Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Cập nhật : 08/05/2018
Với bất kì ngôn ngữ nào, dù là tiếng mẹ đẻ hay ngoại ngữ, đều cần phát triển theo trình tự nghe - nói - đọc - viết để đạt hiệu quả cao nhất.
1. Nghe: đây là giai đoạn rất dài trẻ thu nhận thông tin về một ngôn ngữ mới. Hầu hết trẻ đều hứng thú với các giai điệu nên ba mẹ có thể bắt đầu bằng cách hát cho con nghe, nói chuyện,
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Với bất kì ngôn ngữ nào, dù là tiếng mẹ đẻ hay ngoại ngữ, đều cần phát triển theo trình tự nghe - nói - đọc - viết để đạt hiệu quả cao nhất.
1. Nghe: đây là giai đoạn rất dài trẻ thu nhận thông tin về một ngôn ngữ mới. Hầu hết trẻ đều hứng thú với các giai điệu nên ba mẹ có thể bắt đầu bằng cách hát cho con nghe, nói chuyện, tương tác với con (các kiểu u a á ớ thì k tính là nói chuyện). Với ngoại ngữ cũng nên bắt đầu bằng cách cho trẻ nghe các bài hát. Ba mẹ nên học thuộc và lồng ghép các bài hát đó vào hoạt động thường ngày của con. Lớn hơn có thể giới thiệu cho con các loại phim hoạt hình ngắn và app. Tuỳ độ tuổi con có thể xem khoảng 30' - 1 tiếng mỗi ngày, chia làm nhiều lần. Giọng nói mà con được nghe cần phải là giọng chuẩn, nội dung cũng cần đầy đủ, phong phú để con ghi nhớ và phục vụ cho các quá trình sau.
2. Nói: mình thấy rất buồn cười là nhiều người dạy con, mong con nói từ sớm. Nhưng đến khi con nói được lại coi đấy là xong rồi, không quan tâm đến việc dạy con nói nữa. Trong khi ngôn ngữ của con là một quá trình hấp thụ và phát triển liên tục, cần có sự hỗ trợ không ngừng nghỉ của ba mẹ và gia đình. Khi dạy con nói, bất kể là ngôn ngữ gì, ba mẹ nên nói bằng câu dài, đầy đủ, phù hợp ngữ cảnh. Tuyệt đối không dạy con từ đơn kiểu nhát gừng. Con càng lớn, ba mẹ càng cần dùng câu dài, từ ngữ phong phú để miêu tả và giải thích các sự vật sự việc cho con nghe. Nên hạn chế các kiểu câu ngắn, thiếu chủ ngữ, kiểu câu ra lệnh, vì con sẽ nhanh chóng bắt chước.
3. Đọc: mỗi trẻ sẽ có hứng thú với việc tập đọc các độ tuổi khác nhau, không nên bắt ép con đọc sớm khi con chưa sẵn sàng. Tuy nhiên, những trẻ thích đọc sách có xu hướng đọc sớm hơn một cách tự nhiên. Ví dụ bạn nhỏ nhà mình chưa được 3 tuổi, nhưng rất hứng thú với việc đọc. Quyển sách nào mình cũng bắt đầu bằng việc chỉ từng chữ ở bìa sách và đọc cho con. Nên bây giờ con có thể nhận diện và đọc chính xác được khá nhiều tựa sách. Dần dần con còn giở một vài trang nhất định ra nhờ mẹ đọc và đọc theo. Ở tuổi này, mình không dạy con đánh vần. Chỉ đơn giản là cho con xem mặt chữ và đọc cho vui thôi. Tuy nhiên, trong lúc đọc sách con sẽ có cơ hội tiếp xúc ngôn ngữ ở nhiều văn cảnh phong phú hơn, là nền tảng cốt yếu cho sự phát triển ngôn ngữ về lâu dài.
4. Viết: tương tự việc đọc, mỗi trẻ cũng sẽ sẵn sàng ngồi tập viết ở giai đoạn khác nhau. Để hỗ trợ cho quá trình này, ba mẹ có thể tham khảo một vài ý tưởng. Ví dụ trong bộ montessori có hộp gỗ đựng cát để con tập viết vào đó, viết chữ nào xong lại gạt đi viết chữ mới. Khá tiện và vui, nhất là với các bạn chưa quen cầm bút. Hoặc các loại sách wipe and clean, con viết bút dạ đè lên chữ xong xoá đi viết lại thoải mái, sạch sẽ và tiết kiệm. Nếu ba mẹ thích thì có thể tự design và in cả chữ cả hình ra từng trang xong ép plastic lại, con cũng viết bút dạ và xoá đi được như trên.
Nói, đọc, viết sớm hay muộn không phải là vấn đề. Quan trọng là con có khả năng ứng dụng ngôn ngữ đến đâu, lời nói có rõ ràng mạch lạc, từ ngữ có chính xác và phong phú không, đó mới là điều ba mẹ cần quan tâm. Không có đứa trẻ nào tự nhiên đã văn hay chữ tốt, tất cả đều cần rèn luyện chăm chỉ mà nên.
Chuyên gia: Trần thị minh Phúc

Tin liên quan