Con cần hy vọng.
Con gái nhỏ ngà
y xưa mỗi lần nhìn thấy người lạ là khóc thét, thậm chí trong suốt 2 năm đầu ông bà và các bác không đụng được vào người vì cứ hễ đến gần là nàng bật còi báo độ
ng inh tai nhức óc
😂
😂. Bây giờ thì lại quấn quýt ngồi vào lòng ông bà, gặp ai cũng tươi cười chào hỏi. Vì con hiểu rằng "mọi người đều có ý tốt và ai cũng quý mến con".
Con gái nhỏ ngày xưa cho ăn cái gì cũng lắc, rất kén ăn và ăn rất chậm. Bây giờ ăn đã không cần mẹ giục, chủ động khám phá và ăn lung tung đủ thứ. Vì con tin rằng "ăn nhiều và đa dạng thức ăn sẽ giúp tay khoẻ để bê nặng, chân khoẻ để chạy nhanh, mau lớn để với cao, để tự làm mọi thứ con muốn".
Con gái nhỏ ngày xưa hơi tí là cáu nhặng lên. Bất cứ thứ gì đi chệch quĩ đạo đáng-ra-nó-phải-thế hoặc con làm mãi không được là y như rằng con sẽ nằm lăn ra gào rồi ném đồ đạc lung tung. Bây giờ con đã biết cười hề hề mỗi khi đồ chơi bị đổ, kiên nhẫn hơn và biết chuyển sự chú ý sang chơi cái khác lúc cáu quá. Vì mẹ luôn dặn con "những việc khó đơn giản là con chưa làm được. Chỉ cần con kiên nhẫn, cố gắng hơn một chút, hoặc con lớn hơn, tay khoẻ và khéo hơn một chút, nhất định sẽ làm tốt".
Con gái nhỏ ngày xưa khóc và mè nheo suốt ngày. Bây giờ không những bớt khóc mà lại còn cười toe toét và làm đủ trò nhố nhăng từ sáng đến tối. Vì con biết "con cười rất xinh, và mỗi lần gặp vấn đề thì con cần tìm cách giải quyết thay vì khóc lóc. Nếu không tự giải quyết được con có thể nhờ người lớn giúp".
Con gái hơn 1 tháng nữa mới tròn 3 tuổi, nhưng gần đây đã có sự thay đổi rõ rệt đến mức những người ít tiếp xúc với con cũng nhận ra. Mình rất vui và bất ngờ khi con đã hiểu biết hơn và bước đầu kiểm soát được cảm xúc. Tuy nhiên, mình cũng nhận ra, trước khi con có những thay đổi tích cực, bản thân mình phải thay đổi đã.
Đầu tiên, cần phải hiểu con. Luôn luôn có lý do đằng sau những phản ứng tiêu cực và bất mãn của trẻ. Một đứa trẻ sợ hãi vì chúng chưa hiểu về những đối tượng lạ kia, tự động cho rằng những thứ mới lạ đó tiềm ẩn nguy hiểm đối với chúng. Một đứa trẻ từ chối ăn khi chúng cảm thấy việc ăn uống không có gì vui, vì ba mẹ ép nên mới phải ăn hoặc chúng đang có vấn đề về sức khoẻ. Nếu không tìm được nguyên nhân để giải quyết tận gốc mà chỉ bắt ép trẻ thay đổi hành vi sẽ gây căng thẳng cho cả đôi bên.
Tiếp theo, cần phải tìm cách truyền đạt thông tin sao cho con chịu tiếp nhận. Trong quá trình góp ý và phân tích cho con nghe, tuyệt đối tránh thái độ ra lệnh, đánh giá, hạ thấp con. Nếu con có thái độ phản ứng gay gắt và nhất quyết không thay đổi thì chứng tỏ ba mẹ đã chọn cách truyền đạt không đúng.
Quan trọng hơn cả, ba mẹ cần thắp cho con hy vọng, rằng dù có chuyện gì xảy ra, chỉ cần con cố gắng, nhất định sẽ có cách cải thiện tình hình. Ba mẹ không nên áp sai lầm của con vào những đặc tính cố hữu thường dán nhãn cho trẻ như ngang bướng, nhút nhát, cẩu thả, kém thông minh, vv... Bản thân mỗi đứa trẻ khi mắc lỗi, dù chưa hiểu được vấn đề, nhưng thấy thái độ trách mắng của cha mẹ, chúng cũng rất buồn và lo lắng. Nếu cha mẹ chì chiết tính cách của trẻ, chúng sẽ cảm thấy bất lực, không biết phải làm sao, lâu dài sẽ trở nên lì lợm, bất cần, bất hợp tác. Cha mẹ cần chỉ cho con giải pháp và động viên con chủ động nghĩ cách khắc phục vấn đề. Chỉ tập trung vào vấn đề chứ không phải nhân cách. Khi con có niềm tin và hy vọng về những thiếu sót của mình có thể sửa chữa, con sẽ dễ dàng tiếp nhận góp ý của người khác, tích cực sửa đổi và biết cách học được từ thất bại, tự tin và chủ động hơn trong cuộc sống của mình.
Chuyên gia: Trần thị minh Phúc