được một bên đại thủy.)
- Chi trung cán là cái cán của các chi nhỏ, thuộc trong chi lớn, long này hành độ thì thể động ( động là khởi phục nhiều) và hay chính ( chính là ngay thẳng mặt về đằng trước), Sa thì hoặc cái hoặc thu ( cái là sa ở trên đằng sau, che qua huyệt; thu là sa ở dưới, đằng trước huyệt, quay ngược lại hạn thu nước ở trên chảy xuống), Thủy thì hay bão ( bão là vòng trước huyệt, như cái đai thắt vào mình) Cục thì hay hoành ( hoành là quay ngang mặt, thu một bên nước qua minh đường).
- Chi trung chi, hành độ thì thể nhược ( nhược là không đột khởi tinh phong, họa là mới khởi phục ít thôi), đi thì tà ( tà là chếch nghiêng về một bên), Sa thì cũng hay phối ( phối là được một bên sa đối diện), Thủy thì đoản ( đoản là chỉ thu được một đoạn ngắn tiểu thủy thôi), Cục thì hay tạp ( tạp là hoặc hoành, hoặc hồi, hoặc thuận).
Trên đây là kể đại khái những tính tinh kết tác của sơn thủy là như thế. Nên có câu: “ Hữu thị long tắc hữu thị cục; hữu thị cục tắc hữu thị long”. Tuy sơn xuyên biến hóa cũng như mặt người, không ai giống ai, nhưng cách cấu tạo cũng vẫn thế, không thể vượt qua được. Vậy tướng địa sư tự suy xét, thấy long là biết cục, thấy cục là hiểu long, không khó gì cả. (Xem đồ họa cục thế sẽ rõ).
Thượng sa, hạ sa
Sa là để ủng hộ long thân và bảo vệ khu huyệt, bố trí cục thế.
Long mà không có sa hộ, thì cô đơn; huyệt mà không có sa hộ thì không khoáng; cục mà không có sa hộ thì phiêu tán, lấy gì làm bố trí v.v…Tiếng sa là gọi chung, kể phân tách ra thì có nhiều thứ như là: thượng sa, hạ sa, tả sa, hữu sa, hậu sa, tiền sa, nội sa, ngoại sa v.v…Nhưng có hai cái thượng sa và hạ sa, là tối khẩn hơn.
A. – Thượng sa là cái sa đi theo hộ vệ chính long, từ chỗ mới phân xuất để hãm thủy ( ve nước) hai bên từ trên chảy thuận ( xuôi xuống, bố trí cục thế, ủng hộ huyệt trường). Sa này cần nhất là mở được rộng, buông được dài và triều bão làm thành quách bao vây đại thể bên ngoài, yểm hộ sinh khí bên trong.
B. – Hạ sa là cái sa ở phía dưới, về trước mặt để thu nạp được bản thân chi thủy ( nước tự gốc,theo long thân đi ra) và ngăn cản ngoại thủy ( khách thủy khỏi nhập nội đường). Nghĩa là, ngăn cái nghịch thủy ở ngoài xa, không cho chảy xung vào mình đường bên trong, trước huyệt. Sa này cũng cần hồi hoàn loan bão ( cong ôm về huyệt) và hãn thủy đình tụ lại, khỏi tán mạn ( chảy buột đi).

3.                             Trong hai sa này thì Thượng sa cần thiết hơn, xem thượng sa có thể suy xét, quyết đoán được huyệt khí quý hay tiện. Thượng sa mà trùng trùng điệp điệp ( nhiều lần bão lại) là huyệt khí quý; nếu đơn bạc (ít lần ôm lại) là huyệt khí tiện.
Sơn với Thủy cũng như phu phụ ( vợ chồng), hễ sơn thấy thủy đều là phải thu hút, không kể gì quý hay tiện, chỉ cốt sao có thủy dễ dưỡng long hộ khí thôi. Còn như khí quý thì ở cục thế khai trương tức là thượng sa dài rộng, nhiều lần vây bọc, cục thế rộng lớn bao la trái lại thượng sa đơn bạc ( có một lần mỏng manh) thì thủy bức thành cước, là thủy xung long, cắt chân huyệt sơn, gọi là “ Cát cước chi thủy” hay là “ Cát cước chi long” cũng vậy. Như thế thì không tốt lắm, bởi vì giảm mất khí quý là tiện.
Vậy thượng sa cần được dài rộng, ôm qua trước huyệt ngăn cản khách thủy (nước ở ngoài xa nghịch lại) không chảy xung vào minh đường, thì nội khí hoàn cốt (trong cục, khí tụ được nguyên vẹn, bền tĩnh không bị phiêu tán).
Vậy những quý long thường không thu khách thủy, chỉ thu “ tự kỷ thủy”, nước ở bản thân long thân.
Còn cái khách thủy là nước của long sơn khác đã xài thừa rồi chảy qua, không nên cho nhập nội đường ( vào trước huyệt). Triết gia nói: như: “ Quý nhân bất thực, tha nhân chi tàn thực”; nghĩa là: Những khách sang không chịu ăn đồ thừa của người khác!
Nên, hạ sa chỉ cần một phiến nghịch chuyển là được, bất luận to hay nhỏ; dài hay ngắn, cũng thành quý huyệt. Các triết gia đều công nhận rằng: những đại địa phần nhiều là “ thượng sa tác án”; hạ sa chỉ cần một phiến nghịch chuyển thôi, nếu có nhiều cũng cho là dư sa ( coi như thừa).
Phần nhiều những thời sư thấy hạ sa phi tẩu, thuận thủy phiêu lưu cho là xấu; có biết đâu như thế là quý cách của quý địa chứ phú địa không hay có cách như thế.
Nhà tiền triết Dương Quân Tùng: “ Hạ sa hoặn như kiếm; thuận thủy tà lưu phi nhiễm nhiễm , thời sư đáo thử, đoán ly hương; bất tri nội hữu chân long chiếm; tuy nhiên hữu thử huyệt bất kiến”.
Bộ sách Lý gia hoạt sáo: “ Sa bất phi dương, quan bất bái tướng”.
Nghĩa là: Ở tận cuối cùng hạ sa hình như mũi dao, mũi gươm buông theo chiều nước chảy xuôi đi, trông như giáng bay tuồn tuột, các thày đến, thấy vậy, bảo là kiểu đất có người phải bỏ làng ! Chứ có biết đâu là ở trong đó đã có chân long chiếm giữ rồi, tuy phóng đi nhưng mà ở huyệt không trông thấy.
Nghĩa của câu Lý gia hoạt sáo: Sơn sa mà không dương ra như buông bay đi, thì làm quan không lên đến chức vị Tể tướng, ( tức Thủ tướng).
Hai câu chữ tuy khác, nhưng ý nghĩa vẫn như nhau, nhận xét ra thì cũng đúng. Không ra ngoài thì làm quan thế nào được, càng làm to thì càng phải ly hương xa, chứ đâu phải bỏ làng như kẻ bần cùng?
Ngẫm ra thì hết cả các long, bất luận chấn long hay chi long, đã kết huyệt thì không chịu thu khách thủy, vì mỗi giải sơn di đến đâu thì đã có hai, hay một giải nước đi cùng, nước ấy triều phối với long mạch ấy, tức là thấm nhuần với nhau rồi, không cần khách thủy nữa, tất nhiên “ Thư, Hùng tương thực, tẫn mẫu tương giao” không hợp với khách thủy nũa cũng đủ.
Như đại long kết huyệt, tự hữu đại sa ngăn cách khách thủy không xung nhập nội cục, chỉ triều tụ triền nhiễu ở ngoài thành thôi, còn như chi long, thường không buông dài ra được, đến chỗ kết huyệt thường hay quay ngang, hay là quay ngược trở lại, kết tác với nội thủy, tất thị không hướng vào khách thủy. Chỉ có nô sa kết huyệt; thì phần đa số là không có tùy thủy, chỉ hướng vào khách thủy, thì cũng như người gác kho cho nhà giàu, vậy đó là tiểu địa.
Tả sa, hữu sa
Tả sa là những sa ở bên trái của huyệt tinh, gọi là Thanh long sa.
Hữu sa là những giải sa ở bên tay phải ( mặt) của huyệt tinh gọi là Bạch hổ sa.
Hai sa này là hai sa hộ vệ huyệt trường, bố trí cục địa, cần phải loan hoàn củng bão ( vòng ôm, về phí huyệt) mềm , dẻo thì tốt, nếu thô ngạnh thì xấu, không nên triết yêu ( gẫy lưng) không nên khuy khuyết không khoáng, nếu thiếu hoặc đứt, cách quãng thì phong suy xạ huyệt ( gió thổi bắn vào huyệt) thì khí tán, kỵ ngang đầu ( là đầu sa ngóc lên, tức là khinh khi chủ huyệt) tối kỵ phản bội ( là đầu, lưng quay đi, tức bất phục chủ) thì không phải là huyệt.
Hai sa này thường không đều nhau, bên ngắn bên dài, nhưng long trường ( dài), hổ đoản ( ngắn) thì hợp phép của địa lý, tức là tốt. Chỗ thì bên có, bên không; chỗ thì cả hai bên giao nhau, ôm qua trước huyệt gọi là duy hội ( ràng rịt). Có chỗ thì chủ tinh không có sa, mà phụ mẫu sơn phân sa ra ôm huyệt tinh, làm tay long, tay hổ; có chỗ thì bản thân long, không có tay long, tay hổ mà mượn khách sơn ( sơn sa ở ngoài) chầu lại làm long, hổ; có chỗ một bên là bản thân sa, một bên phải mượn khách sa ( ở ngoài) lại thấu hợp, mỗi chỗ một khác chứ không mấy chỗ giống nhau. Vậy chớ nên câu nệ, chỉ cốt lai triều hoàn bão, kết thành cục chu mật là khí tụ, tự nhiên kết huyệt được, bất tất phải có đủ mới có huyệt.
Giáp sa
Giáp sa là cái sơn sa ở ngoài tay long, tay hổ của huyệt tinh, “đĩnh khởi đặc tú chi sơn” ( núi cao đẹp, ngoạn mục), bão củng giáp chủ tinh ( huyệt) gọi là “ giáp nhĩ sơn” ( núi giáp tai). Nếu đột khởi trên long thân ở hai bên thì gọi là Thái ất, Thiên ất, là “ đặc quý chi sa” ( quý đặc biệt phi quý long, quý huyệt, thì không có như vậy).
Ứng tinh, Biến tinh, Gián tinh
Tinh thể tổ sơn thì đại để là Liêm trinh ( Diệm thiên hỏa) hoặc là Trướng thiên thủy. Nếu không phải là Thủy, Hỏa hai tinh thì không hay làm tổ sơn được. Hai tinh này trông ở xa thì cao tủng tú lệ, nhưng đến gần thường thấy những tầng đá to lớn, đồ sộ lam nham ghê sợ....
Ứng tinh, Biến tinh, Gián tinh
- Ứng tinh là tinh phong do tổ sơn phân ra đột lên, dẫn mạch vào huyệt tinh ở phía trước, vì đối diện với huyệt tinh tương ứng, nên gọi là Ứng tinh; tức là chủ sơn hành long.
Thí dụ: Ứng tinh là Tham lang, thì gọi là Tham lang hành long. Kết huyệt ở trước mặt hẳn là sinh nhũ đầu ( như đầu vú đàn bà).
Nếu trong khoảng giữa Ứng tinh và Huyệt tinh, lại biến nảy ra Tham lang tinh nhỏ bé khác nữa, mà Huyệt tinh không theo Ứng tinh lại theo biến tinh ra, cũng vẫn gọi là “Tham lang bất biến sinh nhũ đầu” v.v…
- Biến tinh là tinh phong ở vào khoảng giữa của Ứng tinh và Huyệt tinh, do Ứng tinh bác hoán ( thay đổi hình dạng) biến ra, nên gọi là Biến tinh. Tất thị Huyệt tinh theo Biến tinh ra, thì gọi là “ Chân biến tinh”.
Thí dụ: Tham lang hành long, trong khoảng ấy biến ta Tả phụ tinh (phần nhiều là Yến oa ( tức tổ én) nên gọi là Biến tác phụ tinh. Huyệt ngửa lên như hình tổ én, dính liền với sườn núi cao, thường gọi là “ Quải đăng chi huyệt” (huyệt hình như cái đèn treo).
Gián tinh là những tinh phong gián tiếp ( cách nhau) ở khoảng giữa hành long ( dẫn mạch), gọi là Gián tinh. Vì hành long không hản là có một loại tinh mà đáo đầu, tất nhiên có tinh thể khác xen vào, nên gọi là Gián.
Thí dụ: Tham lang hành long, khoảng giữa cách một tòa Lộc tồn, rồi mới đến tinh phong gì khác v.v…
Vậy Tam cát hành long cần gián ( cách) Tứ hung, thì mới “ phân nha, bá trảo” (chia nanh, nẩy vuốt). Tứ hung hành long, cần phải gián Tam cát thì mới hay thành thai kết huyệt.
Tam cát mà không gián TỨ hung , thì đất phát phúc không có uy quyền hiển quý.
Tứ hung hành long mà không gián Tam cát, thì không hóa khi tác huyệt, quyết phạm hình hung v.v…
( Tam cát là ba (3) tinh phong lành: Tham lang, Cự môn, Vũ khúc; Tứ hung là bốn tinh thể ác: Phá quân, Lộc tồn, Liêm trinh, Văn khúc).
Còn như những long sơn đê bình (thấp bằng) phần nhiều là Lộc tồn, Văn khúc, Tả phụ; ba tinh phong này hay gián tạp (liên, cách lẫn nhau) nhưng bình, thấp. Nếu thấy dắt dây ra lan man là Văn khúc; dột lên trên đỉnh, tròn trông thanh tú (xinh đẹp) là Tả phụ; nếu ở trên đỉnh, trông to lớn, thô xuẩn, cương ngạnh là Lộc tồn, hoặc một chi vươn dài ra, như giây dưa rồi khởi lên, trông thô ngạnh, quá độ hình như cổ hạc, đó là “ Lộc tồn tán bá”. Lộc tồn không biến ra Cát tinh gì khác, thì không kết huyệt; nều biến ra Tả phụ thì phần nhiều là kết huyệt hay, mà huyệt tất nhiên khai khẩu, hoặc khai oa rõ rệt.
Tướng địa gia ( người xem đất) cần phải am hiểu, nếu lờ mờ thì không phân biệt được là Lộc tồn hay Tả phụ. Hoặc có người nghi vấn, thì không giải đáp nổi, hẳn ấp úng nói là, “Kim thủy hành long”thì buồn cười!
Chính thế - Biến thế - Kiêm thế - Niêm thế - Thân thế
- Chính thể là Ngũ tinh.
- Biến thể là Cửu tinh.
- Kiêm thể là một tinh thể gồm hai tinh, trông không phải là Thổ mà cũng không phải là Kim, tức là Thổ Kim kiêm thể. Đông trông hình như Kim, nhưng bên Tây trông lại như Mộc, tức là Kim Mộc kiêm thể; đầu tròn chân nhọn, tức là Kim Hỏa kiêm thể.
Trong Cửu tinh, thì Lộc tồn là Thổ Kim kiêm thể, Phá quân là Kim Hỏa kiêm thể.
Trong thiên cơ cửu tinh, thì Thái âm, Thiên tài, Kim thủy, Thiên cương, Cô diệu, đều là những tinh thần (tinh phong) kiêm thể cả. Xem kiêm thể mà tâm mục thông minh thì nhận xét được mau chóng.
- Niêm thể là ở trên Huyệt tinh lại gợn khởi lên một tinh bé nhỏ, cao hơn chút xíu chẳng hạn; nhưng không phải là tình hình khắc, với chủ tinh ( huyệt tinh) thì mới tốt.
- Thân thể là sau huyệt tinh lại liền dính nảy ra một tinh nhỏ bé, mà cũng không hình khắc với chủ tinh thì mới hay.
Hai tinh Niêm thể và Thân thể này, chỉ cần xem ở huyệt thôi. Vì sự sinh, khắc đối với huyệt tinh là tối khẩn, nên nhận xét cho kỹ.
Tất cả Ngũ thể tinh vừa kể trên đây, cần phải hiểu từ trong tâm, trong nhỡn, trước khi đi tìm đất đã, thì khi gặp thấy mới phân biệt được ngay là loại tinh gì; nếu không thì sẽ bị loạn mục, và hoang mang tâm trí.
Thái tổ - Thiếu tổ - Tổ tông - Phụ mẫu
- Thái tổ là chỗ đột lên quả núi rất cao đại, làm tổ sơn, phát nguyên của những long mạch một phương rộng lớn. Hoặc một quận hay mấy quận, hoặc một tỉnh hay hơn không chừng; hai bên tất thị có hai giải đại thủy như sông hay khê chẳng hạn, giáp giới bên tả, bên hữu tổ sơn, tất cả các long mạch to, nhỏ trong vùng thuộc khu vực ấy đều do hai giải sông to đó chứa đựng rồi phân tán ra.
Tinh thể tổ sơn thì đại để là Liêm trinh ( Diệm thiên hỏa) hoặc là Trướng thiên thủy. Nếu không phải là Thủy, Hỏa hai tinh thì không hay làm tổ sơn được. Hai tinh này trông ở xa thì cao tủng tú lệ, nhưng đến gần thường thấy những tầng đá to lớn, đồ sộ lam nham ghê sợ. Chắc là một khối ác khí kết thành, nếu không phải là cương sát khí thì sao đứng lừng lững giữa trời! Chịu nổi tám phương gió bão mưa quăng từ khi khai thiên lập địa cho đến nay?
Những long sơn tuy cũng phát nguyên, từ một Thái tổ ra, nhưng cũng có long hậu, long bạc, long quý, long tiện. Muốn biết hậu bạc, quý hay tiện, thì phải xem từ chỗ Thái tổ phát ra, long sơn nào thoát đại trường viễn (rộng lớn dài xa) là khí mạch hậu, nếu tiểu đoản xúc hiệp ( bé thấp ngắn hẹp) là khí mạch bạc.
Muốn biết quý hay tiện thì phải xem ở cục thể; nếu hai bên tả, hữu và xung quanh tổ sơn, có nhiều tinh phong tủng bạt ( cao đại) ủng hộ bao bọc thành cách, thành cục là quý. Trái lại, là tổ sơn đơn cô độc lập, ít hay không có quần sơn hộ vệ là Tiện.
Thái tổ sơn mà tinh thể phương chính, đoan nghiêm ( vuông vắn ngay thẳng) thì hay sinh ra người giỏi, chính trực, hiền nhân, quân tử. Trái lại, nếu thiên, tà, oa, trắc ( méo, vẹo, lệch lạc, nghiêng ngả) thì địa phương ấy sinh ra nhiều kẻ gian tà, xảo trá, tiểu nhân v.v…
- Thiếu tổ sơn là sau Thái tổ phân ra, lại khởi lên Đại sơn nữa, làm tổ sơn của các cán long, chi long vùng đó. Tinh thể thường không giống như Thái tổ nhưng cốt đoan chính tú lệ, trông có vẻ non bồng ngoạn mục, thì hay kết huyệt to. Nếu được tinh phong tủng tú cao thanh thì phát quý, phi hậu ( to mập) thì phát phú quý vượng đinh tài thôi.
- Tổ tông là cái sơn cũng do Thiếu tổ phân lạc ra sau, nhưng tự biệt lập một mình một khu vực.
Tinh thể Tông sơn này cốt là cát tinh, mà có khai bình, liệt trướng sơn sa triều bão, thành cách cục thì thường thường là có là có quý huyệt; trái lại nếu không phân khai ra được, là vô lực, không có đất hay.
- Phụ mẫu sơn là cái sơn ở đằng sau huyệt tinh dẫn mạch vào huyệt. Tinh này cốt là cát tinh và, mở được hai cánh dương ra thì mới kết tác ( có huyệt), bằng không khai được là vô huyệt.
Trên đây kể về Thái tổ, Thiếu tổ, Tổ tông, Phụ mẫu là để cho rõ căn nguyên, thứ tự từng tiết, từng đoạn thôi, chứ thực ra thì tìm đất tự hạng trung địa trở xuống không cần hỏi đến Thái tổ, Thiếu tổ mà chỉ Tổ tông và Phụ mẫu là đủ.
Vì phần nhiều chỗ sơn xuyên biến hóa ( núi sông thay hình đổi dạng), không thể cứ phải nhất định câu nệ được; có nhiều chỗ thuần dương hành long ( long mạch đi thấp) thường chỉ một phiến bình thản dài thẳng đến đầu, khởi đột lên một cái tinh phong, thì huyệt kết ở trên tinh phong ấy. Như vậy, thì chẳng những đã không có Tổ tông mà lại còn không có cả Phụ mẫu sơn nữa, như những chỗ ấy thì chỉ cô lập có một thân mình ( tức huyệt tinh), không thể bàn nói đến Tổ tông làm gì nữa!
Cán long – Chi long – Chủ long - Tùy long

- Cán long là cái long sơn chính tự Tổ sơn đi thẳng ra, tức như bản thân người ta. Cán long thì lực lượng hùng cường, vì thân long quảng đại trường viễn, hẳn là phân chi ra hai bên tả, hữu làm hộ vệ, tiền nghinh hậu tống, cả hai giải nước giáp với cán long. Thế nhưng cũng có chỗ cán long, chỉ theo một bên là đi ra, mà chỉ long đều ở một bên phân phối ra. Bên cán long càng đi ra, lại càng mạnh, nhưng chỉ thu được có một bên nước thôi, còn một bên là các chi, thì ngắn hẹp, không hay đi dài xa được.
- Chi long là long sơn, do cán long phân ra, tuy là chi long, nhưng cũng có nhiều chỗ lực đại khí cường, không kém cán long mấy chút, nên ở trong chi lớn, chính trung xuất cũng có thể là cán long nữa, gọi là “ Chi trung cán kết” và còn nhiều chi long, lại phân ra các chi nữa, gọi là “ Chi trung chi kết”. Chi long phần nhiều là lực bạc ( mỏng).

4.                             - Chủ long là long sơn cường đại, chính cán xuất ( to, lớn chính cán ở tổ sơn ra), thường đi dài xa, thẳng tiến, tôn nghiêm, không chiều hướng sang hai bên, hẳn là bên tả, bên hữu có những sơn sa tùy tòng hộ vệ triều bão, lưỡng thủy giáp lai ( hai bên nước giáp lại) tức là cán long.
- Tùy long là long sơn phụ thuộc vào chủ long, nhưng nhỏ hẹp hơn, tức là những chi long, và thường là chầu hướng vào chủ long, làm hộ vệ sơn, nên gọi là Tùy long, nhưng cũng có quý huyệt và tùy ở cách cục chứ không nhất định.

Chỉ dẫn hình đại liên Long Sơn trên
1/ Thái tổ sơn, tinh thể là Diệm thiên hỏa tức Liêm trinh khởi tổ.
2/ Thiếu tổ sơn, kế liền với long mạch ở Thái tổ ra, khởi đột cao đại, tinh thể là Thủy tinh, tức: Trướng thiên thủy.
3/ Tổ tông sơn, do Thiếu tổ sơn phân ra đại chi. Hình trên này Thiếu tổ phân ra ba chi là ba (3) Tổ tông sơn:
A. – Chi giữa Thiếu tổ thẳng ra là chính đại cán long, khởi lên một đại sơn, tinh thể là Kim Thủy tức là Tổ tông sơn; sau Tổ tông sơn lại khởi lên một Tham lang tinh, tức là Phụ mẫu sơn, và gọi là Ứng tinh. Ứng tinh này biến ra một Tả phụ tinh, tức là Biến tinh, rồi mới đến Huyệt tinh, như thế gọi là Chân biến tinh, rất quý, thế là thoát, tá, bác hoán đúng với câu chữ “Thô giả dĩ biến tinh, lão giả dĩ phục nộn”. Nghĩa là: Thoát khỏi cái lớn đã biến ra cái nhỏ, cái già cũng đã lột thành cái non mềm v.v… Huyệt này là “ Cán long cán kết” và là chủ long, còn hai huyệt ở bên tả, bên hữu cán long là tùy long cả và gọi là “ chi trung chi kết”. Bên tả thì gọi là “ hồi long nghịch kết” (hồi long có tổ), bên hữu thì gọi là “thuận long hoành kết” (quay mặt ra ngang) cùng chung một án sơn với huyệt chính. Hai huyệt hai bên, đều là huyệt tùy hay huyệt bàng cũng thế. Riêng có bên tay hổ ( bên hữu của chính cán long, nẩy ra một chi, biệt lập một môn hộ, khai trướng lưỡng dực ( mở màn ra như hai cánh) làm long hổ không hướng chiều về cán long và đại chi, huyệt này gọi là “chi trung cán kết”.
Chi A này là chính cán của Thiếu tổ nên lực lượng trường viễn, cục thế quảng đại, mới kết thành huyệt chính và ba huyệt bàng như thế là đại địa mới có chính, tùy. Nếu càng nhiều trung địa và tiểu địa thì là Đế vương địa, vì có nhiều chư hầu; nếu có một đại địa mà không có bàng huyệt, dầu có quý cách cũng chỉ là: “vi vương nhất quốc” ( làm vua một nước hay một xứ, miền).
B. – Chi bên tả cán long, cũng do Thiếu tổ phân ra, khởi lên một đại sơn cũng là Tổ tông sơn, Tổ tông sơn này tinh thể là Tham lang. Sau tinh nàu lại khởi lên một tinh Tham lang nữa gọi là Phụ mẫu sơn, và là Ứng tinh, sau Ứng tinh này, lại đột lên một Tham lang tinh nhỏ nữa, tức là Huyệt tinh. Ở bên sườn Huyệt tinh lòi ra một cái núm đính vào núi, trông như tổ én bám vào tường mà huyệt ở trong tổ én ấy nên gọi là Yến oa huyệt hay là “Quải đăng chi huyệt” ( hình như cái đèn treo). Đấy là cán long cán kết, như thế gọi là: “ Tham lang bất biến sinh nhũ đầu” v.v…Ở bên Tả cán long này tức là tay long còn có một huyệt nữa, theo trong chi chạy dài ra kết huyệt, tức là thuận long. Gọi là “ Cai trung chi kết” và là tùy long, tùy huyệt. Chi này không mạnh bằng chi cán long ở giữa, nên chỉ có một chính một tùy thôi.
- Chi bên hữu cán long, cũng do Thiếu tổ phân ra, khởi lên một đại sơn. Cũng là Tổ tông sơn sau cũng lại khởi lên tiểu sơn, làm phụ mẫu sơn, rồi đến huyệt sơn là Thổ tinh. Nhưng chi này bé nhỏ hơn cả hai chi A và B, nên chỉ kết có một huyệt chính, không có huyệt bàng.
Tóm lại, Cùng Tổ sơn phân ra, nhưng chi nào to lớn rộng hơn, thu được cả đại thủy ở hai bên, tức là cán long hay là chủ long, thì mới là đại địa. Nếu nhỏ hơn không tu được đại thủy cả hai bên, hoặc chỉ thu được một bên đại thủy, hay chỉ thu được nước nhỏ của hai bên long hổ, tức là Trung địa, là tùy huyệt, hay bàng huyệt thôi.
Muốn biết rõ đại cán, đại chi thì phải xem tự Thái tổ phát nguyên ra.
Muốn nhận rõ cán long, chi long và chi trung cán, chi trung chi, thì phải xem tứ Thiếu tổ phân ra, hay Tổ tông sơn cũng thế.
Ví dụ: Cán long như tân người; Chi long như chân tay; Chi trung cán như ngón tay giữa; Chi trung chi như mấy ngón cái, ngón út, ở hai bên ngón giữa. Xem bản đồ lược họa Đại liên long sơn trên thì rõ.
Cán long phần nhiều là ở khoảng giữa Tổ sơn đi thẳng ra, nên lực lượng, khí mạch hùng cường, phát phúc dầy, lớn hơn chi long.
Nhưng bất luận là cán long, hay chi long, đều cần phải Thoát, Tá, Bác, Hoán ( nghĩa chữ Thoát là: rút khỏi, Tá là: trút lui, Bác là:lột bóc, Hoán là: thay đổi ). Tóm lại là lớn rút lại nhỏ, già đổi thành non thì kết Huyệt mới hay, lành. Vì long sơn khi phát nguyên ở tổ sơn ra, phần nhiều là thô ngạnh, ngoan ác. Vậy cần phải biến hóa đổi thay sát khí đi, thành sinh khí thì mới tốt. Vậy càng khởi phục bác hoán nhiều thì càng tốt, càng quý. Có nhiều chỗ già biến thành non, rồi lại đổi trở lại già, lại thúc khí lại, hóa non, chứ không nhất định. Vậy nên tìm huyệt ở chỗ uyển diệu ( mềm dẻo) tức là chỗ non, thì mới lành. Còn chỗ thô ngạnh, chỉ nên làm Tổ sơn hay chỗ trấn thủy khẩu thì hay.
Long hành không thấy bác hoán một đoạn nào, chỉ vẫn thô ngạnh, kéo dài thẳng một mạch đến huyệt. Thì đâu có sơn sa hộ vệ, bai vi, thành quách chu mật. Thường nhân không hiểu địa lý, cho là mãn mục giang sơn, thích thú lắm!Như thế, gọi là địa ý, có biết đâu là: không bác hoán thì sát khí vị trừ (chưa diệt được khí độc) những chỗ ấy là rất hung, gọi là “ thảo khấu diệt tộc chi địa” (là đất làm giặc!bị chu diệt cả giòng họ).
Trên đây là bàn về hành long, phải có bác hoán, thoát, tá, thì mới dùng, chứ chưa phải là thật quý. Quý hay không là ở cách cục, (cách cục là những cách quý, hay tiện, ở trong cái cục đất ấy).
Vậy muốn rõ quý, hay là tiện, sau khi xem thấy long bác hoán rồi, thì phải xem có cách gì quý không? Có cách quý thì mới quý long, và mới phát phúc, hiền quý ( sinh ra người tài giỏi, làm nên chức vị cao quý). Nếu không có cách gì quý, thì dầu là thế cục đại địa, hùng cường, chẳng qua là chỉ phát đại phú, đa vinh, vượng tài thôi, chứ không phát quý.
Vì vậy thấy có đất kết, thực là cán long mà không thấy phát quý. Có nơi huyệt kết, chỉ là chi long, mà lại phát phúc, hiền quý. Chính là bởi có cách và không có cách v.v..
Nói về cách cục thì có rất nhiều. Nhưng tìm đất cũng ít gặp thấy những cách kỳ dị quá! Nếu biết thêm ra thì cũng hay, không thì thôi, chẳng cần lắm. Cứ xem xét những quý cách thông thường có lược họa dưới đây cũng tạm đủ.

Viên cục
Bắc thần nhất tinh thiên trung tôn
Thượng tướng, thượng tướng cư tứ viên
Thiên ất, Thái ất mình đường chiếu
Hoa cái, tam thai tương hậu, tiên
Thử tinh vạn lý, bất đắc nhất
Thử long bất hứa thời nhân thức
Thức đắc chi thời, bất dụng tang
Lưu giữ tinh triều, trấn gia, quốc.
Giải nghĩa
- Một cái tinh phong tôn nghiêm đứng giữa trời, như ngôi sao Bắc cực.
- Bốn cái tinh phong cao lớn ở bốn bên viên cục ví như bốn vị thượng tướng.
- Hai cái tinh phong ở hai đầu tả, hữu chầu soi vào Minh Đường, được gọi là Thiên Ất và Thái Ất.
- Những tinh này, muôn dặm chẳng có được một.
- Long cục đất này, chẳng được cho người đời biết đến.
- Nếu đã biết rồi, không được giấu diếm dùng làm của riêng.
- Phải để cho Quốc gia lập kinh đô, triều chấn, cung điện.
- Đấy là nơi ví như ngôi Tử vi, là Đế tinh ở giữa vòng Viên tinh. Hết thẩy chúng tinh đều chấu vào, rất là tôn nghiêm. Ví như văn võ, bá quan, thần dân hộ vệ ở ngoài ngôi Hoàng đế ngự.
Cục đất này là huyệt đế Vương, ít chỗ có. Nên mới nói là: “Vạn lý bất đắc nhất”.
Nếu ở vùng Bình Dương rộng rãi thì phải nhường để làm Kinh đô, cung điện. Nếu ở vùng sơn khê chật hẹp thì là nơi cấm địa; thời xưa nước Trung hoa, triều đình nghiêm cấm.
Vậy, các sách Địa lý không dám bình luận đến, chỉ có kinh Triết thiên cơ nói rõ thôi.
Đặc biệt có Tam viên: Tử vi viên, là đệ nhất (1), Thái vi viên là thứ hai (2) và Thiên vị viên là thứ ba (3); đại khái cũng tương tự gần như Tử vi viên đều là hạng Đế vương địa cực cả. Ba viên cực này, chỉ có Hoàng triều được dùng thôi; còn tất cả các thần dân đều không được ngó đến! Các triều đại ở Trung quốc đều độc tài ngiêm cấm, nên không có kinh nào dám bàn đến, tam viên kể trên, đến cả những sách có nói đến nhiều kiểu cách quý, như bộ Bích ngọc cấm thư, Hồng vũ cấm thư, mà các danh sư gọi là Cẩm nang, cũng giấu diếm lẫn nhau, không cho phổ biến. Mãi về sau, mới có số ít người tò mò tìm kiếm ra.
Cửu tinh
Cửu tinh là Bắc đầu thất tinh, với Phụ Bật nhị tinh, cộng là Cửu tinh ( 9 ngôi sao). Thứ tự như sau:
1. – Tham lang 2. – Cự Môn 3. – Lộc tồn
4. – Văn khúc 5. – Liêm trinh 6. – Vũ khúc
7. – Phá quân 8. – Tả phụ 9. – Hữu bật.
( Tả phụ ở liền Vũ khúc tinh; Hữu bật thì hữu danh, vô hình, như là ẩn náu không thấy rõ).
Cửu tinh thì có: Tham, Cự, Vũ là Tam cát (3 tinh lành) và Phụ bật là Thứ cát.
Phá, Lộc, Văn, Liêm là Tứ hung ( 4 ác tinh). Xem hình cũng nhận thấy là cát, là hung ! Nhưng vẫn một tinh biến ra, mà có cát có hung. ( Coi hình đồ ở dưới sẽ rõ).
1. Tham lang tinh
Tham lang tinh thuộc thủy, thân hình cao như cái măng mới mọc, ngắn thấp vừa đâm lên khỏi mặt đất, đầu tròn; đó là chính hình thể. Nếu sinh chi như nhú nẩy cành mà lệch lạc, cong hoặc khởi đính ( đột chỏm) mà nghiêng mặt là Tham lang phá diện, thì hung ( xấu); thân thẳng mà hơi nhọn đầu, dưới chân hai bên thò ra gọi là Thừa long. Nếu dưới chân đâm ngang ra, mà nhọn, gọi là Tham lang đới kiếm, là cách tài kiêm văn võ, nắm cả binh quyền.
Nếu 2,3,4, cái liền nhau, trông ngang là ngọn núi, mà trông sang bên là dãy núi nhọn, mở mặt về một phía chạy thẳng đi gọi là Xuất trận long, đó là cách đại địa. Nếu là triều sơn tử khí ( ở ngoài chầu về huyệt) thì không phải là Tham lang chính long.

Tham lang tính có 12 hình dạng:
1. – Tiêm 2. – Viên 3. – Bình 4. – Trực
5. – Tiểu 6. – Kha 7. – Tà 8. – Trắc
9. – Nhai 10. – Đảo 11. – Phá 12. – Không
Giải thích
- Tiêm là ở chỗ đất bằng đột cao lên như cái măng mới mọc.
- Viên là ngay ngắn, không lệch vẹo.
- Bình là nằm ngang ở trên đỉnh núi như cây gỗ, thường gọi là ngọa tàm ( con tằm nằm).
- Trực là từ trong đâm thẳng đi.
- Tiểu là một cái tinh phong mà nhọn, ở trên đỉnh núi.
Năm (5) cái tinh hình trên này là cát long ( tốt)
- Kha là núi có đá chơm chởm, bên cao bên thấp, bốn bề thì không, đều nhau.
- Tà là bên có, bên không và lệch thiên.
- Trắc là nghiêng mặt về một bên, chỗ xuất mạch lại nhọn đầu, và nhỏ hẹp.
- Nhai là sườn núi đá mọc thò ra chơm chởm.
- Đảo là một ngọn núi queo lệch như sắp nghiêng đổ.
- Phá là đường nước chảy ra, vở lỡ như xẻ kẻ tua ra.
- Không là núi đá có nhiều hang rỗng không.
Bảy (7) cái vừa kể là hung tinh ( rất xấu):
* Kha, Tà, Trắc, Đảo thì sinh ra kẻ gian tà, bạo ác.
* Nhai, Phá thì sinh ra tai họa.
* Không thì sinh người cô độc, xuất gia làm tăng đạo, tu sĩ.
Lược kể để độc giả tế nhận định đoán hung, cát; tinh nào cũng có tốt, xấu, chứ không toàn mỹ.
2. Cự môn tinh
Cự môn thuộc thổ, đầu bằng, thân hình vuông, là chính thể, tinh này tính đoan chính, hình cao, ngang thổ, hai bên không sinh chi cước; phần nhiều là đồi vuông như bốn góc.
Tinh này chỉ bình chính ( vuông vắn) thì mới tốt, hay kết huyệt ở chỗ thấp bình, và gần nơi Thủy tụ.
Cũng có chỗ kết huyệt ở cao, nhưng phần nhiều là ở hình nhân ( hình người ở trên núi) nhưng bốn bề trước, sau, tả, hữu đều là núi đồi cao, thì mới phải là đích huyệt.

3. Lộc tồn tinh
Lộc tồn thuộc thổ, hình tròn, đầu bình như cái trống để đứng, dưới sinh chi cước ( chân ) khúc khuỷu, thất ngẫng, thò ra như đuôi quả dưa, quả bầu nhọn; đây là chính thể, rồi biến ra nhiều thể, kiêm cả 3 thể khí là thổ, kim, thủy, vậy là phức tạp, lẫn lộn, cho nên làm gián tinh cho tam cát tinh thì là đại địa, phát võ có uy quyến danh tiếng. Nếu kết huyệt ở Lộc tồn tinh thể thì sinh ra người hung bạo, làm giặc cướp sát hại lương dân thôi! Và sao cũng bị tiễu trừ, tiêu diệt dòng giống v.v..

4.Văn khúc tinh
Văn khúc tinh thuộc thủy, hình thể như con rắn, con lươn, cổ cò v.v…Tinh này phần nhiều là làm gián tinh, biến thể thành tinh khác, đột khởi để kết huyệt. Nếu không có Văn khúc tinh thì long không bác hoán thoát tá, nên hành long đa số là Thủy tinh.
Cát tinh nhờ ở hung tinh làm uy quyền vũ dũng. Vậy hành long có đoạn cao, đoạn thấp, đoạn to, đoạn nhỏ, đoạn dài, đoạn ngắn, mỗi tiết đoạn là một đời; theo long hành mà đoán phát văn hay phát võ, phát hung hay cát v.v.. Nếu chỉ một phiến đê bình ( bằng phẳng) không đột khởi được là nhược long thì không kết huyệt, nếu có kết huyệt cũng chỉ là ty tiểu, bần tiện và không thịnh vượng lâu bền.

5. Liêm trinh tinh
Liêm trinh thuộc hỏa, hình thể rất cao lớn và nhọn đầu, thường thường là núi đá tầng đồ sộ, thô ngạnh trong ghê sợ, ít khi có ở núi đất.
Có một ngọn cao nhọn ở giữa, thì gọi là long lâu; nhiều ngọn nhọn, ngang hàng bằng nhau gọi là bảo điện. Tinh này rất có uy quyền mãnh lực, cho nên không phải là Liêm trinh thì không phải là đại cán long. Vì Liêm trinh khi đã khởi lên, thì mạnh lắm! Hay có nhiều chi phái hùng cường, và hay biến hóa ra Cửu tinh hành long, của những nơi hay có đại quý địa.

Viên cục
Bắc thần nhất tinh thiên trung tôn
Thượng tướng, thượng tướng cư tứ viên
Thiên ất, Thái ất mình đường chiếu
Hoa cái, tam thai tương hậu, tiên
Thử tinh vạn lý, bất đắc nhất
Thử long bất hứa thời nhân thức
Thức đắc chi thời, bất dụng tang
Lưu giữ tinh triều, trấn gia, quốc.
Giải nghĩa
- Một cái tinh phong tôn nghiêm đứng giữa trời, như ngôi sao Bắc cực.
- Bốn cái tinh phong cao lớn ở bốn bên viên cục ví như bốn vị thượng tướng.
- Hai cái tinh phong ở hai đầu tả, hữu chầu soi vào Minh Đường, được gọi là Thiên Ất và Thái Ất.
- Những tinh này, muôn dặm chẳng có được một.
- Long cục đất này, chẳng được cho người đời biết đến.
- Nếu đã biết rồi, không được giấu diếm dùng làm của riêng.
- Phải để cho Quốc gia lập kinh đô, triều chấn, cung điện.
- Đấy là nơi ví như ngôi Tử vi, là Đế tinh ở giữa vòng Viên tinh. Hết thẩy chúng tinh đều chấu vào, rất là tôn nghiêm. Ví như văn võ, bá quan, thần dân hộ vệ ở ngoài ngôi Hoàng đế ngự.
Cục đất này là huyệt đế Vương, ít chỗ có. Nên mới nói là: “Vạn lý bất đắc nhất”.
Nếu ở vùng Bình Dương rộng rãi thì phải nhường để làm Kinh đô, cung điện. Nếu ở vùng sơn khê chật hẹp thì là nơi cấm địa; thời xưa nước Trung hoa, triều đình nghiêm cấm.
Vậy, các sách Địa lý không dám bình luận đến, chỉ có kinh Triết thiên cơ nói rõ thôi.
Đặc biệt có Tam viên: Tử vi viên, là đệ nhất (1), Thái vi viên là thứ hai (2) và Thiên vị viên là thứ ba (3); đại khái cũng tương tự gần như Tử vi viên đều là hạng Đế vương địa cực cả. Ba viên cực này, chỉ có Hoàng triều được dùng thôi; còn tất cả các thần dân đều không được ngó đến! Các triều đại ở Trung quốc đều độc tài ngiêm cấm, nên không có kinh nào dám bàn đến, tam viên kể trên, đến cả những sách có nói đến nhiều kiểu cách quý, như bộ Bích ngọc cấm thư, Hồng vũ cấm thư, mà các danh sư gọi là Cẩm nang, cũng giấu diếm lẫn nhau, không cho phổ biến. Mãi về sau, mới có số ít người tò mò tìm kiếm ra.
Cửu tinh
Cửu tinh là Bắc đầu thất tinh, với Phụ Bật nhị tinh, cộng là Cửu tinh ( 9 ngôi sao). Thứ tự như sau:
1. – Tham lang 2. – Cự Môn 3. – Lộc tồn
4. – Văn khúc 5. – Liêm trinh 6. – Vũ khúc
7. – Phá quân 8. – Tả phụ 9. – Hữu bật.
( Tả phụ ở liền Vũ khúc tinh; Hữu bật thì hữu danh, vô hình, như là ẩn náu không thấy rõ).
Cửu tinh thì có: Tham, Cự, Vũ là Tam cát (3 tinh lành) và Phụ bật là Thứ cát.
Phá, Lộc, Văn, Liêm là Tứ hung ( 4 ác tinh). Xem hình cũng nhận thấy là cát, là hung ! Nhưng vẫn một tinh biến ra, mà có cát có hung. ( Coi hình đồ ở dưới sẽ rõ).
1. Tham lang tinh
Tham lang tinh thuộc thủy, thân hình cao như cái măng mới mọc, ngắn thấp vừa đâm lên khỏi mặt đất, đầu tròn; đó là chính hình thể. Nếu sinh chi như nhú nẩy cành mà lệch lạc, cong hoặc khởi đính ( đột chỏm) mà nghiêng mặt là Tham lang phá diện, thì hung ( xấu); thân thẳng mà hơi nhọn đầu, dưới chân hai bên thò ra gọi là Thừa long. Nếu dưới chân đâm ngang ra, mà nhọn, gọi là Tham lang đới kiếm, là cách tài kiêm văn võ, nắm cả binh quyền.
Nếu 2,3,4, cái liền nhau, trông ngang là ngọn núi, mà trông sang bên là dãy núi nhọn, mở mặt về một phía chạy thẳng đi gọi là Xuất trận long, đó là cách đại địa. Nếu là triều sơn tử khí ( ở ngoài chầu về huyệt) thì không phải là Tham lang chính long.
Tham lang tính có 12 hình dạng:
1. – Tiêm 2. – Viên 3. – Bình 4. – Trực
5. – Tiểu 6. – Kha 7. – Tà 8. – Trắc
9. – Nhai 10. – Đảo 11. – Phá 12. – Không
Giải thích
- Tiêm là ở chỗ đất bằng đột cao lên như cái măng mới mọc.
- Viên là ngay ngắn, không lệch vẹo.
- Bình là nằm ngang ở trên đỉnh núi như cây gỗ, thường gọi là ngọa tàm ( con tằm nằm).
- Trực là từ trong đâm thẳng đi.
- Tiểu là một cái tinh phong mà nhọn, ở trên đỉnh núi.
Năm (5) cái tinh hình trên này là cát long ( tốt)
- Kha là núi có đá chơm chởm, bên cao bên thấp, bốn bề thì không, đều nhau.
- Tà là bên có, bên không và lệch thiên.
- Trắc là nghiêng mặt về một bên, chỗ xuất mạch lại nhọn đầu, và nhỏ hẹp.
- Nhai là sườn núi đá mọc thò ra chơm chởm.
- Đảo là một ngọn núi queo lệch như sắp nghiêng đổ.
- Phá là đường nước chảy ra, vở lỡ như xẻ kẻ tua ra.
- Không là núi đá có nhiều hang rỗng không.
Bảy (7) cái vừa kể là hung tinh ( rất xấu):
* Kha, Tà, Trắc, Đảo thì sinh ra kẻ gian tà, bạo ác.
* Nhai, Phá thì sinh ra tai họa.
* Không thì sinh người cô độc, xuất gia làm tăng đạo, tu sĩ.
Lược kể để độc giả tế nhận định đoán hung, cát; tinh nào cũng có tốt, xấu, chứ không toàn mỹ.
2. Cự môn tinh
Cự môn thuộc thổ, đầu bằng, thân hình vuông, là chính thể, tinh này tính đoan chính, hình cao, ngang thổ, hai bên không sinh chi cước; phần nhiều là đồi vuông như bốn góc.
Tinh này chỉ bình chính ( vuông vắn) thì mới tốt, hay kết huyệt ở chỗ thấp bình, và gần nơi Thủy tụ.
Cũng có chỗ kết huyệt ở cao, nhưng phần nhiều là ở hình nhân ( hình người ở trên núi) nhưng bốn bề trước, sau, tả, hữu đều là núi đồi cao, thì mới phải là đích huyệt.
3. Lộc tồn tinh
Lộc tồn thuộc thổ, hình tròn, đầu bình như cái trống để đứng, dưới sinh chi cước ( chân ) khúc khuỷu, thất ngẫng, thò ra như đuôi quả dưa, quả bầu nhọn; đây là chính thể, rồi biến ra nhiều thể, kiêm cả 3 thể khí là thổ, kim, thủy, vậy là phức tạp, lẫn lộn, cho nên làm gián tinh cho tam cát tinh thì là đại địa, phát võ có uy quyến danh tiếng. Nếu kết huyệt ở Lộc tồn tinh thể thì sinh ra người hung bạo, làm giặc cướp sát hại lương dân thôi! Và sao cũng bị tiễu trừ, tiêu diệt dòng giống v.v..
4.Văn khúc tinh
Văn khúc tinh thuộc thủy, hình thể như con rắn, con lươn, cổ cò v.v…Tinh này phần nhiều là làm gián tinh, biến thể thành tinh khác, đột khởi để kết huyệt. Nếu không có Văn khúc tinh thì long không bác hoán thoát tá, nên hành long đa số là Thủy tinh.
Cát tinh nhờ ở hung tinh làm uy quyền vũ dũng. Vậy hành long có đoạn cao, đoạn thấp, đoạn to, đoạn nhỏ, đoạn dài, đoạn ngắn, mỗi tiết đoạn là một đời; theo long hành mà đoán phát văn hay phát võ, phát hung hay cát v.v.. Nếu chỉ một phiến đê bình ( bằng phẳng) không đột khởi được là nhược long thì không kết huyệt, nếu có kết huyệt cũng chỉ là ty tiểu, bần tiện và không thịnh vượng lâu bền.
5. Liêm trinh tinh
Liêm trinh thuộc hỏa, hình thể rất cao lớn và nhọn đầu, thường thường là núi đá tầng đồ sộ, thô ngạnh trong ghê sợ, ít khi có ở núi đất.
Có một ngọn cao nhọn ở giữa, thì gọi là long lâu; nhiều ngọn nhọn, ngang hàng bằng nhau gọi là bảo điện. Tinh này rất có uy quyền mãnh lực, cho nên không phải là Liêm trinh thì không phải là đại cán long. Vì Liêm trinh khi đã khởi lên, thì mạnh lắm! Hay có nhiều chi phái hùng cường, và hay biến hóa ra Cửu tinh hành long, của những nơi hay có đại quý địa.
6. Vũ khúc tinh
Vũ khúc tinh thể thuộc kim, hình thể thì đầu tròn, chân rộng trông như cái chõ úp, hoặc như cái chuông úp xuống; cao mà đoan nghiêm là Vũ khúc, thấp là Tả phụ, hai tinh này cùng một thể và đều là cát tinh nhưng Vũ khúc thì hay làm Chủ tinh tôn quý, Tả phụ thì phần nhiều làm Hộ vệ tinh. Những núi cao hành long, khi sắp kết huyệt, trong Cửu tinh biến đổi ra Tả phụ tinh, thì mới hay kết huyệt; nếu không biến hóa thì cao quá, khó mà tụ khí kết huyệt. Các long đều biến ra Tả phụ tinh kết huyệt, mà tác huyệt thì theo chủ tinh, như Tam lang hành long mà biến ra Tả phụ tinh, thì huyệt xuất nhũ; Cự môn hành long mà biến ra Tả phụ thì huyệt khai oa, nhưng theo ở long tinh, chẳng phải theo ở phụ tinh v.v..
7. Phá quân tinh thể
Phá quân tinh thuộc Kim, hình thể, thì đầu tròn, thân cao, đuôi duỗi ra thấp dần dần xuống, trông thiên nghiêng như đuôi lá cờ nhọn bay chạy. Ở dưới cuối cùng chân, sắc nhọn như mũi gươm, mũi dáo; tinh này hình thái hung ác, trông thấy thì chán ghét! Nhưng có biết đâu, tinh này lại là một tinh có uy quyền võ dũng! Nếu cùng với tinh Lộc tồn là hai tinh dương nha, bá trảo, phát ra người có uy thế cao quyến lẫm liệt! Tinh này là “ Tôn quý chi khí sở sinh”, chớ coi là khinh thường! Long này mà trên đằng đầu có Tam thai, Lục phủ quý tinh. Ở đằng trước mặt cũng có Vũ khúc, Tam thai, Lục tinh, hai bên đăng đối với nhau, thì ở trên đỉnh núi bình, sẽ hay có tinh phong nhỏ khởi đột, đó là Lục phủ tinh. Cái Lục phủ tinh là do bẩm sinh ở cái quý khí của Tam thai sinh mà thành, tức thuộc về quý khí của Văn xương tinh. Nhưng cũng phân từng loại của Ngũ hành. Như là tròn thì thuộc Kim, gọi là Thái dương tinh. Tròn mà thấp và mỏng dẹt, gọi là Thái âm tinh. Đầu tròn, thân cao thuộc mộc, thì gọi là Tử khí. Khuất khúc như sinh động, thuộc thủy, thì gọi là Nguyệt bột. Vuông thuộc thổ, thì gọi là Kế; Nhọn thuộc hỏa, thì goi là La. Những tinh này là đại quý long mới có, chứ những long tầm thường, thì không hay có.
Tuy gọi là Lục tinh ( 6 tinh phong) nhưng cũng bất chấp hẳn thế, hoặc nhiều, hoặc ít không chừng. Có một cái cũng là quý. Có hai cái như mắt cá, thì thành nhị thai đã là quý đến nhất nhị phẩm cao quan. Hễ thấy trên đỉnh núi mà có những tinh nhỏ như thế thì phi tiểu quý! Tức là đại quý. Tinh này xưa nay cũng ít có người biết, vì những sách địa lý thường không bàn đến.
8.Tả phụ tinh
Tả phụ tinh thuộc kim, hình thể thì khởi lên như hai ngọn núi tròn, một cái cao, một cái thấp, hình như cái đầu bịt khăn. Cao thì gọi là Thiên mã; biến thể thì hai cái ngọc đi ra xa nhau một chút, khoảng lưng nó dài như cái trượng cổ ( cái trống hai đầu to giữa thắt nhỏ, tựa như cái eo lưng dài). Tinh này gần giống như Vũ khúc tinh, cũng có thể là kim cả, cao lớn là Vũ khúc, thấp nhỏ là Tả phụ.
Nhưng Tả phụ tự có hình thể của Tả phụ : Ở dưới cái kim tinh cao, có cái kim tinh thấp như cái nguyệt phủ ( cái búa hình bán nguyệt).
Nếu Tả phụ tinh không gần Vũ khúc tinh tức là Tả phụ chân thể, là tự kỷ hành long, gọi là Tả phụ hành long: Ở giữa cao như cái đầu bịt khăn, hai bên phân cước ( chân) ra, cái cao cái thấp chạy đi như một dẫy gò đống nhỏ nổi lên trên đỉnh núi cao, 2,3,4 cái chẳng hạn, lún xuống, nhô lên, đó là Tả phụ hành long.
9. Hữu bật tinh
Hữu bật tinh thuộc thủy, hình thể thì bình thản ( đồng bằng rộng rãi) đều là chỗ tinh phong đứt khúc, ở chỗ hết đồi núi, mà là đất bằng. Những đại địa ở bình dương đều là Hữu bật tinh làm chủ, tức là không khởi đột cao, nên mới gọi là ẩn diệu, hoặc có hình bé nhỏ vào những cuống mạch nhỏ thấp tựa như con cá lên bến ghềnh, hay là con rắn đi vào trong bãi cỏ thấp, hoặc như vết chân ngựa (mã tích) hoặc như con nhện nhả tơ ( chi thù ty)v.v…ẩn ẩn vi vi ( hình như ẩn giấu, nho nhỏ không nhận thấy rõ lắm, rất là khó hiểu, như có như không). Tinh này đã thoát hết cái cương sát rồi, nếu kết huyệt thì tốt lành, không sợ còn ác khí xung nữa.

7. Phá quân tinh thể
Phá quân tinh thuộc Kim, hình thể, thì đầu tròn, thân cao, đuôi duỗi ra thấp dần dần xuống, trông thiên nghiêng như đuôi lá cờ nhọn bay chạy. Ở dưới cuối cùng chân, sắc nhọn như mũi gươm, mũi dáo; tinh này hình thái hung ác, trông thấy thì chán ghét! Nhưng có biết đâu, tinh này lại là một tinh có uy quyền võ dũng! Nếu cùng với tinh Lộc tồn là hai tinh dương nha, bá trảo, phát ra người có uy thế cao quyến lẫm liệt! Tinh này là “ Tôn quý chi khí sở sinh”, chớ coi là khinh thường! Long này mà trên đằng đầu có Tam thai, Lục phủ quý tinh. Ở đằng trước mặt cũng có Vũ khúc, Tam thai, Lục tinh, hai bên đăng đối với nhau, thì ở trên đỉnh núi bình, sẽ hay có tinh phong nhỏ khởi đột, đó là Lục phủ tinh. Cái Lục phủ tinh là do bẩm sinh ở cái quý khí của Tam thai sinh mà thành, tức thuộc về quý khí của Văn xương tinh. Nhưng cũng phân từng loại của Ngũ hành. Như là tròn thì thuộc Kim, gọi là Thái dương tinh. Tròn mà thấp và mỏng dẹt, gọi là Thái âm tinh. Đầu tròn, thân cao thuộc mộc, thì gọi là Tử khí. Khuất khúc như sinh động, thuộc thủy, thì gọi là Nguyệt bột. Vuông thuộc thổ, thì gọi là Kế; Nhọn thuộc hỏa, thì goi là La. Những tinh này là đại quý long mới có, chứ những long tầm thường, thì không hay có.
Tuy gọi là Lục tinh ( 6 tinh phong) nhưng cũng bất chấp hẳn thế, hoặc nhiều, hoặc ít không chừng. Có một cái cũng là quý. Có hai cái như mắt cá, thì thành nhị thai đã là quý đến nhất nhị phẩm cao quan. Hễ thấy trên đỉnh núi mà có những tinh nhỏ như thế thì phi tiểu quý! Tức là đại quý. Tinh này xưa nay cũng ít có người biết, vì những sách địa lý thường không bàn đến.

8.Tả phụ tinh
Tả phụ tinh thuộc kim, hình thể thì khởi lên như hai ngọn núi tròn, một cái cao, một cái thấp, hình như cái đầu bịt khăn. Cao thì gọi là Thiên mã; biến thể thì hai cái ngọc đi ra xa nhau một chút, khoảng lưng nó dài như cái trượng cổ ( cái trống hai đầu to giữa thắt nhỏ, tựa như cái eo lưng dài). Tinh này gần giống như Vũ khúc tinh, cũng có thể là kim cả, cao lớn là Vũ khúc, thấp nhỏ là Tả phụ.
Nhưng Tả phụ tự có hình thể của Tả phụ : Ở dưới cái kim tinh cao, có cái kim tinh thấp như cái nguyệt phủ ( cái búa hình bán nguyệt).
Nếu Tả phụ tinh không gần Vũ khúc tinh tức là Tả phụ chân thể, là tự kỷ hành long, gọi là Tả phụ hành long: Ở giữa cao như cái đầu bịt khăn, hai bên phân cước ( chân) ra, cái cao cái thấp chạy đi như một dẫy gò đống nhỏ nổi lên trên đỉnh núi cao, 2,3,4 cái chẳng hạn, lún xuống, nhô lên, đó là Tả phụ hành long.

9. Hữu bật tinh
Hữu bật tinh thuộc thủy, hình thể thì bình thản ( đồng bằng rộng rãi) đều là chỗ tinh phong đứt khúc, ở chỗ hết đồi núi, mà là đất bằng. Những đại địa ở bình dương đều là Hữu bật tinh làm chủ, tức là không khởi đột cao, nên mới gọi là ẩn diệu, hoặc có hình bé nhỏ vào những cuống mạch nhỏ thấp tựa như con cá lên bến ghềnh, hay là con rắn đi vào trong bãi cỏ thấp, hoặc như vết chân ngựa (mã tích) hoặc như con nhện nhả tơ ( chi thù ty)v.v…ẩn ẩn vi vi ( hình như ẩn giấu, nho nhỏ không nhận thấy rõ lắm, rất là khó hiểu, như có như không). Tinh này đã thoát hết cái cương sát rồi, nếu kết huyệt thì tốt lành, không sợ còn ác khí xung nữa.
Tư Mã Đầu và Dạt Tăng vấn, đáp
"Lối thuận cầu thì tìm thấy đất khó nhọc.
Lối nghịch cầu thì tìm được đất dễ dàng.
Một đằng theo chỗ Thực đi tìm chỗ Không.
Một đằng theo chỗ Không đi tìm chỗ Thực."
Tư Mã Đầu và Dạt Tăng vấn, đáp
- Vấn:Xưa nói: Ở Bình Dương chẳng cần phải hỏi tông tích long, hễ thấy thủy nhiễu là chân long! Nếu bảo chỗ thủy nhiễu làm long, thì chỗ đất nào mà không có thủy, mà không phải phân tách sa và cục, thì hết thẩy đều là long à?
- Đáp: Hai dòng nước giáp hai bên long, chẩy xuôi dòng xuống dầu mạnh như sóng đuổi, nhưng đến chỗ giao nhau, được có sa hội, thì định là long, huyệt.
- Diệp Cửu Thăng nói : Ở miền Bình dương, những chỗ phẳng lì một mặt, thì không hay kết tác. Đến chỗ có không giới ( là chỗ cao, thấp giáp nhau) mà gặp thủy thì mới thành huyệt, cho nên lấy chỗ thủy nhiễu làm chân long. Nhưng long có thủy nhiễu, sa cũng có thủy nhiễu, mà long thì hữu huyệt, sa thì vô khí, nếu cứ thấy thủy nhiễu mà nhận là chân long, thì là nhầm lắm! Không thể nói xiết được!
- Đáp: Lấy chỗ thủy giao, sa hội, mới định long huyệt. Chứ không phải thấy thủy nhiễu mà nhận là chân long. Tất là thủy nhiễu sa hội, đoàn tụ lại thành cục, thì ở trong mới là chân long, mới có huyệt. Còn chỗ có thủy nhiễu nhưng sa không hội, vẫn quay đầu đi, thì không thể nhận là chân long được! Tức là không có huyệt.

1.                             - Dương Công nói: Cái Không long ở Bình dương ấy; ý là lấy địa làm Thực, Thiên làm Không, địa phải có Thiên thì mới kết, chứ không phải là bỏ cái Thực, mà chỉ nói cái Không. Sau Mịch Sư lấy cái Không, thì thủy nhập ( nước chẩy vào chỗ trũng), vậy lấy thủy là long cũng như Dương Công nói long vậy.
Ở Bình dương, thấy có hai cách đi tìm đất:
Một đằng thì đi theo trên mặt đất, tìm đến chỗ gần nước, gọi là thuận cầu; một đằng thì ngồi thuyền theo dòng nước, tìm đến chỗ đất đột khởi lên, gọi là nghịch cầu.
"Lối thuận cầu thì tìm thấy đất khó nhọc.
Lối nghịch cầu thì tìm được đất dễ dàng.
Một đằng theo chỗ Thực đi tìm chỗ Không.
Một đằng theo chỗ Không đi tìm chỗ Thực."
Mịch Sư lấy Thủy phân chi, cán để tầm long, là cái cách đi tìm mau lẹ, chứ không phải lấy cái Thủy làm long.
Xem phép đặt huyệt của Mịch sư, thì đều ở chỗ cao khởi, chứ không để chỗ đê bình. Những người không suy xét thì không hiểu được ý vị, mà nhận thủy làm long, chục muốn bỏ cái Thổ khí mà thừa cái Thủy khí, thì thất là nhầm to! Nếu quả thật thủy là long; mà thổ không phải là long! Thì cứ bỏ hài cốt xuống nước mà táng có được không? Hà tất phải tìm chỗ đát cao? Tức là phép định cục , biến quái của Mịch Sư, lấy chỗ bên Nam có nước, thì gọi là Khảm cục ( Bắc); Vậy thì rõ ràng lấy địa làm Thể, lấy thủy làm Dụng. Nếu thủy là long, mà bên Nam có nước là Ly Long, thì phải gọi là Ly cục, chứ sao lại gọi là Khảm cục? Vậy hai danh từ Thủy long và Không long, chỉ là cái huyền bí, si thuật, cho những người u mê, lờ mờ thôi!
- Lại hỏi: Đã lấy thuận thủy làm chủ như, thủy ở phương đông lại, mà không có long ở phương tây đến thì sao?
- Đáp: Cái địa khí lưu động, biến hóa, cũng như thủy lưu động, biến hóa. Nếu y nguyên không định hướng, thì đâu có thấy, đều là thủy thuận lưu, mà không có lý nghịch hồi hay sao?
Như cái đại thủy tùy long, chẩy về phương đông mà cái tiểu thủy ở trước mặt ( huyệt) cũng chẩy về phương đông, thì gọi là thuận cục.
Nếu cái đại thủy tùy long, chẩy về phương đông, mà cái tiểu thủy ở trước huyệt, chẩy về phương tây, thì là nghịch cục.
- Lại hỏi: Dả như ở vùng Bình dương khoáng dã, long đã ly tổ rất xa, phần nhiều là cách giang, cách hà, lại không thấy tông tích gì làm đích xác! Người này nói là ở phương đông lại, người kia bảo là ở đằng tây đến, như thế thì lấy cái gì mà biết là tuận với nghịch?
- Đáp: Một phiến đất rộng lớn sơ khởi, thô ngạnh, không có chi cước nhỏ phân ra, mà thuận hành một độ trình, không đứt quãng, quá độ mới lần lần kết thúc hẹp nhỏ lại, hình như cái cổ họng, cái hầu, mà có chi cước phân ra, ôm quay lại, thấy có thủy hoàn bão hình như ngọc đới sa, hoặc như kim thành thủy chiến hộ, hoặc cao, thấp chỉ hơn nhau thước, tấc ít nhiều, kết ở chỗ thủy khẩu, thời là cái đất Thượng thủ bình thản; nhân chỗ bình thản ấy mà phát tổ, rồi thuận chiều đi ra mà kết huyệt, thì gọi là thuận kết.
Như hạ thủ ( phía tay dưới) ngoan thản ( rộng lớn, thô ngạnh) không có chi cước hỗ trợ, mà nghịch hành ( đi ngược lại) một độ trình ( một quãng đường) mới thấy có chi nhánh nhỏ như chân, tay thò ra, ôm ngược trở lên, lần lần kết thúc nhỏ lại cũng như kể ở trên. Tới chỗ bố cục, sa, thủy phân ra, ôm lại và thấy khai diện kết huyệt, thì gọi là nghịch kết.
Cho nên kết huyệt ở chỗ thủy khẩu, gọi là thuận kết; kết huyệt ở chỗ phân thủy gọi là nghịch kết.
"Sách của Dương Công thì cao diệu!
Sách của Lưu Công thì tinh thục!"
Mịch Sư thì học phép của Lưu Công; Lưu Công đã lấy địa làm long thì Mịch Sư đâu có phản lại, mà chẳng lấy địa làm long?
- Lại hỏi: Theo pháp xem đất, thì phải vấn tổ, tầm tông, lại nên biết cả Thạch cốt quá giang hà ( gân đá đi qua sông) mà “ Trùng hưng Doanh trại” ( tức là lại khởi tổ tông nữa). Nếu như câu nói ấy, thời cứ xem ở đằng sau huyệt là biết được cái thuận hay nghịch, chứ chẳng cần phải hỏi gì nữa?
- Đáp: Nếu có tông tích mà có thể xét được cao, thấp, thì tìm thấy chẳng khó; nếu trong chỗ vi diệu ( là nước chỉ nông, cạn sấp xánh tí xíu), thì không thể biết long nó xuất xứ chỗ nào, thì cứ đương nhiên theo hình thế mà xem thuận, nghịch.
- Lại hỏi: Sợ có huyệt thế mà không có long thế thì như thế nào?
- Đáp: Huyệt là mình, long là Tổ phụ, ở trong thiên hạ này , chưa thấy chỗ nào nói: Không có Tổ phụ đẻ ra, mà có con cháu bao giờ!
Vậy có kết tác, thì biết là có long. Nhưng sợ : Huyệt hảo, mà không biết tổ tông quý hay tiện? Thì sao? Đáp: nếu như con cháu hiển vinh, tức là Tổ tông tự có phước hậu, đâu phải là cứ lấy thánh nhân mới đẻ ra Thánh nhân!
Nhận xét bài vấn đáp trên, là lý luận kỹ càng, xác thực của phép tìm đất ở miền Bình dương.
Nếu thấy rõ kết huyệt, lại thấy rõ cả long lai thì càng hay, nhược bằng chỉ thấy huyệt thôi; không biết long ở phương nào lại, thì cứ làm, đừng câu nệ như sơn pháp, mà bỏ mất đất quý! Huyệt hay! Thì thật là đáng tiếc! Như những người không biết phép xem đất ở miền Bình dương.
Chi Lũng Thiên
Lũng Long với Chi Long khác nhau ( Ở miền sơn cốc gọi là Lũng, ở Bình dương gọi là Chi).
Lũng long thì tiếp mạch, Chi long thì tựu khí; Lũng long tắc ai bạc ( thì nhằm chỗ thấp mỏng), Chi long, tòng hậu ( theo vào chỗ cao dầy). Chỉ long được có Lũng, làm quý;Lũng long có Chi làm vượng; Chi long hữu dương cực thành âm, thì định làm âm phần ( mộ); chỗ âm cực thành dương, thì nên làm dương trạch ( nhà ở).
( Chi long mà đột khởi, là dương cực thành âm: Lũng long mà phô bình, là âm cực thành dương).
Chi long táng điên ( để đỉnh chỗ cao)
Lũng long thủ uất ( để chỗ lõm khuất).
Chi long tản vu bình dã, dặc xứ vi tôn!
( Chi long thì khí tản ra đồng bằng lấy chỗ cao đặc biệt là tôn trọng)
Lũng long xuất vu sơn cốc, kỳ giả vị quý!
( Lũng long thì mạch xuất ở trong hỏm núi lấy chỗ kỳ dị là quý).
Chi long tu đắc thủy, Lũng long mạc lộ phong.
( Chi long nên có nước, Lũng long chớ để lộ gió).
“ Dương Trung đắc Lũng, quý nhi vô địch!”
( Ở Bình dương được mạch khởi cao, quý không gì bằng!)
“ Cốc nội sinh Chi, dị chúng diệc tôn!”
( Trong hẻm núi được có mạch phục xuống thấp, khác mọi chỗ là hay lắm!)
“ Chi long đắc thạch thành thai”
( Đồng bằng có đá là thành thai kết huyệt)
Lũng long đắc bình hữu kết.
( Ở sơn cốc, được chỗ thấp bằng thì có kết huyệt)
“ Chi long cương nhị tắc quý”
( Mạch ở đồng bằng đất cứng rắn thì là quý).
“ Đoạn nhi tắc kết”
( Từng đoạn thắt lại, thì kết tác).
Bất cương bất đoạn, di long lãn mạn ( không cứng, không thắt đoạn, mạch ướt mềm, lan man ra ở chỗ bùn lấy), thì phải có sa che kín bốn mặt, môn hộ phải khẩn bế. Ở dưới vũng nước thì phải có gò đống; Ở trong đồng ruộng, thì phải có khởi đột cao lên. Đất to hay nhỏ, thì xem ở chỗ phát tổ; huyệt quý hay tiện thì do ở bản thân long mạch. Thấy một đoạn khởi, một đoạn phục, đoạn nọ nối liền đoạn kia, thì có thể dùng được. Nếu không thấy như vậy, thì không thành huyệt. Có chỗ liền với chân núi, có chỗ thì hiện hình ở trong đồng bằng. Xuất hiện ở trong đồng bằng là khí vượng, mà phát sinh ; liền với chân núi là thế đã thành mà đứng lại. Cái thế thành mà đứng lại, thì cái tốt cũng nên xem. Cái khí vượng mà phát sinh, thì cái phước hay lắm! Có cái Lũng long nẩy ra Chi long; Có cái Chi long hỗ trợ Lũng long; Chi long thì xem khí, Lũng long thì xem mạch. Chi long thấy có khí thì dùng, Lũng long thấy có mạch thì lấy.
Trên đây là đủ phép ở miền Cận sơn và miền bình dương , Thủy hương.
Long mạch trong miền Bình dương hiện ra như ảnh ưởng ( bóng vang), có khí thì khởi ( đột lên), khí yếu thì chỉ ( Thôi nghỉ). Trong chỗ dương, có chỗ âm thì khí tụ nhiều; bên trong có cái tinh hoa gấp trăm nghìn lần, thì ảnh hưởng mới lộ ra một chút, nên quý không nói xiết! xưa nói: “ Vạn nhận bất như nhất đôi”; “ Cao sơn bất như bình địa”. Nghĩa là:Muôn tầng núi cao, không bằng một đống đất ở nơi bình địa ( đồng bằng).
Vì âm thấy dương thì mới sanh; dương gặp âm thì mới phát. Có câu: “ Độ giang hà, nhi Thần cơ mạc trắc! Xuyên điền dã nhi đạo nhỡn nan minh”! Nghĩa là: long mạch vượt qua cả sông ngòi, vậy Thần cơ ( máy thần) cũng không lường được! Xuyên suốt cả đồng điền đến Đạo nhỡn ( mắt thánh) cũng khó mà nhìn rõ! Hình như kín kín, hở hở thật là dị tông, kỳ mạch, như là hôi tuyến liên miên, hóa thành trăm dạng! Hoặc hình như con quy, con xà ở bên bờ, con cò, con vịt nổi trên sông; Hoặc tác chúng tinh củng nguyệt ( chòm sao chầu trăng); Hoặc vi quần Ưng tróc Thỏ ( bầy chi diều hâu bắt thỏ) trầm miết lộ nê ( con giải bò trên bãi bùn); Du ngư hí thủy ( con cá vờn nước) ; Hoặc như Thù Ti, Mã Tích đoạn, tục, liên hành, hoặc ẩn, hoặc hiện, có nước sấp sảnh giao giới; ruộng trũng làm minh đường, ruộng cao làm sa hộ, chỉ thấp nhỏ thôi, phải tinh tế mới thấy, bốn phía cũng phải vây che v.v… Tinh thần đều ở Bình dương cả, nhưng phú quý khác nhau ; lớn hay nhỏ, là do ở lực lượng Tổ tông; Phú hay quý là do ở chỗ long thân kết tác, thấy long thanh tao, khéo, dẻo thì phát quý; long hình thô lộ, cứng cỏi, to, dầy là phát phú.
Xem chứng ứng bốn bề có triều hộ, tùy tòng sa, thủy, ở Bình dương , “ Đắc khí vi chân” ( có khí là thực); “ Thủy nhiễu triền thân vi giai” (nước quanh quấn gần long thân thì tốt), điểm huyệt tìm vào chỗ thai tức ( bầu bụng) , tác pháp chớ thương tần khẩu ( môi miệng), thủ dụng đều phải đích thực. Nhũ đâu thì phần nhiều là đâu thu ( ôm tụ lại)
“ Bạc trung thi thần vi thượng”.
( Là trong chỗ bạc ( mỏng) thò môi ra là đích xác, tốt lắm!)
“ Đột trung vô khí mạc cầu”.
( Là trong chỗ đột mà không có khí xuất, thì chớ tìm.)
Ở trong miền Bình dương khí mãn ( đầy), thì khởi đột, nên lấy chỗ minh bạc ( mỏng) làm huyệt; “ Khí đa, tác sa, bạc trung vô thần, khủng vi vô khí”. Nghĩa là: Dư khí nhiều ở chỗ sa hộ vệ bên ngoài, mà ở trong chỗ kết, huyệt bạc nhược, không có khí dư ra, như cái môi; thì sợ là không có khí tụ, trong chỗ thùy nhũ có khí hiện cũng hay kết huyệt, nên viên tĩnh ( tròn trĩnh), phì, ẩn ( mập, giấu hình), không nên hiện ra. ( Hiện là có chi thò ra, ẩn là giấu kín không có tông tích gì) Nếu hiện mà có chi, thì tìm chỗ vượng khí; ẩn tàng thì lấy chỗ động. Long thì quý ở cái tàng ẩn, chứ không quý ở cái hiển hiện, nhưng trong chỗ bình địa mà lộ hình, thì là rất quý!
Trên đây là kể đầy đủ phép về đột khởi ở miền Bình dương.
Địa Long Thiên
Quan sơn mạch chi nan minh; Khán địa long chi bất dị. ( Nghĩa là: xem mạch ở miền núi cũng khó, xem đất ở miền đồng bằng chẳng dễ).
Mạch ở miền núi, thấy thắt lại nhỏ mà minh hiện ( rõ ràng) là mạch. Ở miền đất bằng hễ vi động ( khởi tí xíu) là khí; ruộng cao là mạch, viên hoạt (hình tròn, hoạt bát) là khí. Mạch thì theo chỗ cao mà hiện, khí thì ở chỗ thủy tụ mà xuất. Ở núi thì đứng xa xem được, đồng bằng phải lại gần mà nhận xét, ruộng cao, ruộng thấp, ở bên gần nước mà tìm mạch, thì phải phân biệt cao, thấp, theo long mạch mà đi, hoặc khiên liên ( giắt liền), hoặc đoạn, tục ( đứt, nối), hoặc như âu điểu phù trầm ( chim cò chim nổi); Ẩn tắc “ Vân trung tàng nhạn” ( như chim nhạn trong mây); Hiện, tắc “ Lãng cổn sa phi” ( như sóng cồn, gợn cát), đến chỗ đầu ( huyệt), hoặc vuông, hoặc tròn, hình như ẩn núp mà vựng thành tinh thể thụ huyệt, là rất quý! Chỗ kết huyệt hoặc đại, hoặc tiểu, khởi động nhiều ít, mà uốn tròn và hoạt bát, là sinh ( sống). Chỗn long xuất thân mà có chi cước thò ra thì tốt. Chỗ kết huyệt có thủy nhiễu trước mặt thì hay. Đê điền tác đường, Cao điền tác sa, thưa thớt vòng quanh ôm lại là đích, vòng ngoài là la thành chớ nên thấp trũng, không khuyết. Căn cứ trong thế Ngũ tinh mà tầm huyệt, huyệt thì lấy chứng tá làm đích xác. Thế thấy thanh xảo là quý, thế tròn thì cầu chỗ tĩnh, thế vuông thì tầm chỗ động; phú hay quý, lớn hay nhỏ thời tùy long mà phân biệt. Quan tu phù khởi ( táng nông), huyệt tu táng trầm ( táng trầm là đắp đất cao dầy thêm lên mà táng); không ngại gió lọt, không có nước thì không thành huyệt, “ Băng hồng chi huyệt, đa tại Bình dương” ( Huyệt Băng hồng phần nhiều là ở miền Bình dương); “ Bằng sơn cộng thủy, vị chi Băng hồng” ( sơn làm bạn cùng thủy, tức là gò đống hoặc ụ bãi khởi đột trong vùng nước gọi là Băng hồng). Hoặc như thù ti ( tơ nhện) mà tích ( vết móng ngựa) loa, bạn ( ốc, trai); hoặc như Quán tự (chữ Quán), Nhân tự ( chữ Nhân), Cá tự ( chữ Cá), Vương tự ( chữ Vương ), Thập tự ( chữ Thập) v.v…Hoặc từ bản thân phân chi ra mà hợp lại; hoặc khí mạch ở long sơn khác giáp liền nhau; hoặc ở bên Đông cao; hoặc ở bên Tây đột khởi, khiên liên dẫn đi đến chỗ kết huyệt thì quay đầu lại hội hợp. Ở chỗ Huyệt trường, hoặc thấy như “ phong trung điệp” ( con bướm ở trong bầy ong), “ điệp trung phong” ( con ong trong bầy bướm) thấy khác mọi cái, thì lấy cái đó. Hoặc động trung thủ tĩnh, tĩnh trung thủ động; hoặc tác miên ngưu ( con trâu nằm) bán nguyệt ( nửa mặt trăng); hoặc như quy hình ( con rùa), phú bồn ( cái chậu úp)v.v… Những cái như thế đều là lộ, mà không ẩn; đó là “ dương trung chi âm” ( cái âm ở trong chỗ dương), “ âm trung thủy oa” ( trong cái âm thì lấy chỗ lõm xuống, là oa đấy). Nên có câu: “ Đột trung chi oa mạc khí” ( nghĩa là:Thấy cái oa ở trong chỗ đột thì chớ bỏ). Hoặc hữu trầm nê, xà, miết ( con giải, con rắn, chìm trong bãi bùn), phô chiên hà diệp ( lá sen, lá súng phô riềm), những cái đó là ẩn, mà Không lộ: ẩn là nhiều dương, dương trung thì tựu âm. Nên có câu: “ Bình trung chi đột tu thiên” ( nghĩa là: Cái đột ở trong chỗ đất bằng, thì nên đặt huyệt). Câu trên này ý nói: Ở Bình dương thì nên để chỗ đột cao, nhưng ở trên cao thì lại tìm chỗ lõm xuống, thấp hơn.
- “ Long mạch trực triều vu đại giang, tắc tiền thôn chi hữu đại địa” ( Nghĩa là: Long mạch chầu thẳng vào cái sông lớn, thì cái làng ở trước đó có cái đất to).
- “ Địa khí lại, chỉ ưu tiểu giới, tắc bản thân chi thụ huyệt diệc tiểu” ( Nghĩa là: Cái địa khí đến chỗ tiểu giới ( nước nhỏ) mà dừng lại, thì cái bản long thụ huyệt ấy cũng nhỏ). “ Sở dĩ giả: Tiểu giới; sở quá giả: Đại giang” ( Nghĩa là: Chỗ mạch dừng lại, là cái tiểu thủy, chỗ mạch vượt quá là cái đại giang). Tiểu giới giả: giới bất năng chỉ, nhi mạch tự chỉ ( Nghĩa là: Cái nước nhỏ ấy, không phải là cái ranh giới làm hãn mạch lại được, đó cái mạch nó tự đứng lại thôi).
Đại giang giả: Thủy bản giới mạch, nhi mạch tự quá. ( Nghĩa là: Cái sông lớn ấy vốn là cái nước để làm ranh giới hãn mạch mà mạch nó tự qua được). Cổ vân: “ Long quá thiên giang, bất quá nhất đường, chính là nghĩa đó.
Những chỗ chưa thấy nước mà đứng lại, là mạch tự đứng lại; nếu thấy nước mà đứng lại, là mạch còn đang đi đấy! Đại để: Long vi chủ, thủy vi dụng.
Lại nói: Cái đại cán long, đại giang, đại thủy cùng ngược lại, hoặc cái tiểu cán long, tiểu giang, tiểu thủy cùng thuận theo chiều mà thấy cái long lớn, cái nước nhỏ hơn, thì là tốt, dùng được. Nếu nước lớn, cái long nhỏ là xấu, có hại không nên dùng! Cổ ngôn: Đắc Thủy vị thượng; tàng phong thứ chi” ( Nghĩa là: Được có nước là tốt nhất, kín gió là thứ nhì). Thủy thì đa cát khí ( nhiều khí lành) nhưng lại có “ Bát sát thủy” ( 8 cái nước độc ác, như là: Xuyên, Cát, Tiễn, Xạ, Tà, Ngưỡng, Xung, Đãng).
- Xuyên: là chỗ nước như cái tên đâm vào mộ.
- Cát: là nước cắt phá mất cái khí gần sát long mạch.
- Tiễn: là chỗ nước chẩy đến, chẩy đi, thẳng xuyên như cái tên bắn!
- Xạ: là như cái tên bắn vào, hoặc ở trước, ở sau, hoặc bên tả, bên hữu mộ.
- Tà: là ở đằng trước huyệt, nước chẩy thiên thẹo tạt qua, đâm đi như phản vào mặt.
- Ngưỡng: là huyệt ở chỗ thấp, nhỏ, mà bị nước lớn ở trên cao chẩy lao xuống trước mặt.
- Xung: là nước chẩy xung thẳng vào chỗ huyệt, không thể để mộ được.
- Đãng: là thủy lớn mà khoáng đãng ( rộng), huyệt không thu được, khí tán ra ngoài mất.
Trên đây là tám cái nước xấu, nếu có thì rất là tai hại, nên gọi là bát sát.
Hựu vân: Huyệt cao bất luận xạ; Thủy khoát khởi vi tiễn; Mạch đại hà hiềm khoát; Hộ khẩn nhiệm tà khiên; Khuất khúc vô xuyên ý; Ngưỡng đãng huyệt đăng thiên; Chân long tương trú xứ; Phản cát nhậm quân thiên.
Nghĩa là: Huyệt ở chỗ cao, thì chẳng cần bàn gì đến cái thủy xạ Thủy rộng lớn thì đâu phải là thủy tiễn. Mạch lớn thì không ngại thủy khoát. Thủy khẩu kín đáo bao vây, thì mặc kệ cái thủy tà khiên. Nếu có chỗ khuất khúc thì không phải là thủy xuyên. Nếu ở chỗ quang đãng thì huyệt hướng lên trời. Có chân long cùng trú tụ ở chỗ ấy, thì trở lại làm tốt lành cứ nên để mộ).
Bài thuyết vừa kể trên là trái lại, để phản đối với cái bát sát nếu xét thấy đúng như thế thì không sợ ác sát, cứ làm được.
Trong miền Bình dương, ở chỗ khởi phục cao, thấp mà thấy có tông tích mạch đi thì gọi là “ Địa long thiếu âm”, đột cao lên như núi, gọi là thái âm. Vậy có câu: “Bình điền bình địa hữu cao phong kỳ hạ khởi vô chân quý huyệt”! Là ở nơi đồng bằng đất phẳng, có núi đột cao, ở dưới vùng đó hay có đất quý huyệt hay.
Thủy Thần Thiên
Thủy đáo Bình dương, dĩ thủy vi mạch, dĩ thủy vi tọa, dĩ thủy vi triền. Nghĩa là: Ở miền Bình dương mà có nước chẩy đến, thì lấy nước làm mạch, lấy nước là chỗ tọa huyệt, lấy nước làm triền hộ. Thủy thì vốn không chỉ là mạch, nhưng mạch nó theo thủy mà hiện ra. Long theo thủy mà đi; sa cũng dựa vào thủy mà ôm thu; khí cũng theo thủy mà tụ lại. Thủy mà trực lưu ( chẩy thẳng) là tử thủy ( nước chết). Thủy khuất khúc ( cong, gẫy) là sinh thủy ( nước sống). Sinh, tử, cát, hung, tận tại hồ thủy ( Nghĩa là: sống, chết, lành, dữ, hết thẩy là bởi nước). Thủy lớn thường bao vây vùng tỉnh, quận; thủy nhỏ thì tụ hội một xóm, một làng, không có hạn. Long mà không có thủy thì không có giáp, khí mà không có thủy thì không thu ( tụ); một cái giáp, một cái thu mà hóa ra muôn ngàn khí tượng. Vô giáp, vô thu, âm dương bất ngẫu. ( Nghĩa là: không có giáp, không có thu thì âm, dương không thành đôi phối hợp!) Thủy lớn thì long cũng lớn, thủy nhỏ thì long cũng nhỏ; thủy lớn thì nên phòng tán đãng ( tản ra ngoài), thủy nhỏ sợ khô cạn, thủy lớn thì nên thanh ( trong), thủy nhỏ thì nên thâm ( sâu). Dầu thủy lớn hay nhỏ, cũng đều quý là khuất khúc, chứ không quý trực ( chẩy thẳng tuột); quý tụ, chứ không quý tán. Vậy không nên loạn loan ( vòng cong đi lung tung), thủy mà vòng cong thì khí tụ nhiều nhưng không nên loạn tụ ( tụ lằng nhằng ở ngoài); thủy tụ thì long hội, thủy tụ thời tĩnh, thủy khúc thời động: động thì không nên chẩy cấp bách, tụ thì nên trừng thanh ( trong và đầy) như là nước tụ trong hồ đầm bao vây khóa kín, lấy thủy làm mạch, “ vô thủy bất thành long”, “ vô thủy bất hiện mạch”. Cổ vân: “ Dương dương đại thủy vi qian tỏa; quan tỏa lý diện, hữu chân long. Chân long lý diện, khán sa đầu. Vô sa hoàn bão, yếu thủy câu. Nghĩa là: nước to làm khóa cửa cho long; cửa khóa thì long thật ở trong; Thật long, đã có, xét sa đầu; Sa chẳng ôm, thì nước phải câu ( uốn lưỡi câu, vòng chầu lại).
Hành long chi xứ, bất phạ đại, kết huyệt chi xứ, tu dụng tiểu ( là chỗ hành long, thì không sợ long lớn, chỗ kết huyệt, thì nên dùng long nhỏ). “ Long tiểu, thủy đại, tự phù âu, phú quý bất năng hưu” ( là long nhò, nước lớn, tựa phù âu ( con cò biển nổi trên mặt nước), giàu sang rất bền lâu). “ Khảm long chi hướng nam, khủng thủy thần chi khoáng đãng; Ly long chi hướng bắc, hiềm tây bắc chi sinh hàn”. ( Nghĩa là: mạch phương khảm ( bắc) lại, thì lập hướng nam, nhưng sợ nước rộng lớn, tán loạn, nên có sa ôm thu lại; Mạch phương Ly đến, thì hướng bắc, nhưng hiềm tây bắc khí lạnh lùng!) hai câu ấy là bảo: hướng nam thì hòa hoãn ( ấm áp), hướng bắc thi lãnh hàn ( lạnh rét). Dương Công bảo: “ Tuyết lý phiêu mai”; “Bất thủ bắc hướng”. ( là: cây mai rạc, trong vùng tuyết lạnh, không nên lấy hướng bắc).Nhưng tôi ( soạn giả) nghĩ: Ở miền Nam Việt
Nam, ít gió bắc, ít khí lạnh, nếu gặp đất quý thì cứ dùng, nhưng có sơn sa cao, che về phương tây và phương bắc thì tốt hơn.
- Hoặc hỏi: Như có nhiều chi mạch dẫn đến huyệt trường, thì biết cái nào quý, cái nào tiện?
- Đáp: Cái nào có thuy trùng tác giáp, thì là cái quý. Không có giáp, cứ phẳng lì tựa như tấm da, tờ giấy, thì là cái tiện; thấy đương lớn hóa ra nhỏ, đương nhỏ biến ra lớn, nhiều lần bác hoán ( thay đổi) là quý! Hễ nhiều cái lớn thì lấy cái nhỏ, hễ nhiều cái nhỏ thì lấy cái lớn. Hễ thấy nhiều lần sa vòng cong, ôm lại, mà khẩn bão ( ôm gần, kín đáo chu vi) thì là quý! Bác hoán, thì nên vuông hoặc tròn là quý. Lấy cái lớn thì không nên tán mạn; Vì tán mạn lan man thì khí không thu tụ. Lấy cái nhỏ thì sợ nhỏ hẹp quá, vì nhỏ hẹp thì khí không vượng. Long càng nhiều đoạn thì mạch càng tốt; Thủy càng sâu, thì phúc càng dầy, Mạch ở phương Đoài ( phương dậu, phương tây) ra thì cần có tả sa ôm thu. Mạch ở phương chấn ( đông) về tây, thì nên có hữu thủy vòng ôm lại, lập huyệt thì hướng
Nam, trực lai thì hoành tác. Tứ duy ( kiền khôn cấn tốn) phát mạch, thuận thủy, thì nghịch thụ, được tọa quý thần ( phương quý) thì mạch tòng nhĩ nhập ( vào tai). Cốt đường thủy ôm thu, nên cục diện ngay ngắn ( tề chỉnh) có một dòng nước thì tìm chỗ khúc ( cong). Có hai dòng nước thì tìm chỗ hội hợp. Có bốn dòng nước tụ là đất Công, Hầu! Nhiều nước tụ hội, thì lập tỉnh, quận, đô, thị, nhiều dòng nước tụ hội, thì đại vượng; một dòng nước thì tiểu vượng. Long khí thanh thì phát quý; thủy thần hậu thì phát phú. Chỗ khí hậu thì nên lấy chỗ bạc; chỗ khí tán thì nên tìm chỗ hậu. Đáo đầu mà long khí vượng thì nhận định phồn thịnh; nhập huyệt mà thủy đãng thì cô quả, bần cùng! Thủy thắng thì tài vượng, thổ hậu thì nhân đa. Thanh ( trong) thì phát quý, trọc ( đục) thì phát phú. Thủy đại thì nên táng xa, thủy tiểu thì táng gần. Trưởng tử hưng vượng, định thị, tả bạn trường lưu. ( Cong trưởng giàu sang là bởi nước ở bên tả dài, xa, có nhiều chẩy lại). Trung nam phát phúc, hoàn do đường thủy tồn lưu. ( Nước tụ ở minh đường thì cac con thứ vượng). Quý tử hưng gia, tụ quy hữu bạn ( nước tụ bên hữu thì con út phú quý). Được có nhiều nước thì tốt nhưng phòng đãng bức. Nhất phiến thuần dương, âm thủ phù phần tác huyệt ( là: Cả một khu bình điền thấp một làn, thì lấy đất đắp nền cao lên mà táng nổi) Bàng thủy tầm long mạch , y tiền giới thủy lan ( là: Tìm đất ở bên gần nước, thì dựa vào cái thủy ở trước mặt làm giới thủ ngăn hãn).
Bình phô, vô khởi phục chi xứ, giai dĩ thủy thần tầm mịch Lão dương.
Nghĩa là: Một mặt phẳng lì, không khởi phục gì, thì lấy nước mà tìm thấy Lão dương. ( Lão dương là một khoảng đất bằng, có nước làm ranh giới).
Họ cửu thăng nói: Đất có bốn ( 4) cái tượng: Sơn cao ( núi cao) là Lão âm, Bình dương ( đồi bằng) là thiếu dương, Bình điền ( ruộng thấp) là Lão dương, Cao địa (đất cao) là Thiếu âm.
Chu Văn Công nói: Về Thiên đạo, thì Dương động, Âm tĩnh; cho nên dương cương ( cứng), âm nhu ( mềm). Về Địa đạo, thì Âm động, Dương tĩnh; nên Âm cương, dương nhu. Đấy là cái sơn thì cương, nên cho làm Âm; địa thì nhu, nên cho làm Dương. Nhưng trong cái Dương, có Âm; trong cái Âm, có Dương. Lại phân ra bốn (4) cái tượng, trong bốn cái tượng thì hai (2) cái Lão âm, Lão dương là thiên khô ( khô than, vô khí), phần nhiều không kết huyệt. Vậy, thành huyệt thì phần nhiều là ở hai (2) cái Thiếu dương và Thiếu Âm; nên ở bình dương phải tìm cái thiếu âm, là chỗ đất cao mà đặt táng.
Trương Tử Vi nói: Ở miền Bình dương mà táng vào chỗ thấp, thì bị tuyệt tự! Vì cớ là thuần dương bất biến.
Vậy núi cao là Lão âm, nếu trên đỉnh mà hóa xuất dương khí thì cũng làm cái huyệt ngưỡng cao ( ngửa lên cao) được. Bình điền là Lão dương, ở bên cạnh mà biến xuất âm khí thì cũng làm cái huyệt phi biên ( bay ra bên rìa) được.
Nhưng, nếu ở chính diện ( ngay thẳng mặt) mà bất động ( im lặng không biến đổi gì) thì phải có thủy thần giao kết ( hai nước hợp lại), thì mới có bằng cứ. Đây là phép lấy ngoại khí chứng nội khí vậy.
Bốn thiên liên tiếp kể trên; là ở sách địa lý Huyền cơ của các nhà tiên triết đã chứng minh, kinh nghiệm diệu lý linh ứng, mới viết ra sách để làm nghi thức muôn đời bất di, bất dịch. Thật là một công đức to lớn, quý báu với hậu nhân!
Vậy tôi ( soạn giả) trích lục ra, y như nguyên văn mà dịch thuật đúng và sát nghĩa với danh từ Việt
Nam
, để các độc giả hiểu rộng thêm, tường tận các phương pháp làm địa đạo ở miềm Bình dương cho khỏi nghi hoặc. Người đời có câu: Nói có sách, mách có chứng!Vậy tôi được biết, thì nói ra cho người ta biết; chứ đâu dám mạo ra mà dối người, lừa đời để mang tội vào mình muôn đời ngàn kiếp!

Tọa Khôn, hướng Mão
Ở miền Bình dương cũng có nhiều đại địa, chứ không phải là chỉ ở miền sơn cương mới có đại địa. Bàng chứng là ở Việt Nam ta, những mộ để ở vùng đồng bằng đã kết phát Vương tướng, anh hùng, như mộ nhà Ngô ( Ngô Quyền), nhà Lý, nhà Trần đều ở vùng đồng bằng cả. Và còn nhiều mộ phát Trạng nguyên, Tể tướng v.v…cũng ở miền Bình dương.
Tọa khôn, hướng mão
Thế nào là Tọa Khôn, hướng Mão?
- Ở chỗ ngồi, đằng sau không khoáng, là không có núi non hoặc ruộng đất và gò đống cao hơn, là Tọa không.
- Ở trước mặt, gần hoặc xa, có đồi núi cao hơn, gọi là Hướng mãn hay là Triều Mãn cũng thế.
Âm phần và Dương trạch ở miền Bình dương tọa không, hướng mãn; hoặc tọa không, hướng không cũng hay.Chỉ cần có thủy triều tụ, là chân long đích huyệt; còn như sơn sa hoặc gó đống to lớn mà có thì càng hay, bằng không thì vi đê ( thấp, nhỏ) cũng được tốt lành.
Ở miền Bình dương cũng có nhiều đại địa, chứ không phải là chỉ ở miền sơn cương mới có đại địa. Bàng chứng là ở Việt Nam ta, những mộ để ở vùng đồng bằng đã kết phát Vương tướng, anh hùng, như mộ nhà Ngô ( Ngô Quyền), nhà Lý, nhà Trần đều ở vùng đồng bằng cả. Và còn nhiều mộ phát Trạng nguyên, Tể tướng v.v…cũng ở miền Bình dương.
Đã có nhiều nơi hương thôn, có quý địa ở ngay cửa ngõ, đầu làng; đi qua lại hàng ngày mà không biết. Khi có người ở xa đến để mộ, rồi mới biết là đất hay! Thật là đúng với câu ca: “ Huyệt tại lộ-bàng, đãi tha hương đại tha hương chi khách”!
Ở kinh Biến-Địa-Kiềm của Dương Công có bài thơ:
"Bình dương đại địa nhân bất thức!
Hoặc tại thủy biên, hoặc tại thạch;
Hoặc tại bình-điền, hoặc tại nê!
Hoặc tại sa châu, dữ đôi tích!
Thừa phong, khí tản, chủ nhân ly!
Thủy nhiễu la thành, phương thị cát!"
Nghĩa là:
- Ở miền Bình dương thường có đất quý, mà ít có người biết! Hoặc kết huyệt ở chỗ cạnh nước, hoặc ở chỗ đá nổi lên. Hoặc ở ruộng, hoặc ở gò đống trong vùng bùn lầy. Hoặc ở bãi cát nổi hay là bãi ụ, đồng đất bỏ hoang v.v..
- Nếu để vào chỗ bị gió thổi thì khí tàn, thì bị hao người, tán của! Hễ thấy có nước bao, vòng quanh như thủy thành thì mới tốt.
Trong hai câu:Thừa phong và thủy nhiễu có ý nghĩa sâu rộng, hay lắm! Khác với chữ Phong suy, ở miền sơn cốc. Nghĩa là ở miền Bình dương thì không phải là lấy cái đột khởi cao hơn chung quanh là Thừa phong, mà lấy cái không có Thuỷ nhiễu mới là Thừa phong!
Hễ có nước bao vây quanh là thu được khí, không bị “ Thừ phong khí tán”! Nếu không có nước bao quanh để cản gió, thì là thừa phong. Nên có câu: “Thủy khứ, tắc phong lai”; “ thủy lai, tắc phong khứ”! Nghĩa là: nước chẩy đi hết thì gió lại; có nước chẩy lại tụ, thì gió phải đi.
Thí dụ: Như một khu ruộng đất cao hơn chung quanh, bốn bề là sông ngòi, hoặc ruộng trũng thấp. Khi không có nước đọng, tức là lòng không, khô rỗng thì gió tuôn đập vào suờn cao ấy; do đó khí tán đi. Nếu có nước đầy sông ngòi, ruộng trũng ấy thì gió trượt qua trên mặt nước, cũng như mặt đất bằng mà thoảng bay đi, tản khắp cả, chứ không luồn xuống xiên vào trong lòng đất được. Thật là đúng lý, nếu không biết cứ theo như Sơn pháp mà bảo, huyệt ở chỗ cao hơn là Thừa phong thì không phải. Đa số là nhầm lẫn như vậy. Bởi vì vô thư cũng như vô truyền!
Bởi vì từ thủa các Tiên hiền, Tiên triết sơ khởi tìm ra môn Địa lý này, thì toàn là khảo cứu kinh nghiệm về sơn pháp cả, sau mới viết ra sách. Tuy đã phổ biến và kế tiếp những nhân vật cao siêu tham khảo, bổ khuyết thêm và viết ra nhiều kinh sách về địa lý, nhưng vẫn chuyên chủ về sơn pháp cả. Kể hàng chục thế kỷ sau, ở miền Bình dương cũng theo như phép táng ở miền sơn cốc. Có chỗ thì linh ứng, cũng có cái không thấy thần diệu nên đâm ra hoài nghi: vì hình thế sơn xuyên khác nhau, có huyệt hau mà không biết. Vì cứ cố chấp như sách vậy, sau mới suy xét, và du lịch các địa phương để nghiên cứu địa lý về miền Bình dương; rồi mới canh cải, châm chước táng pháp, hội kiến thảo luận chí lý rồi thi hành để thí nghiệm. Được thấy kết quả linh ứng kết phát rồi, mới công nhận là đích xác, vừa làm vừa viết sách, nghiên cứu đến đâu thì viết đến đấy. Cứ lần lần từng đoạn một, trao chuyển với nhau để xác định, gom góp lại nhưng chưa đủ lập thành toàn bộ, để phổ biến, toàn là bản viết tay, sao lại với nhau, coi như là bí thư vô truyền, nên ít người biết; từ ở Trung quốc trước kia rồi, huống chi ngoại quốc, thì làm sao mà có sách để biết được! Mãi đến triều đại Mãn thanh, Khang hy năm thứ 26, là năm đinh Mão thì Diệp cửu Thăng tiên sinh, mới sưu tầm đầy đủ rồi xuất bản, nhưng cũng chưa phổ biến. Chỉ có những nhà địa lý chuyên môn, chuyên nghiệp thì mới biết và mua được sách, còn ngoài ra những người hiểu địa đạo lắm, chịu tìm tòi thì mới có, và phần nhiều là bản sao lại! Mãi gần đây, chừng vài thế kỷ mới có sách phổ biến ra các nước.
Hiện nay, ở Việt
Nam ta cũng có, nhiều bộ sách Địa lý về Sơn pháp cổ truyền, mà các cụ đồ cũng vẫn áp dụng về Bình Dương, cứ cố chấp là địa lý đều thế cả. Sơn cốc cũng như Bình dương, thì thật là khuyết điểm! Không được biết hoàn toàn về địa đạo, mà còn chống đối, cho là ngụy biện, giả thư! Cũng là bởi không có sách và ít suy xét, không quảng kiến hay không được gặp thấy, gặp bạn quảng giao, cứ khư khư độc ý tự hào, tự cao, tự đại, không chịu phục thiện, thì không những hại cho người khác mà còn hại cả cho mình, thì đáng chê trách thay!
Nay tôi ( soạn giả) xin trích mấy đoạn ở sách Bình dương, của các Tiền triết; đã diễn tả, giải thích và lấy những Tổ-mộ, Thần-tử Lăng miếu linh nghiệm, hữu danh của địa phương ở Trung Hoa, để làm chứng minh bằng cớ tự xưa, cho các độc giả rõ thêm như sau:
Trích lục nguyên văn
1. – Thiên hạ châu thành trú hướng không!
"Hà tằng xanh trú hậu đầu long!
Kim nhân bất hợp cổ nhân pháp
Thùy đạo hậu đầu vô hảo phong!
Châu huyện nhân gia, nhược phạ thử
Thiên môn, vạn hộ, chẩm sinh dong?
Vô minh kiến giả, sinh nghi hoặc!
Bất hạ không long, hạ tử long!
Tử long tằng tự không long hoạt
Long động chi thời thiên địa khoát
Bất tín thả khan châu huyện trường
Tân thị không long, hoạt bát bát!
Đàm châu ( trường sa phủ) phương viên bát thập lý
Thập vạn nhân gia trú hướng tây,
Bất nhiên, dã khứ thảo đa long
Sở dĩ nan ngôn! Không xứ không!
Hàng châu tại Hồi, tứ thập lý
Nam sơn kháo tại Tây hồ vĩ
Gia gia không trú hướng Tiền đường
Bất tín long tòng hà xứ khởi!"
Giải nghĩa
- Những nơi châu thành, thành thị, trong thiên hạ đều ở chỗ tọa không, hướng không.
- Đâu có phải cứ theo: ở đằng sau đầu có sơn cao!
- Người đời nay không hợp với phương pháp đời xưa.
- Ai bảo đằng sau đầu có sơn cao không tốt!
- Những người ở nơi thành thị, nếu sợ như thế.
- Thì hàng trăm ngàn nhà, phố, ở vào đâu mà sống?
- Không nhìn thấy rõ, thì đâm ra hoang mang , nghi hoặc.
- Chẳng đặt ở chỗ không long, thì đặt ở chổ tử long!
- Tử long cũng tương tự như không long, hoạt lắm!
- Lúc nào long động thì chuyển cả một vùng trời đất rộng!
- Chẳng tin thì đến những nơi đô thị mà xem!
- Hầu hết ở chỗ không long, mà phát đạt phơi phới!
- Ở Đàm Châu ( phủ Trường sa) rộng vuộng 80 dặm.
- Hàng trăm ngàn nhà, hết thẩy là hướng Tây.
- Chẳng phải thì đi đến các nơi xem!
- Khó mà nói là: không có chỗ nào là không phải thế!
- Hàng châu ở xứ hồi, rộng 40 dặm.
- Giải Nam sơn dựa vào cuối cái Tây hồ.
- Hết thẩy các nhà đều tọa không, hướng về phía Tiền đường.
- Chẳng tin là long mạch khởi từ đâu đến nữa!
Trên đây là chỗ biết cả hai cái Âm phần và Dương trạch đều thông một lẽ, thấy Dương có thể suy ra âm! Vậy lấy phép dùng không mà bảo cho người ta biết rõ:
So sánh về Dương Trạch, thì không nơi nào rộng lớn bằng nơi Châu Thành, mà nhà ở Châu Thành thì đều là tọa không, hướng mãn, mà nhân, vật phồn thịnh, tiền của tụ tập! đấy là một cái kinh nghiệm rõ rệt.
Người, khi sống, nhà ở đã tọa không; lúc chết phần mộ cũng lại tọa không, mà con cháu vẫn hay! Vậy thì sao khỏi phàn nàn cho những người, không hay lấy Dương mà suy Âm được! Nếu chỉ tin ở Sơn pháp, là tọa thực triều hư, mà nghi ở Bình dương tọa không hướng mãn, cứ cố chấp là ở Bình dương phải dựa vào chỗ thực ( chỗ cao).
Có biết đâu là: Sơn cốc thuộc Âm, khí cần thu vào! Bình dương thuộc dương, khí cần nên mở ra! Cho nên chỗ Thực là tử, chỗ Hư (không) là sinh. Vậy không nên dựa vào chỗ Thực ( chỗ cao). Hai chữ Tử Long, là chỉ dẫn rõ cái diệu lý của thiên địa là như vậy; chính là cái lý khí của trời đất, chẳng qua là cái Thực và cái Không mà thôi, cái Thực là địa, cái Không là thiên.
Ông Hồ An Quốc nhà Tống, nói: Hết thẩy ở trên trái đất, nhưng chỗ Không là trời.
Vậy một cái núi khởi cao lên, là Đất lên nhập hợp với Trời. Một cái sông ( hoặc cái hồ, ao) lõm xuống, là Trời xuống nhập hợp với Đất. Người đời chỉ thấy những Không thôi, chẳng biết là Trời cho nên chẳng hiểu là trong chỗ Không có Khí, cái Không Khí ấy là Long. Có biết đâu, là hai cái Thực và Không vẫn một cái khí lưu thông, xuyên suốt cả! Ở cái Không, thì vô hình là Dương; ở cái Thực, thì hữu chất là Âm. Cực thượng ( trên rất cao) là Sương hiệu ( trời xanh); Cực hạ ( dưới rất thấp) là Hoàng tuyền ( suối vàng) không chỗ nào là không đầy đặc! Vậy đều không kết huyệt ở cả hai nơi ấy là bởi chỉ có một thứ khí thôi, không được Âm Dương giao kết! Vậy thì phải có cái Không ôm cái Thực, cái Thực ôm cái Không thì mới hợp thành một cái vòng Thái cực, thì mới là Âm Dương giao kết, làm cho có long hoạt động; tức là Âm và Dương hợp lại mà kết thành một huyệt.
Một nửa Thực, khí có đi, lại và dừng ở lại mà làm thành long.
Một nửa Không, Khí cũng có đi, lại và dừng ở lại mà làm thành long. Nhưng cái Thực long thì mọi người đều biết, còn cái Không long thì người người khó hiểu, nên mới phải diễn giải chỉ rõ cho như vậy.
Một chỗ Không, với tất cả cái Đại không đều thông với nhau; hễ một chỗ động thì tất cả đều động.Nên có câu: “ Long động chi thời thiên địa khoát” là nghĩa thế.
Ví dầu chẳng tin cái hay của Không long; thì đến xem các nơi thành thị như Đàm châu, Hàng châu đều tọa không, hướng thực mà Không long hoạt bát. Có bằng cớ đích xác thì sao được chấp nhất là Tử long như những người không hiểu?
Về vấn đề Không long này, nếu không có Dương công thì đời chẳng hay biết và cũng chẳng hay đàm luận!
Đấy chính là cái diệu dụng thiên địa, chẳng qua là ở cái Âm, Dương giao cấu thôi. Chỗ núi khởi cao lên là Âm giao Dương; chỗ Không hãm lõm xuống là Dương giao Âm. Núi cao thì bốn bên nhiều Không, nên cần phải có Thực; vậy bên tả, bên hữu và đằng sau nên có sơn bao bọc thì mới tốt. Đất thấp thì cái Không vào đất ít, vậy bên tả, bên hữu và phía sau , cần phải thấp và quang đãng thì mới hay; đó là lý tự nhiên.
Ở Bình Dương là một phiến đất rộng lớn, bằng phẳng phô bầy; nếu không có Không giới ( ranh giới không khí) thì là “ Dương bất giao Âm” , là Tử thổ ( đất chết). Vậy ở Bình dương phải lấy Không giới làm hoạt bát, đất có Không giới ( chỗ thấp xuống thì tất nhiên là thủy nhập)
Về sau, nhân có cái Thủy Long Thuyết làm lập luận để đối đãi với Sơn long; vậy nói Thủy long, không trái với ý nghĩa Không long. Mà xét thì không thấy có cái Không long, vì không có tì tích gì, vậy là thế nào?
- Ở Bình dương , có một chỗ cao là có một cái Không giới, tức là thành huyệt ma thủy thường khô cạn. Lại có chỗ đất cao thành địa cục, bốn mặt là bình điền mà cũng chẳng gần thủy. Chỉ lấy cái Không mà nói là long, thời cái Không ở chỗ có thủy và cái Không ở chỗ không có thủy, hai cái lý ấy đều không ngại cả. Đây là lý thuyết của Dương công, đời không thể kịp được như vậy.
2. – Thế nhân đa hữu trú không long
"Long tại không thời tổng hữu công!
Bối hậu thủy tòng sinh vượng khởi,
Nhi tôn thế đại bất giao cùng."
Nghĩa là:
Người đời từng ở chỗ Không long
Long ở nơi không đều có công
Thủy tự sau đầu sinh, vượng hợp
Đời đời con cháu được hanh thông.
Trên đây nói: Những nhà ở hoặc phần mộ ở nơi bình địa, không khoáng mà được nước ở phương sinh, vượng chẩy lại tụ hợp ở đằng sau thì là rất tốt. Vì địa lấy thủy làm dụng thần, nếu tiêu nạp hợp pháp ( tức là đặt địa bàn hay la kinh, ở giữa chỗ thủy tụ nơi sau đầu chiếu xem thấy nước ở phương Trường sinh, Đế vượng chẩy lại, thì còn hay hơn là tụ ở đằng trước mặt; vì huyệt hậu là chủ, huyệt tiền là khách; khách hay, sao bằng chủ hay? Người đời phần đa số là chỉ biết triều thủy, chớ không biết tọa thủy là như thế nào cả!
3. – Nhân ngôn trắc bối, thì Hoàng tuyền
"Ngộ liễu, nhân gia vạn vạn thiên!
Bất tín đãn tòng tiên tích nghiệm
Hậu đầu xung thủy , xuất thần tiên.
Ngưỡng sơn nam nhạc miếu long kỵ ( cơ),
Thế thượng thời Sư ná đắc tri!
Chỉ vị thủy xung long bối tích,
Tứ phương triều bái bất tằng ly!"
Nghĩa là:
- Người đời nói, nước chẩy xông vào ở bên cạnh sau đấu là Hoàng truyền.
- Kể có muôn ngàn người nhầm như vậy!
- Không tin, thì hãy theo Tiên tích mà nghiệm.
- Nước xung vào sau đầu, đã phát Thần tiên!
- Đến xem cái long tích của ngôi miếu ở núi
Nam nhạc thì biết.
- Các thời sư xưa nay, có mấy ai rõ đâu!
- Chỉ vị có thủy xung long bối-tích ( nước chẩy ở sau đầu).
- Nên khách bốn phương đến chiêm bái đông đảo.
Trên đây là nhân thấy người đời không biết phép tọa thủy; nên đem chứng cớ ra dẫn bảo cho biết thủy xung ở đằng sau là cách hay.
Vì người đời thường nói; ở sau đầu có nước xung nhập là hoàng tuyền, thì xấu; nên không dám dựa ( gối đấu) vào nước mà tác huyệt. Có biết đâu, là các Tiên, Thánh xưa lấy cách thủy xung hậu đầu là phát được Dị-nhân, Kỳ-sĩ!
Như ngôi miếu Nam- nhạc ở Hàng Châu, thủy xung bối tích; nên đất phát có nhiều người đến chiêm bái, tức là ngôi Thần miếu ấy được đất hay, sau mới uy linh hiển hách như vậy.
Người đời thấy huyệt tọa hoành thủy, mà còn sợ; huống chi là trực thủy xung lai, là cái sợ to lớn, vì cái sức xung thủy còn mạnh hơn cái hoành thủy nhiều lắm!
4. - Thiên hạ giang-tâm dữ hải-tâm
"Quân sơn thường tại giám trung hàng.
Quất-châu thủy-lục, Quân sơn tự,
Cánh hữu công-an dữ Động-đình.
Nhạn phong, Thạch cổ,
Chu lăng tự
Hạ hữu Sương lang khả trạc anh.
Nhân-kiệt, địa-linh do tú-khí;
Phát cao thỉnh cử chiếm khoa-danh.
Đỗ-Phủ, Lư-Đồng, Lý-Bạch tổ,
Hậu đầu tận dĩ thủy vi lân.
Thử nhân bất tỉ, phàm lưu bối
Tận thị kinh-thiên, động-địa nhân!"
Giải nghĩa theo ý-tự, ngắn gọn của câu chữ:
- Ở trong thiên hạ này, chỉ trừ chỗ giữa lòng sông và lòng biển thôi ( vì không kết huyệt)
- Núi Quân sơn ở giữa nước, tựa như giữa cái gương
- Ở Quất-châu thì chùa Thủy-lục, Quân-sơn
- Lại có như là: chùa Công-an và Động-đình
- Chùa Chu-lăng, Thạch-cổ, núi Nhạn-phong
- Phía dưới có sông Sương lang, nước trong giặt mũ được.
- Nhiều tú khí, nên đất thiêng sinh ra người giỏi.
- Phát xuất nhân tài chiếm được khôi danh, cao bảng.
- Như mộ tổ nhà Đỗ Phủ, Lý Bạch.
- Đằng sau đầu đều lấy nước làm lân cận cả.
- Những người ấy không thể ví vào hạng phàm nhân.
- Đều là nhũng người nổi tiếng vang trời, lừng đất!
Bài thơ trên, là chủ ý đem những danh địa tọa không ở miền Bình dương, để chứng minh cho những người không hiểu, không dám đặt âm phần hay dương trạch tọa không, tọa thủy thì hãy đi mà xem những nơi: Chùa Quân Sơn ở giữa hồ Động Đình, chùa Kim Sơn ở giữa Chấn Giang; Động đình sơn ở giữa Thái hồ; ở Kinh châu thì chùa Công an; ở Hàng châu thì chùa Nhạn phong, Thạch cổ; đều là “lâm thủy thành địa” ( tới chỗ nước kết huyệt) mà xuất phát danh nhân cao quý thế!
Vậy thì, cái thủy phát phúc không khác gì cái Sơn, ở giữa vùng nước còn hay kết tác, thì ở gần nước còn nghi hoặc gì nữa!
Mấy cái bằng chứng vừa kể trên, là ở nước Trung Hoa. Còm ở Việt
Nam cũng thấy có nhiều chỗ như thế. Tôi ( soạn giả) cũng xin kể mấy cái, hẳn đã nhiều người biết tới, thật là điển hình để độc giả nhận xét:
A. – Ngôi đền của đức Trần Hưng Đạo, ở gần chân núi Vạn Kiếp thuộc huyện Chi Linh, tỉnh Hải Dương miền Bắc Việt. Trước là ngôi Dương Trạch ( Biệt thự) của Ngài ấy. Khi Ngài từ trần, thì là ngôi đền thờ, do Ngài lập sẵn.
Ngôi đền này, cũng ở trên một bãi đất đột thấp giữa khu đồng nước trũng, xung quanh và trước, sau đều là nước liền giáp với cạnh tường đền, lưu hãm kinh niên và cũng là nước xung hậu đầu vì khi mùa mưa, ở trên dẫy núi đằng sau đầu đổ xuống; tức là thủy xung bối tích, rồi mới tràn xuống sông lớn ở trước mặt, gần đến, cũng là tọa không, hướng không. Ở mãi xa chừng 10 dặm, mới có sơn cao chầu lại tác án. Chỉ có dãy núi vòng cong ôm lại, tò ra bên tả, bên hữu nhưng cũng cách một khoảng nước bao bọc quanh đền, ở phía đằng sau; rồi mới đến núi cao.
B. – Ngôi chùa Trấn quốc ở trong hồ Tây xung quanh là nước mông mênh; phải làm đường bắc cầu mới đi vào được. Trước kia, còn phải đi thuyền, và gần đấy, cũng có một ngôi ở liền hồ Tây và bên cạnh hồ Trúc bạch, gọi là đền Quan thánh cũng tọa không, hướng không cả.
C. – Ngôi đền Ngọc sơn ở trong hồ Hoàn Kiếm, giữa cố đô Hà Nội cũng tọa không.
D. – Ngôi đền Phủ Dầy ở huyện Vũ
Bản, Nam
Định cũng tọa không v.v….
Tất cả mấy ngôi đền kể trên, đều tọa không mà khách thập phương đến chiêm bái đời đời không dứt! Cũng không khác gì những ngôi đền từ ở Trung Hoa.
E. – Ngôi âm phần, mộ tổ của nhà họ Nguyễn ở làng Kim Đôi huyện Võ Giảng, tỉnh Bắc Ninh cũng tọa không, ở trên một giải đất bằng, nhỏ, hẹp, nằm liền, bên bờ sông Nguyệt Đức ( tức sông Cầu) dài mấy tỉnh, rộng và sâu. Ở đằng sau đầu, tức là đại thủy hoành đầu; đằng trước liền giáp ngòi tào khê, cửa nước tiêu của vùng ba huyện. Chỉ cách mộ độ 10 thước, là đến nước, rõ ràng là tứ vi thủy nhiễu, cận huyệt, mà kết phát kế thế cao khoa mười tám (18) Tiến sĩ đồng triều, về đời nhà Trần và Hậu Lê! Đến đời nhà Nguyễn Gia Long thuộc Pháp, vì bị đắp con đường đê ở sau, gần mộ độ 10 thước và xẻ cống đứt cuống mạch mà thấy họa ngay! Mấy người thanh niên mới đổ Cử nhân, đương tấn tới, thế mà bị bệnh thổ huyết chết cả, thế là hết phát!
F. – Ngôi mộ nhà họ Nguyễn ở làng Vân Điềm, huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh, để trên cái Thổ tinh vuông thấp, đột lên ở trên phiến đồng ruộng cao, xung quanh là rộng trũng và ngòi nước bao quanh ở ngoài, cũng là tọa không. Thế mà phát nhân tài cả văn và võ, làm đến Quận công khai quốc v.v…
Còn nhiều ngôi đại quý địa khác ở miền Bình dương cũng tọa không, như đất nhà Hậu Lý ( Lý Công Uẩn) ở Bắc Ninh, nhà Trần ( Trần Thủ Độ) ở Nam Định v.v… cũng đều tọa không mà phát đến Khôi nguyên, Hùng tướng, Đế vương!Như vậy thì hai câu: “Bình dương tu dụng thủy”; “ Bình địa bất luận phong” thật là Thánh hiền dạy không sai!
5. - "Tứ bạn đoàn đoàn tủy nhiễu ốc
Ư trung hữu huyệt, thực thiên lộc"
Nghĩa là:
Bốn bề thủy tụ vòng quanh,
Ở trong có huyệt, phước lành trời ban!
Đây là nói: Kết huyệt ở trong vùng nước, phần nhiều là quý địa-cục, đời nay nhiều người thấy chỗ có một cái gò đống, đột ở giữa vùng nước bảo là không mạch lai, vì không được thấy ở vùng Bình dương, tỉnh Giang Nam: Chiều dài không được 10 dặm, rộng không được ngàn mẫu, thì đất nào mà không ở trong vùng nước, mà đinh-tài phồn-thịnh như thế!
Vậy thì lấy cái hình tượng lớn mà nói, thì cái nhỏ có thể mà biết được.
Thí dụ: Như Đại-dư ( là trái đất) ở trong, bao bọc ở ngoài là trời, nửa trên là không khí, nửa dưới liền với không khí là nước. Cho nên, bốn bề vây quanh vòng tròn trái đất đều là nước.
Cái Thiên thể ở ngoài thì động, cái Địa thể ở trong thì tĩnh, hai vật cũng nương tựa nhau mà không liên lạc nhau. Đấy là cả khối đất lớn, vốn là tự nhiên, mà không phải lai mạch ( nghĩa là tự nhiên có đầy đủ khí mạch rồi, còn phải khí mạch ở đâu lại nữa!). Chứ sao được bảo là không có khí, không có mạch lai trái đất!
Vậy địa vốn là vô khí, mà cái địa khí tức là thiên khí đó! Thiên, địa vẫn cùng là một khí lưu thông thôi! Nên cả một cái đại khối bất tất hữu mạch mà tự hữu khí.
Vậy lấy địa mạch mà bàn: Như núi Côn lôn đột khởi cao ở giữa trái đất, như cái chỏm ở trên đỉnh cái lọng, mạch tự đấy phân tán ra khắp nơi cả bốn phương đều nối liền với nhau, không có chỗ nào rời đứt cả. Nhưng mạch đi có chỗ khởi, có chỗ phục, nên có cái cao, cái thấp. Cái cao thì hiện trên mặt nước, cái thấp thì chìm dưới đáy nước, người thì chỉ theo nước mà xem tưởng như là đoạn tuyệt . Nhưng thực ra thì tất cả các nước trong hoàn cầu đều liền thành một tấm rộng lớn; mà địa điểm của Trung Hoa đứng, vào giữa, thì sao lại có thể riêng một, mà không có mạch liên tiếp được?
Họ Quách nói: Giới thủy tắc chỉ, ấy là nói cái thủy của giới khí ở chỗ kết huyệt thôi, vì không có giới thủy ở ngoài làm ranh giới, thì cái nội khí nó tản vào trong đất rộng lớn. Vậy có cái thủy làm giới hạn, thời khí tụ lại, không có thủy giới thì khí tản chứ không phải là nói cái đại thủy. Nên kinh Huyền cơ có nói: Mạch chỉ, là cái tiểu giới. Mạch quá, là cái đại giới ( cái sông lớn). Nghĩa là: Cái tiểu thủy không là làm cái ranh giới cho mạch nó phải đứng lại; đó là cái mạch tự nó đứng lại thôi!Đến như cái đại giang, đại hà, là cái đại ranh giới để hãn mạch, mà mạch nó còn đi luồn qua được, thì mới biết là cái sức mạnh của long mạch rất mạnh! Nên có câu: “ Long quá thiên giang, bất quá nhát đường dã”. Nghĩa là : Long mạch đi qua ngàn cái sông, chứ chẳng phải là chỉ qua một cái minh đường vậy! Biết như vậy, thì còn ngờ gì ở Bình dương không có mạch nữa!
Sách Địa lý Bình dương pháp này, do ông Mịch giảng sư là người ở xứ Nguyên Bình Tứ Minh. Nhân công được am hiểu sâu rộng về Bình dương pháp, của Dương Công và Lưu Công. Đặt huyệt rồi mới viết sách, để lưu truyền cho đời. Nên người thời nay, chỉ thấy có một sách nói về Bình dương pháp, cho là biệt pháp về phái Mịch sư nên tự hào nói là ta được Mịch sư bí mật truyền cho!
Nếu cho là Mịch sư tự khai sáng ra một môn này, thế thì người đó không được biết: Ở nước Tấn còn có kinh Thủy Kiềm của Quách Thị và Biến Địa Kiềm của Dương Công. Ở nước Tống có Bình Dương huyệt pháp của Lưu Thị.
Ông Mịch sư chẳng qua chỉ là học được phép, rồi ghi chép góp lại mà viết thành sách đấy thôi! Chứ không phải là tự khai sáng ra được Dị thuật. Nay người nào bảo Bình dương pháp là riêng môn phái cỉa Mịch giảng sư, thì hãy cấp tốc tìm sách của Chư Công mà đọc đi!
Họ Nghi Tháo nói: Ta được thấy trong Thiên thấu địa xuyên sơn ở Bình dương, là địa chi thủ cung, Thiên can gia lâm , mà sau biết ra cái Ngũ hành của Lục giáp.
Nhân biết là: Địa thì lấy hình mà thụ thiên khí; Thiên thì lấy khí mà quán địa hình. Cái hình thì tĩnh mà thực, cái khí thì động mà không. Cái thực mà chẳng có cái không, thì đâu có phát sinh được. Ngược lại cái không mà chẳng có cái thực, thì lấy gì mà nương tựa! Cái lẽ sinh sinh của trời đất cứ luân chuyển mãi mãi vô cùng ấy, là bởi sự động, tĩnh của cái không vá cái thực mà thành ra linh diệu thế!
Còn như đọc những sách Bình dương thì thấy thô thiển, quê kệch lắm! Từng hận là không được thấy một cuốn sách của các vị Tăng, Dương, Lưu, để mà phát tiết! Vẫn hoài bão lâu năm, mãi đến khi vãn tuế, mới được biết một thiên Biến địa Kiềm của Dương Công, thấy lý luận tinh thâm, cao rộng, nói ít nhưng ý nhiều, đủ phép và minh chứng xác thực!
Trong cái lý thuyết không long, vội nghe thì tưởng là mới sáng suốt. Sau thực tư, tế vi, thì không khác với ghép ở trong kinh nói về can, chi mà tôi đã được biết, tì mới tin là rất chí lý, đã có tự trong tâm của tô rồi.
Vậy xin lấy cái tinh thần chúc tụng Dương Công muôn ngàn năm vẫn sống!
Ông Trần Đạo Vinh: Dương Công nói Không long là long gặp không thì hoạt bát ( sống động).
Mịch sư nói Thủy long, là long gặp thủy thì đình chỉ ( đứng lại). Chứ đâu phải lấy Không, lấy Thủy làm long! Đều là quanh ở chỗ Không mà làm chỗ Thủy, nên đều có khí, nhưng đặt táng thì phải thừa cái sinh khí của thực địa; Địa vốn là làm chủ, Thủy chỉ là cái ứng thôi.
Nếu đột cao không có thủy, mà đằng sau huyệt đê bình, tức là Không, là Thủy vậy!
Những người sau không biết, cứ giữ cái Sơn pháp mà đem làm ở Bình Dương, thì là sát nhân!
Cũng thấy có số ít người được nghe lõm, xem trộm sách Bình dương, cứ gặp đất ở bên cạnh nước bảo là tọa không. Ở chỗ hãm ( trũng) cũng bảo là hướng mãn, thì thật là buồn thay!
Ông Trương Tử Vi nói: Ở Bình dương, hễ thấy chỗ đất cao mà thấp dần dần xuống đến cùng tận, là tuyệt khí; nếu hạ táng, tất bị diệt vong! Thì lại càng là sát nhân hơn nữa! Những cái nhầm lỗi ấy là bởi có sách mà không hiểu, hoặc không có sách lại không có thầy chỉ dẫn cho.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

Tiện ích Bambu
Tin liên quan
Bạn cần tìm kiếm?
Advert Advert2 Advert3
TextLink
BAO LA VẠN SỰ

Mobile: 0913 290 384  /  Email: tranngockiem57@gmail.com hoặc tuvan@phuclaithanh.com

Copyright © 2014   BaoLaVanSu. Thiết kế và phát triển bởi Bambu®