Lạc thư và Lượng thiên Xích
Lạc thư
Tương truyền vua Đại Vũ khi xưa đi trị thủy trên sông Lạc thì gặp rùa thần nổi lên, trên lưng có hình Cửu tinh. Vua Đại Vũ cho sao chép lại và gọi đó là Lạc thư. Khẩu quyết của Lạc thư là: "Đới Cửu, lý Nhất; tả Tam, hữu Thất; Nhị-Tứ vi kiên; Lục- Bát vi túc; Ngũ cư trung vị". Có nghĩa là: Trên đội 9, dưới đạp 1; bên trái 3, bên phải 7; 2 vai là 2 và 4; 2 chân là 6 và 8; còn 5 nằm chính giữa.
Dựa vào Lạc thư, sau này vua Văn Vương nhà Chu mới đặt ra Hậu thiên Bát quái và định phương vị cho Cửu tinh như sau:
- Số 9 nằm ở trên tức hướng NAM. Vì phương NAM nóng, thuộc quẻ Ly-Hỏa nên số 9 mang hành Hỏa.
- Số 1 nằm ở dưới nên thuộc hướng BẮC. Vì phương Bắc hàn lạnh, thuộc quẻ Khảm-Thủy nên số 1 mang hành Thủy.
- Số 3 nằm bên trái thuộc phương ĐÔNG. Vì phương ĐÔNG là quẻ CHẤN-Mộc, nên số 3 mang hành Mộc.
- Số 7 nằm bên phải thuộc phương TÂY. Vì phương TÂY là quẻ ĐOÀI-Kim, nên số 7 mang hành Kim.
- Số 2 là "vai” bên phải, nên nằm tại phía TÂY NAM. Vì phía TÂY NAM thuộc quẻ KHÔN-Thổ, nên số 2 mang hành Thổ.
- Số 4 là "vai” bên trái, nện nằm tại phía ĐÔNG NAM. Vì ĐÔNG NAM thuộc quẻ TỐN-Mộc, nên số 4 mang hành Mộc.
- Số 6 là "chân” bên phải, nên nằm tại phía TÂY BẮC. Vì TÂY BẮC thuộc quẻ CÀN-Kim, nên số 6 có hành Kim.
- Số 8 là "chân” bên trái, nên nằm tại phía ĐÔNG BẮC. Vì phía ĐÔNG BẮC thuộc quẻ CẤN-Thổ, nên số 8 mang hành Thổ.
- Số 5 nằm ở chính giữa (tức trung cung). Vì trung cung là nơi phát sinh và cũng là nơi kết thúc của vạn vật, nên trung cung thuộc hành Thổ. Vì thế nên số 5 cũng mang hành Thổ.
Do đó, phương vị của Cửu tinh trong Hậu thiên Bát quái như sau:
Đây chính là những phương vị "nguyên thủy” của Cửu tinh trong Lạc thư (hay Hậu thiên bát quái). Nhưng khi có những thay đổi về không gian và thời gian thì Cửu tinh cũng sẽ thay đổi hoặc di động theo 1 qũy đạo nhất định. Quỹ đạo đó được gọi là vòng Lượng thiên Xích.
Lượng thiên Xích
Còn được gọi là "Cửu tinh đãng quái” là thứ tự di chuyển của Cửu tinh trong Lạc thư hay Hậu thiên Bát quái. Gọi là Lượng thiên xích vì đây được coi như là 1 công cụ (Xích: cây thước) để đo lường (lượng) thiên vận (thiên). Nói 1 cách khác, "Lượng thiên Xích” chính là phương pháp tính toán để tìm thấy những giai đoạn cát, hung, họa phước cho dương trạch và âm trạch. Còn sự di chuyển của Cửu tinh theo vòng Lượng thiên xích là dựa theo thứ tự số trong Lạc thư (hay Hậu thiên Bát quái) mà đi, bắt đầu từ chính giữa (tức trung cung). Cho nên nếu nhìn vào thứ tự các con số trong Hậu thiên bát quái thì chúng ta sẽ thấy số 5 nằm chính giữa, nên bắt đầu từ đó đi xuống lên số 6 ở phía TÂY BẮC, xong lên số 7 nơi phía TÂY. Rồi vòng xuống số 8 nơi phía ĐÔNG BẮC, sau đó lại lên số 9 nơi phía NAM. Từ 9 lại đi ngược xuống số 1 nơi phía BẮC, sau đó lên số 2 nơi phía TÂY NAM, rồi quay ngược qua số 3 nơi phía ĐÔNG, sau đó đi thẳng xuống lên nơi số 4 ở phía ĐÔNG NAM, rồi trở về trung cung là hết 1 vòng. Cho nên quỹ đạo của vòng Lượng thiên xích như sau:
(1) Từ trung cung xuống TÂY BẮC.
(2) Từ TÂY BẮC lên TÂY.
(3) Từ TÂY xuống ĐÔNG BẮC.
(4) Từ ĐÔNG BẮC lên NAM.
(5) Từ NAM xuống BẮC.
(6) Từ BẮC lên TÂY NAM.
(7) Từ TÂY NAM sang ĐÔNG.
(8) Từ ĐÔNG lên ĐÔNG NAM.
(9) Từ ĐÔNG NAM trở về trung cung.
Đó chính là bộ pháp (cách di chuyển) của Cửu tinh. Phải biết được nó mới có thể biết cách bài bố tinh bàn cho 1 trạch vận mà luận đoán cát, hung được.
Sự vận chuyển thuận, nghịch của Cửu tinh
Tuy Cửu tinh di chuyển theo 1 quỹ đạo nhất định là từ trung cung xuống TÂY BẮC, rồi từ đó lên TÂY. . ., nhưng khi di chuyển thì chúng sẽ tạo ra 2 tình huống:
1) Di chuyển THUẬN: Theo thứ tự từ số nhỏ lên số lớn, chẳng hạn như từ 5 ở trung cung xuống 6 ở TÂY BẮC, rồi lên 7 ở phía TÂY, xuống 8 phía ĐÔNG BẮC...;
2) Di chuyển NGHỊCH: Theo thứ tự từ số lớn xuống số nhỏ, chẳng hạn như từ 5 ở trung cung xuống 4 ở TÂY BẮC, lên 3 ở phía TÂY, xuống 2 ở phía ĐÔNG BẮC...
Sự di chuyển thuận, nghịch của Cửu tinh là hoàn toàn dựa vào nguyên tắc phân định âm-dương của Tam nguyên long sẽ nói trong dịp khác.
Bình Nguyên Quân - Copyright © 2007 phongthuyhuyenkhonghoc.com
Đặc Tính Cửu Tinh Trong Huyền Không Học
Huyền Không phi tinh dựa vào tính chất và sự di chuyển của 9 sao (tức Cửu tinh hay 9 số) mà đoán định họa, phúc của từng căn nhà (dương trạch) hay từng phần mộ (âm trạch). Do đó, biết được tính chất của từng sao, cũng như quỹ đạo vận hành của chúng là điều căn bản cần thiết cho tất cả những ai muốn tìm hiểu hay nghiên cứu về Huyền không học. Cho nên trước khi đi vào những nguyên lý căn bản của Huyền không học thì cần phải biết sơ qua về tính chất của Cửu tinh.
Cửu tinh: tức là 9 con số, từ số 1 tới số 9, với mỗi số đều có tính chất và Ngũ hành riêng biệt, đại lược như sau:
- Số 1: còn gọi là sao Nhất Bạch hoặc Tham Lang: có những tính chất như sau:
• Về Ngũ Hành: thuộc Thủy
• Về màu sắc: thuộc màu trắng
• Về cơ thể: là thận, tai và máu huyết
• Về người: là con trai thứ trong gia đình.
• Về tính chất: nếu vượng hay đi với những sao 4, 6 thì chủ về văn tài xuất chúng, công danh, sự nghiệp thăng tiến. Nếu suy, tử thì mắc bệnh về thận và khí huyết, công danh trắc trở, bị trộm cướp hay trở thành trộm cướp.
- Số 2: còn gọi là sao Nhị Hắc hay Cự Môn, có những tính chất sau:
• Về Ngũ hành: thuộc Thổ.
• Về màu sắc : thuộc màu đen.
• Về cơ thể: là bụng và dạ dày.
• Về người: là mẹ hoặc vợ trong gia đình.
• Về tính chất: nếu vượng thì điền sản sung túc, phát về võ nghiệp, con cháu đông đúc. Suy thì bệnh tật liên miên, trong nhà xuất hiện quả phụ.
- Số 3: còn gọi là sao Tam Bích hay Lộc Tồn, có những tính chất sau:
• Về Ngũ hành: thuộc Mộc.
• Về màu sắc: thuộc màu xanh lá cây.
• Về cơ thể: mật, vai và 2 tay.
• Về người: là con trai trưởng trong gia đình.
• Về tính chất: nếu vượng thì con trưởng phát đạt, lợi cho kinh doanh, vợ cả tốt. Nếu suy thì khắc vợ và hay bị kiện tụng, tranh chấp.
- Số 4: còn gọi là sao Tứ Lục hoặc Văn Xương, có những tính chất sau:
• Về Ngũ hành: thuộc Mộc.
• Về màu sắc: thuộc màu xanh dương (xanh nước biển).
• Về cơ thể: gan, đùi và 2 chân.
• Về người: là con gái trưởng trong gia đình.
• Về tính chất: nếu vượng hoặc đi với sao Nhất Bạch thì văn chương nổi tiếng, đỗ đạt cao, con gái xinh đẹp, lấy chồng giàu sang. Nếu suy, tử thì trong nhà xuất hiện người dâm đãng, phiêu bạt đó đây, bệnh về thần kinh.
- Số 5: còn gọi là sao Ngũ Hoàng, có những tính chất sau:
• Về Ngũ Hành: thuộc Thổ.
• Về màu sắc: thuộc màu vàng.
• Về cơ thể và con người: không.
• Về tính chất: nếu vượng thì tài lộc, nhân đinh đều phát, phú quý song toàn. Nếu suy thì chủ nhiều hung họa, bệnh tật, tai nạn, chết chóc...
- Số 6: còn gọi là sao Lục Bạch hoặc Vũ Khúc: có những tính chất sau:
• Về Ngũ hành: thuộc Kim.
• Về màu sắc: thuộc màu trắng, bạc.
• Về cơ thể: đầu, mũi, cổ, xương, ruột già.
• Về người: là chồng hoặc cha trong gia đình.
• Về tính chất: nếu vượng hoặc đi với sao Nhất Bạch thì công danh hiển hách, văn võ song toàn. Nếu suy thì khắc vợ, mất con, lại hay bị quan tụng, xương cốt dễ gãy.
- Số 7: còn gọi là sao Thất Xích hoặc Phá Quân: có những tính chất sau:
• Về Ngũ hành: thuộc Kim.
• Về màu sắc: thuộc màu đỏ.
• Về cơ thể: phổi, miệng, lưỡi.
• Về người: là con gái út trong gia đình.
• Về tính chất: nếu vượng thì hoạnh phát về võ nghiệp hoặc kinh doanh. Nếu suy thì bị trộm cướp hay tiểu nhân làm hại, đễ mắc tai họa về hỏa tai hay thị phi, hình ngục.
- Số 8: còn gọi là sao Bát Bạch hoặc Tả Phù: có những tính chất sau:
• Về Ngũ hành: thuộc Thổ.
• Về màu sắc: thuộc màu trắng.
• Về cơ thể: lưng, ngực và lá lách.
• Về người: là con trai út trong gia đình.
• Về tính chất: nếu vượng thì nhiều ruộng đất, nhà cửa, con cái hiếu thảo, tài đinh đều phát. Nếu suy thì tổn thương con nhỏ, dễ bị ôn dịch.
- Số 9: còn gọi là sao Cửu tử hay Hữu Bật, có những tính chất sau:
• Về Ngũ hành: thuộc Hỏa.
• Về màu sắc: màu đỏ tía.
• Về cơ thể: mắt, tim, ấn đường.
• Về người: con gái thứ trong gia đình.
• Về tính chất: nếu vượng thì nhiều văn tài, quý hiển sống lâu. Nếu suy thì bị hỏa tai, hoặc tai họa chốn quan trường, bị thổ huyết, điên loạn, đau mắt, sinh đẻ khó khăn.
Bình Nguyên Quân - Copyright © 2007 phongthuyhuyenkhonghoc.com
Sự Tương Quan Của Ngũ Hành
Sự tương tác giữa Ngũ hành với nhau được thể hiện qua những hình thức sau:
Ngũ hành tương sinh
Mọi vật thể muốn phát triển cần được sự hổ trợ, nuôi dưỡng từ những vật thể khác. Do đó, quan hệ tương sinh là biểu hiện quá trình tăng trưởng và phát triển của sự vật.
Nguyên lý ngũ hành tương sinh là:
- KIM sinh THỦY
- THỦY sinh MỘC
- MỘC sinh HỎA
- HỎA sinh THỔ
- THỔ sinh KIM.
|
|
Kim sinh Thủy không phải là vì Kim bị đốt nóng sẽ chảy ra thành nước, vì Kim lúc đó tuy ở dạng thể mền lỏng, nhưng đỏ chói, nóng bỏng nên sao có thể gọi là “Thủy” được. Thật ra, nguyên lý Kim sinh Thủy của cổ nhân là vì lấy quẻ CÀN là biểu hiện của Trời, mà Trời sinh ra mưa để tưới nhuần vạn vật, nên Thủy được phát sinh từ Trời. Mà quẻ CÀN có hành Kim nên mới nói Kim sinh Thủy là vậy. Mặt khác, trong Hậu thiên Bát quái của Văn Vương, Thủy là nguồn gốc phát sinh của vạn vật. Nếu không có Thủy thì vạn vật không thể phát sinh trên trái đất. Cho nên khi lấy CÀN (KIM) sinh KHẢM (THỦY) cũng chính là triết lý của người xưa nhìn nhận nguồn gốc của sự sống trên trái đất là bắt nguồn từ Trời, là hồng ân của Thượng Đế. Do đó, trong các nguyên lý tương sinh của Ngũ hành, Kim sinh Thủy là 1 nguyên lý tâm linh, triết lý và vô hình, và cũng là nguyên lý tối cao của học thuyết Ngũ hành tương sinh, vì nó là sự tương tác giữa Trời và Đất để tạo nên vạn vật. Còn những nguyên lý tương sinh còn lại chỉ là sự tương tác giữa những vật thể với nhau trên trái đất để duy trì sự sống mà thôi, nên cũng dễ hiểu và dễ hình dung hơn.
Ngũ hành tương khắc
Mọi vật thể khi bị sát phạt, khắc chế sẽ đi đến chỗ tàn tạ, thoái hóa. Do đó, quan hệ tương khắc là để biểu hiện quá trình suy vong và hủy diệt của sự vật.
Nguyên lý của Ngũ hành tương khắc là:
- KIM khắc MỘC.
- MỘC khắc THỔ.
- THỔ khắc THỦY.
- THỦY khắc HỎA.
- HỎA khắc KIM.
|
|
Trong những nguyên lý tương khắc chỉ là sự tương tác giữa những vật thể với nhau để đi đến sự hủy diệt. Như vậy, trong nguyên lý tương sinh, tương khắc của Ngũ hành, người xưa đã bao hàm cả triết lý sự sống là bắt nguồn từ Trời (Thượng Đế), nhưng trường tồn hay hủy diệt là do vạn vật trên trái đất quyết định mà thôi. Ngoài ra, nó cũng bao hàm hết cả quá trình Sinh-Vượng- Tử- Tuyệt của vạn vật rồi vậy.
Ngũ hành phản sinh
Tương sinh là quy luật phát triển của vạn vật, nhưng nếu sinh nhiều quá đôi khi lại trở thành tai hại. Điều này cũng tương tự như 1 em bé cần phải ăn uống cho nhiều thì mới mau lớn. Nhưng nếu ăn nhiều quá thì đôi khi có thể sinh bệnh tật hoặc tử vong. Đó là nguyên do có sự phản sinh trong Ngũ hành.
Nguyên lý của Ngũ hành phản sinh là:
- Kim cần có Thổ sinh, nhưng Thổ nhiều thì Kim bị vùi lấp.
- Thổ cần có Hỏa sinh, nhưng Hỏa nhiều thì Thổ thành than.
- Hỏa cần có Mộc sinh, nhưng Mộc nhiều thì Hỏa bị nghẹt.
- Mộc cần có Thủy sinh, nhưng Thủy nhiều thì Mộc bị trôi dạt.
- Thủy cần có Kim sinh, nhưng Kim nhiều thì Thủy bị đục.
Ngũ hành phản khắc
Khác với quy luật phản sinh, Ngũ hành phản khắc là khi một hành bị khắc, nhưng do lực của nó qúa lớn, khiến cho hành khắc nó đã không thể khắc được mà lại còn bị thương tổn, gây nên sự phản khắc.
Nguyên lý của Ngũ hành phản khắc là:
- Kim khắc được Mộc, nhưng Mộc cứng thì Kim bị gãy.
- Mộc khắc được Thổ, nhưng Thổ nhiều thì Mộc bị gầy yếu.
- Thổ khắc được Thủy, nhưng Thủy nhiều thì Thổ bị trôi dạt.
- Thủy khắc được Hỏa, nhưng Hỏa nhiều thì Thủy phải cạn.
- Hỏa khắc được Kim, nhưng Kim nhiều thì Hỏa sẽ tắt.
Cho nên trong sự tương tác giữa Ngũ hành với nhau không chỉ đơn thuần là tương sinh hay tương khắc, mà còn có những trường hợp phản sinh, phản khắc sẽ xảy ra nữa. Biết hết được những điều này thì khi ứng dụng vào Huyền không phi tinh mới đạt đến mức độ linh hoạt và tinh vi, chính xác hơn. Chẵng hạn như một ngôi nhà nơi phía ĐÔNG có các vận-sơn-hướng tinh 3-3-7. Nếu theo thông thường thì thấy 7 thuộc hành Kim khắc 3 thuộc hành Mộc, nên nếu nhà này có cửa ra vào tại nơi đó thì đoán là nhà sẽ có người bị gãy tay, chân vì Kim khắc Mộc. Nhưng nếu nhìn kỹ thì thấy nơi đó có tới hai sao hành Mộc. Lại thêm phía ĐÔNG cũng hành Mộc. Cho nên Mộc nơi này vượng, một sao Kim thế yếu không thể khắc được, mà còn bị phản khắc lại. Vì thế nhà này không có người bị gãy tay chân, mà chỉ có bị bệnh yếu phổi hay đau phổi mà thôi.
Phong thuỷ Huyền Không Học - Thẩm Trúc Nhưng
Theo nguồn: phongthuyhuyenkhonghoc.com
Sự Tương Quan Của Ngũ Hành
Sự tương tác giữa Ngũ hành với nhau được thể hiện qua những hình thức sau:
Ngũ hành tương sinh
Mọi vật thể muốn phát triển cần được sự hổ trợ, nuôi dưỡng từ những vật thể khác. Do đó, quan hệ tương sinh là biểu hiện quá trình tăng trưởng và phát triển của sự vật.
Nguyên lý ngũ hành tương sinh là:
- KIM sinh THỦY
- THỦY sinh MỘC
- MỘC sinh HỎA
- HỎA sinh THỔ
- THỔ sinh KIM.
|
|
Kim sinh Thủy không phải là vì Kim bị đốt nóng sẽ chảy ra thành nước, vì Kim lúc đó tuy ở dạng thể mền lỏng, nhưng đỏ chói, nóng bỏng nên sao có thể gọi là “Thủy” được. Thật ra, nguyên lý Kim sinh Thủy của cổ nhân là vì lấy quẻ CÀN là biểu hiện của Trời, mà Trời sinh ra mưa để tưới nhuần vạn vật, nên Thủy được phát sinh từ Trời. Mà quẻ CÀN có hành Kim nên mới nói Kim sinh Thủy là vậy. Mặt khác, trong Hậu thiên Bát quái của Văn Vương, Thủy là nguồn gốc phát sinh của vạn vật. Nếu không có Thủy thì vạn vật không thể phát sinh trên trái đất. Cho nên khi lấy CÀN (KIM) sinh KHẢM (THỦY) cũng chính là triết lý của người xưa nhìn nhận nguồn gốc của sự sống trên trái đất là bắt nguồn từ Trời, là hồng ân của Thượng Đế. Do đó, trong các nguyên lý tương sinh của Ngũ hành, Kim sinh Thủy là 1 nguyên lý tâm linh, triết lý và vô hình, và cũng là nguyên lý tối cao của học thuyết Ngũ hành tương sinh, vì nó là sự tương tác giữa Trời và Đất để tạo nên vạn vật. Còn những nguyên lý tương sinh còn lại chỉ là sự tương tác giữa những vật thể với nhau trên trái đất để duy trì sự sống mà thôi, nên cũng dễ hiểu và dễ hình dung hơn.
Ngũ hành tương khắc
Mọi vật thể khi bị sát phạt, khắc chế sẽ đi đến chỗ tàn tạ, thoái hóa. Do đó, quan hệ tương khắc là để biểu hiện quá trình suy vong và hủy diệt của sự vật.
Nguyên lý của Ngũ hành tương khắc là:
- KIM khắc MỘC.
- MỘC khắc THỔ.
- THỔ khắc THỦY.
- THỦY khắc HỎA.
- HỎA khắc KIM.
|
|
Trong những nguyên lý tương khắc chỉ là sự tương tác giữa những vật thể với nhau để đi đến sự hủy diệt. Như vậy, trong nguyên lý tương sinh, tương khắc của Ngũ hành, người xưa đã bao hàm cả triết lý sự sống là bắt nguồn từ Trời (Thượng Đế), nhưng trường tồn hay hủy diệt là do vạn vật trên trái đất quyết định mà thôi. Ngoài ra, nó cũng bao hàm hết cả quá trình Sinh-Vượng- Tử- Tuyệt của vạn vật rồi vậy.
Ngũ hành phản sinh
Tương sinh là quy luật phát triển của vạn vật, nhưng nếu sinh nhiều quá đôi khi lại trở thành tai hại. Điều này cũng tương tự như 1 em bé cần phải ăn uống cho nhiều thì mới mau lớn. Nhưng nếu ăn nhiều quá thì đôi khi có thể sinh bệnh tật hoặc tử vong. Đó là nguyên do có sự phản sinh trong Ngũ hành.
Nguyên lý của Ngũ hành phản sinh là:
- Kim cần có Thổ sinh, nhưng Thổ nhiều thì Kim bị vùi lấp.
- Thổ cần có Hỏa sinh, nhưng Hỏa nhiều thì Thổ thành than.
- Hỏa cần có Mộc sinh, nhưng Mộc nhiều thì Hỏa bị nghẹt.
- Mộc cần có Thủy sinh, nhưng Thủy nhiều thì Mộc bị trôi dạt.
- Thủy cần có Kim sinh, nhưng Kim nhiều thì Thủy bị đục.
Ngũ hành phản khắc
Khác với quy luật phản sinh, Ngũ hành phản khắc là khi một hành bị khắc, nhưng do lực của nó qúa lớn, khiến cho hành khắc nó đã không thể khắc được mà lại còn bị thương tổn, gây nên sự phản khắc.
Nguyên lý của Ngũ hành phản khắc là:
- Kim khắc được Mộc, nhưng Mộc cứng thì Kim bị gãy.
- Mộc khắc được Thổ, nhưng Thổ nhiều thì Mộc bị gầy yếu.
- Thổ khắc được Thủy, nhưng Thủy nhiều thì Thổ bị trôi dạt.
- Thủy khắc được Hỏa, nhưng Hỏa nhiều thì Thủy phải cạn.
- Hỏa khắc được Kim, nhưng Kim nhiều thì Hỏa sẽ tắt.
Cho nên trong sự tương tác giữa Ngũ hành với nhau không chỉ đơn thuần là tương sinh hay tương khắc, mà còn có những trường hợp phản sinh, phản khắc sẽ xảy ra nữa. Biết hết được những điều này thì khi ứng dụng vào Huyền không phi tinh mới đạt đến mức độ linh hoạt và tinh vi, chính xác hơn. Chẵng hạn như một ngôi nhà nơi phía ĐÔNG có các vận-sơn-hướng tinh 3-3-7. Nếu theo thông thường thì thấy 7 thuộc hành Kim khắc 3 thuộc hành Mộc, nên nếu nhà này có cửa ra vào tại nơi đó thì đoán là nhà sẽ có người bị gãy tay, chân vì Kim khắc Mộc. Nhưng nếu nhìn kỹ thì thấy nơi đó có tới hai sao hành Mộc. Lại thêm phía ĐÔNG cũng hành Mộc. Cho nên Mộc nơi này vượng, một sao Kim thế yếu không thể khắc được, mà còn bị phản khắc lại. Vì thế nhà này không có người bị gãy tay chân, mà chỉ có bị bệnh yếu phổi hay đau phổi mà thôi.
Phong thuỷ Huyền Không Học - Thẩm Trúc Nhưng
Theo nguồn: phongthuyhuyenkhonghoc.com
Sơn, Hướng, và Nguyên Long
24 Sơn, 8 Hướng trên la bàn
Hậu thiên Bát quái của Văn Vương được chia làm 8 hướng đều nhau, với mỗi hướng đi liền với một số của Cửu tinh: hướng BẮC (số 1), ĐÔNG BẮC (số 8), ĐÔNG (số 3), ĐÔNG NAM (số 4), NAM (số 9), TÂY NAM (số 2), TÂY (số 7) , TÂY BẮC (số 6). Riêng số 5 vì nằm ở chính giữa (trung cung) nêm không có phương hướng. Đem áp đặt Hậu thiên Bát quái lên la bàn gồm 360 độ, thì mổi hướng (hay mỗi số) sẽ chiếm 45 độ trên la bàn.
Vào thời kỳ phôi phai của học thuật Phong thủy (thời nhà Chu), việc phân chia la bàn thành 8 hướng như vậy đã được kể là quá tinh vi và chính xác. Nhưng sau này, khi bộ môn Phong thủy đã có những bước tiến vượt bậc dưới thời Đường – Tống, khoảng cách 45 độ được xem là quá lớn và sai lệch qúa nhiều. Để cho chính xác hơn, người ta lại chia mổi hướng ra thành 3 sơn đều nhau, mổi sơn chiếm 15 độ. Như vậy trên la bàn lúc này đã xuất hiện 24 sơn. Người ta lại dùng 12 Địa Chi, 8 Thiên Can (đúng ra là 10, nhưng 2 Can Mậu-Kỷ được quy về trung cung cho Ngũ Hoàng nên chỉ còn 8 Can) và 4 quẻ Càn-Khôn- Cấn-Tốn mà đặt tên cho 24 sơn như sau:
- Hướng BẮC (số 1): Gồm 3 sơn NHÂM–TÝ-QUÝ
- Hướng ĐÔNG BẮC (số 8): 3 sơn SỬU–CẤN–DẦN
- Hướng ĐÔNG (số 3): 3 sơn GIÁP–MÃO–ẤT
- Hướng ĐÔNG NAM (số 4) 3 sơn THÌN–TỐN–TỴ
- Hướng NAM (số 9): 3 sơn BÍNH–NGỌ–ĐINH
- Hướng TÂY NAM (số 2): 3 sơn MÙI–KHÔN–THÂN
- Hướng TÂY (số 7): 3 sơn CANH–DẬU–TÂN
- Hướng TÂY BẮC (số 6): 3 sơn TUẤT–CÀN–HỢI
Tất cả 24 sơn trên la bàn đều được xếp theo thứ tự từ trái sang phải theo chiều kim đồng hồ. Chẳng hạn như hướng BẮC có 3 sơn là NHÂM-TÝ-QUÝ, sơn NHÂM chiếm 15 độ phía bên trái, sơn TÝ chiếm 15 độ nơi chính giữa hướng BẮC, còn sơn QUÝ thì chiếm 15 độ phía bên phải. Tất cả các sơn khác cũng đều theo thứ tự như thế.
Mỗi sơn được xác định với số độ chính giữa như: sơn NHÂM tại 345 độ; TÝ 360 độ hay 0 độ; QUÝ 15 độ; SỬU 30 độ; CẤN 45 độ; DẦN 60 độ; GIÁP 75 độ; MÃO 90 độ; ẤT 105 độ; THÌN 120 độ; TỐN 135 đô; TỴ 150 độ; BÍNH 165 độ; NGỌ 180 độ; ĐINH 195 độ; MÙI 210 độ; KHÔN 225 độ; THÂN 240 độ; CANH 255 độ; DẬU 270 độ; TÂN 285 độ; TUẤT 300 độ; CÀN 315 độ; HỢI 330 độ;
Phần trên là tọa độ chính giữa của 24 sơn. Từ tọa độ đó người ta có thể tìm ra phạm vi của mổi sơn chiếm đóng trên la bàn, bằng cách đi ngược sang bên trái, cũng như sang bên phải của tọa độ trung tâm, mỗi bên là 7 độ 5 (vì phạm vi mổi sơn chỉ có 15 độ). Chẳng hạn như hướng MÙI có tọa độ trung tâm là 210 độ. Nếu đi ngược sang bên trái 7 độ 5 (tức là trừ đi 7 độ 5) thì được 202 độ 5. Sau đó từ tọa độ trung tâm là 210 độ lại đi thuận qua phải 7 độ 5 (tức là cộng thêm 7 độ 5) thì được 217 độ 5. Như vậy phạm vi sơn MÙI sẽ bắt đầu từ 202 độ 5 và chấm dứt tại 217 độ 5 trên la bàn.
Chính Hướng và Kiêm Hướng
Một vấn đề làm cho người mới học Phong thủy khá bối rối là thế nào là Chính Hướng và kiêm Hướng? Thật ra, điều này cũng không khó khăn gì cả, vì khi đo hướng nhà (hay hướng mộ) mà nếu thấy hướng nhà (hay hướng mộ đó) nằm tại tọa độ trung tâm của 1 sơn (bất kể là sơn nào) thì đều được coi là Chính Hướng. Còn nếu không đúng với tọa độ tâm điểm của 1 sơn thì được coi là Kiêm Hướng. Kiêm hướng lại chia ra là kiêm bên phải hoặc kiêm bên trái, rồi kiêm nhiều hay kiêm ít. Nếu kiêm bên phải hoặc kiêm bên trái thì hướng nhà không được xem là thuần khí nữa, vì đã lấn sang phạm vi của sơn bên cạnh (điều này sẽ nói rõ hơn trong phần Tam nguyên long). Nói kiêm phải hay kiêm trái là lấy tọa độ tâm điểm của mổi sơn làm trung tâm mà tính. Chẳng hạn như sơn MÙI có tọa độ trung tâm là 210 độ. Nếu bây giờ 1 căn nhà có hướng là 215 độ thì nhà đó thuộc hướng MÙI (vì sơn MÙI bắt đầu từ khoảng 202 độ 5 và chấm dứt tại 217 độ 5), nhưng kiêm bên phải 5 độ. Nhưng trong thuật ngữ Phong thủy thì người ta lại không nói kiêm phải hoặc trái, mà lại dùng tên của những hướng được kiêm để gọi nhập chung với hướng của ngôi nhà đó. Như trong trường hợp này là nhà hướng MÙI kiêm phải 5 độ, nhưng vì hướng bên phải của hướng hướng MÙI là hướng KHÔN, nên người ta sẽ nói nhà này “hướng MÙI kiêm KHÔN 5 độ” tức là kiêm sang bên phải 5 độ mà thôi.
Riêng với vấn đề kiêm nhiều hay ít thì 1 hướng nếu chỉ lệch sang bên phải hoặc bên trái khoảng 3 độ so với tọa độ tâm điểm của hướng đó thì được coi là kiêm ít, và vẫn còn giữa được thuần khí của hướng. Còn nếu lệch quá 3 độ so với trung tâm của 1 hướng thì được coi là lệch nhiều, nên khí lúc đó không thuần và coi như bị nhận nhiều tạp khí. Những trường hợp này cần được dùng Thế quái (hay số thế, sẽ nói trong 1 dịp khác) để hy vọng đem được vượng khí tới hướng hầu biến hung thành cát mà thôi.
Tam nguyên long
Sau khi đã biết được 24 sơn (hay hướng) thì còn phải biết chúng thuộc về Nguyên nào, và là dương hay âm, để có thể xoay chuyển phi tinh Thuận hay Nghịch khi lập trạch vận. Nguyên này không phải là “Nguyên” chỉ thời gian như đã nói trong “Tam Nguyên Cửu Vận”, mà là chỉ địa khí của long mạch, hay phương hướng của trái đất mà thôi.
Tam nguyên long bao gồm: Địa nguyên long, Thiên nguyên long, và Nhân nguyên long. Mỗi Nguyên bao gồm 8 sơn (hay 8 hướng), trong đó có 4 sơn dương và 4 sơn âm như sau:
- THIÊN NGUYÊN LONG: bao gồm 8 sơn :
* 4 sơn dương: CÀN, KHÔN, CẤN, TỐN.
* 4 sơn âm: TÝ, NGỌ, MÃO, DẬU.
- ĐỊA NGUYÊN LONG: bao gồm 8 sơn:
* 4 sơn dương: GIÁP, CANH, NHÂM, BÍNH.
* 4 sơn âm: THÌN, TUẤT, SỬU, MÙI.
- NHÂN NGUYÊN LONG: bao gồm 8 sơn:
* 4 sơn dương: DẦN, THÂN, TỴ, HỢI.
* 4 sơn âm: ẤT, TÂN, ĐINH, QUÝ.
Với sự phân định âm hay dương của mỗi hướng như trên, người ta có thể biết được lúc nào phi tinh sẽ đi thuận hoặc đi nghịch khi xoay chuyển chúng theo vòng LƯỢNG THIÊN XÍCH. (điều này sẽ được nói rõ trong phần lập tinh bàn cho trạch vận ở 1 mục khác).
Ngoài ra, nếu nhìn kỹ vào sự phân chia của Tam nguyên Long ta sẽ thấy trong mổi hướng của Bát quái được chia thành 3 sơn, và bao gồm đủ ba Nguyên: Địa, Thiên và Nhân, theo chiều kim đồng hồ. Thí dụ như hướng BẮC được chia thành 3 sơn là NHÂM-TÝ-QUÝ, với NHÂM thuộc Địa nguyên long, TÝ thuộc Thiên nguyên long, và QUÝ thuộc Nhân nguyên long. Các hướng còn lại cũng đều như thế, nghĩa là Thiên nguyên long ở chính giữa, Địa nguyên long nằm bên phía tay trái, còn Nhân nguyên long thì nằm bên phía tay phải. Từ đó người ta mới phân biệt ra Thiên nguyên long là quẻ Phụ mẫu, Địa nguyên long là Nghịch tử (vì nằm bên tay trái của Thiên nguyên long tức là nghịch chiều xoay chuyển của vạn vật), còn Nhân nguyên long là Thuận tử. Trong 3 nguyên Địa-Thiên-Nhân thì Thiên và Nhân là có thể kiêm được với nhau (vì là giữa phụ mẫu và thuận tử). Còn Địa nguyên long là nghịch tử chỉ có thể đứng 1 mình, không thể kiêm phụ mẫu hay thuận tử. Nếu Địa kiêm Thiên tức là âm dương lẫn lộn (hay âm dương sai thố). Nếu Địa kiêm Nhân thì sẽ bị xuất quái.
- Ví dụ: Nhà hướng MÙI 205 độ. Vì hướng MÙI bắt đầu từ 202 độ 5, nên nhà hướng 205 độ cũng vẫn nằm trong hướng MÙI, nhưng kiêm sang phía bên trái 5 độ, tức là kiêm hướng ẤT 5 độ. Vì hướng MÙI là thuộc Địa nguyên long (tức Nghịch tử), chỉ có thể lấy chính hướng (210 độ) chứ không thể kiêm, cho nên trường hợp này là bị phạm xuất quái, chủ tai họa, bần tiện. Ngược lại, nếu 1 căn nhà có hướng là 185 độ, tức là hướng NGỌ kiêm ĐINH 5 độ. Vì NGỌ là quẻ Phụ mẫu, kiêm sang bên phải tức là kiêm Thuận tử nên nhà như thế vẫn tốt chứ không xấu. Đây là 1 trong những yếu tố căn bản và quan trọng của Huyền không Học, cần phải biết và phân biệt rõ ràng. Có như vậy mới biết được tuy 2 nhà cùng 1 trạch vận, nhưng nhà thì làm ăn khá, mọi người sang trọng, có khí phách, còn nhà thì bình thường, con người cũng chỉ nhỏ mọn, tầm thường mà thôi. Cho nên sự quý, tiện của 1 căn nhà phần lớn là do có biết chọn đúng hướng hoặc biết kiêm hướng hay không mà ra. Những điều này sẽ đuoc nói rõ hơn trong phần Lập hướng và Kiêm hướng ở 1 bài khác.
Phong thuỷ Huyền Không Học - Thẩm Trúc Nhưng
Theo nguồn: phongthuyhuyenkhonghoc.com
Phương Pháp Lập Tinh Bàn
Muốn lập tinh bàn (hay trạch vận) cho 1 căn nhà (hay 1 ngôi mộ) thì vấn đề trước tiên là phải biết căn nhà hay ngôi mộ đó được xây dựng trong năm nào, tháng nào? Rồi dựa vào bảng Tam Nguyên Cửu Vận gần đây nhất mà xác định nhà đó thuộc vận nào? Thí dụ như 1 căn nhà được xây xong vào tháng 6 năm 1984. Nếu nhìn vào bảng Tam Nguyên Cửu Vận gần đây thì thấy Vận 7 bắt đầu từ 1984 và kết thúc vào cuối năm 2003, cho nên biết nhà đó thuộc vận 7 Hạ Nguyên.
Nhưng vấn đề xác định nhà thuộc vận nào trở nên rắc rối và phức tạp khi 1 căn nhà đã được xây xong khá lâu, sau đó được chủ nhà tu sửa hay xây lại nhiều lần. Hoặc sau khi xây xong thì căn nhà đã được đổi chủ... Đối với những căn nhà trên thì việc xác định căn nhà thuộc vận nào là phụ thuộc vào những yếu tố sau đây:
- Nếu sau khi vào ở 1 thời gian rồi chủ nhà hoặc là dỡ mái lợp lại (nếu là nhà trệt), hoặc là tu sửa quá 1/3 diện tích căn nhà, hoặc là đập đi xây mới thì căn nhà sẽ không còn thuộc về vận cũ lúc mới xây nhà hay dọn vào nhà ở nữa, mà sẽ thuộc về vận là lúc gia chủ thực hiện những việc tu sửa trên.
- Nếu căn nhà được đổi chủ (vì bán hoặc cho thuê) thì khi lập tinh bàn căn nhà cho chủ mới thì phải dựa vào thời điểm họ dọn vào nhà này ở, chứ không dựa vào thời điểm lúc xây nhà. Nếu 1 căn nhà được đổi chủ nhiều lần, thì khi lập tinh bàn cho người chủ nào thì chỉ dựa vào thời điểm người đó dọn vào căn nhà để ở là thuộc vận nào. Cũng lấy thí dụ căn nhà ở trên, xây xong và dọn vào ở tháng 6 năm 1984 nên căn nhà thuộc vận 7. Nhưng nếu vào năm 2000 người chủ đó bán nhà cho 1 người khác. Khi người này dọn vào ở trong năm đó thì trạch vận căn nhà vẫn thuộc vận 7 (vì vận 7 bắt đầu từ năm 1984 và kết thúc vào cuối năm 2003). Nếu người này ở tới năm 2005 rồi lại bán nhà đi nơi khác, thì khi người chủ mới dọn về nhà này thì trạch vận căn nhà của họ lại thuộc về Vận 8 (vì Vận 8 bắt đầu từ năm 2004 và kết thúc vào cuối năm 2023) Cho nên tùy thời điểm mà gia chủ dọn vào căn nhà là thuộc vận nào mà tính trạch vận cho họ thuộc vận đó.
- Đối với những căn nhà vừa tu sửa như trường hợp 1, vừa thay đổi chủ như trường hợp 2 thì trường hợp nào xảy ra gần nhất thì trạch vận của căn nhà sẽ thuộc về Vận đó. Cũng lấy thí dụ căn nhà xây năm 1984 (nhà thuộc vận 7), sau đó bán lại cho 1 người khác vào năm 2000 (nhà vẫn thuộc vận 7). Nhưng đến năm 2004 thì người này tu sửa nhà lại nên nhà lúc đó sẽ thuộc về vận 8. Đến khi người đó bán nhà vào năm 2005 thì căn nhà cũng vẫn thuộc vận 8 đối với chủ mới.
- Đối với những căn nhà tuy không đổi chủ hay được tu sửa, nhưng nếu chủ nhà đóng cửa đi vắng 1 thời gian từ hơn 1 tháng trở lên, đến khi họ trở về thì căn nhà sẽ thuộc về Vận vào lúc họ trở về, chứ không còn thuộc về Vận cũ nữa. Cũng lấy thí dụ nhà xây năm 1984, người chủ sau khi mua ở đó được hơn 20 năm. Tới năm 2005 người đó có công chuyện phải đi xa hơn 2 tháng mới về. Như vậy khi người này trở về nhà thì lúc đó căn nhà sẽ chuyển sang thuộc về Vận 8, chứ không còn thuộc về Vận 7 nữa.
- Đối với những căn nhà được xây hay dọn vào ở trong những năm cuối của 1 vận thì trạch vận của căn nhà thường là thộc về vận mới, chứ cũng không thuộc về vận cũ nữa. Thí dụ như những căn nhà được xây hay được dọn vào ở năm 2003, tức là năm cuối cùng của Vận 7 thì trạch vận của căn nhà sẽ thuộc về Vận 8, chứ không thuộc về Vận 7 nữa.
- Riêng với âm phần (mồ mả), thì trạch vận được tính vào lúc ngôi mộ mới được xây, hoặc lúc sau này con cháu cải táng hay tu sửa mộ bia lại. Chẳng hạn như 1 ngôi mộ được dựng lên vào năm 1987 thì thuộc Vận 7, đến năm 2006 thì con cháu xây mộ, thay bia lại thì lúc đó mộ lại thuộc về Vận 8.
Khi đã biết cách xác định nhà (hay mộ) thuộc Vận nào thì mới có thể lập tinh bàn cho căn nhà (hay phần mộ đó). Nhưng trước hết lấy 1 tờ giấy trắng vẽ 1 ô vuông lớn, sau đó chia ô vuông đó ra làm 9 ô nhỏ, với 8 ô chung quanh tiêu biểu cho 8 hướng: BẮC, ĐÔNG BẮC, ĐÔNG, ĐÔNG NAM, NAM, TÂY NAM, TÂY, và TÂY BẮC. Riêng ô giữa được coi là trung cung. Sau đó mới có thể tiến hành việc lập tinh bàn như sau:
Lập Vận bàn
Muốn lập Vận bàn thì lấy số của Vận mà căn nhà (hay ngôi mộ) đó thuộc về đem nhập trung cung, nhưng an ở trên cao và chính giữa của trung cung, rồi di chuyển THUẬN theo vòng Lượng thiên Xích.
Thí dụ nhà xây năm 1984 tức thuộc Vận 7. Như vậy, lấy số 7 nhập trung cung, sau đó theo chiều thuận an số 8 tại phía TÂY BẮC, số 9 tại phía TÂY, số 1 tại phía ĐÔNG BẮC, số 2 tới NAM, số 3 tới BẮC, số 4 tới TÂY NAM, số 5 tới ĐÔNG, số 6 tới ĐÔNG NAM. Tất cả những số đó đều được gọi là “Vận tinh” (tức phi tinh của Vận) của căn nhà này, và đều được an ở trên cao và chính giữa của mỗi cung. Điều nên nhớ khi lập Vận bàn là phi tinh chỉ di chuyển “THUẬN”, tức là từ số nhỏ lên số lớn, chứ không bao giờ đi chuyển “NGHỊCH” từ số lớn xuống số nhỏ hơn.
Lập Sơn bàn
Theo thuật ngữ Phong thủy, “Sơn” (có nghĩa là núi) dùng để chỉ khu vực phía sau nhà (tức phương “tọa”). Cho nên sau khi đã an Vận bàn thì nhìn xem số nào tới khu vực phía sau của căn nhà. Lấy số đó đem nhập trung cung, nhưng để tại góc dưới mé bên trái. Lúc này cần phải biết tọa của căn nhà thuộc sơn nào, rồi PHỐI HỢP với Tam Nguyên Long của Vận tinh tới phương tọa để quyết định di chuyển theo chiều “THUẬN” hay “NGHỊCH”.
Thí dụ như căn nhà có hướng là 0 độ thì phương tọa của căn nhà sẽ là 180 độ (vì tọa bao giờ cũng xung với hướng, tức là cách nhau 180 độ). Như vậy căn nhà này sẽ là tọa NGỌ hướng TÝ. Nếu xây năm 1984 tức thuộc Vận 7, nên lấy số 7 nhập trung cung di chuyển Thuận như đã nói ở trên thì 2 tới NAM tức phương tọa của nhà này. Bây giờ muốn lập Sơn bàn thì phải lấy số 2 nhập trung cung (để ở góc dưới mé bên trái), nhưng muốn biết nó sẽ xoay chuyển “THUẬN” hay “NGHỊCH” thì phải coi xem Tam Nguyên Long của số 2 là gì? Vì số 2 (tứcø hướng TÂY NAM) có 3 sơn là MÙI-KHÔN-THÂN, với MÙI thuộc âm và KHÔN-THÂN thuộc dương trong Tam nguyên Long. Mà tọa của căn nhà là nằm nơi phía NAM. Phía NAM cũng có 3 sơn là BÍNH-NGỌ-ĐINH. Vì trong Vận 7, số 2 tới phía NAM, nên lấy 3 sơn MÙI-KHÔN-THÂN của số 2 áp đặt lên 3 sơn BÍNH-NGỌ-ĐINH của phương này. Nhưng vì chính tọa của căn nhà là nằm tại sơn NGỌ, tức là trùng với sơn KHÔN của số 2. Vì sơn KHÔN là thuộc Dương trong Tam Nguyên Long, cho nên mới lấy số 2 nhập trung cung rồi di chuyển theo chiều “THUẬN”, tức là số 3 tới TÂY BẮC, số 4 tới TÂY, số 5 tới ĐÔNG BẮC, số 6 tới NAM, số 7 tới BẮC, số 8 tới TÂY NAM, số 9 tới ĐÔNG, số 1 tới ĐÔNG NAM. Tất cả những số này đều được gọi là “Sơn tinh” (tức phi tinh của phương tọa) của trạch vận, với sơn tinh số 6 nằm tại phương tọa (tức phía NAM) của căn nhà này. Mọi Sơn tinh đều được an tại góc phía dưới bên trái của mỗi cung, để tiện phân biệt giữa chúng với “Vận tinh” Và “Hướng tinh”.
Lập Hướng bàn
Sau khi đã lập xong “Sơn bàn” thì bắt đầu tới việc lập Hướng bàn. Việc lập Hướng bàn cũng tương tự như việc lập Sơn bàn, tức là tìm “Vân tinh” tới phía trước nhà là số nào? Lấy số đó đem nhập trung cung, nhưng để nơi góc phía dưới mé bên phải. Sau đó cũng phải xác định hướng của căn nhà là thuộc sơn nào? Rồi PHỐI HỢP với Tam nguyên Long của Vận tinh tới hướng mà quyết định di chuyển “THUẬN” hay “NGHỊCH”.
Cho nên nếu vẫn lấy thí dụ là căn nhà tọa NGỌ hướng TÝ, nhập trạch trong Vận 7 như ở trên thì sẽ thấy Vận tinh số 3 tới hướng. Vì số 3 thuộc phía ĐÔNG, gồm 3 sơn GIÁP-MÃO-ẤT, với GIÁP thuộc dương, còn MÃO- ẤT thuộc âm trong Tam Nguyên Long. Còn hướng nhà nằm về phía BẮC, cũng có 3 sơn là NHÂM-TÝ-QUÝ. Đem áp đặt 3 sơn GIÁP-MÃO-ẤT của số 3 lên 3 sơn NHÂM-TÝ-QUÝ của phía BẮC, nhưng vì chính hướng của căn nhà là thuộc sơn TÝ, tức trùng với sơn MÃO của số 3. Vì sơn MÃO thuộc âm trong Tam nguyên Long, cho nên lấy số 3 nhập trung cung rồi di chuyển theo chiều ”NGHỊCH”, tức là 2 tới TÂY BẮC, 1 tới TÂY, 9 tới ĐÔNG BẮC, 8 tới NAM, 7 tới BẮC, 6 tới TÂY NAM, 5 tới ĐÔNG, 4 tới ĐÔNG NAM. Tất cả những số này đều được gọi là “Hướng tinh” (tức phi tinh của Hướng) của trạch vận, với hướng tinh số 7 nằm ở hướng, nên trong Vận 7 thì nhà này được “vượng tinh tới hướng” nên được xem là 1 nhà tốt. Tất cả những Hướng tinh đều được an tại góc phía dưới mé bên phải của mỗi cung.
Như vậy, sau khi đã lập “Vận bàn” , “Sơn bàn” và “Hướng bàn” , chúng ta sẽ xác định được vị trí của mọi Vận tinh, Sơn tinh và Hướng tinh. Đây chính là trạch vận của 1 căn nhà hay 1 phần mộ. Như vậy, 1 trạch vận gồm có 3 tinh bàn: Vận bàn, Sơn bàn và Hướng bàn. Kết hợp nó với địa thế chung quanh và cấu trúc bên trong của 1 căn nhà, người học Phong thủy Huyền Không sẽ có thể phán đoán chính xác mọi diễn biến tốt, xấu đã, đang và sẽ xảy ra cho căn nhà đó.
Sau cùng, điều mà người học Huyền KHông cần nhớ là khi muốn lập Sơn bàn hay Hướng bàn thì nếu tọa hay hướng nhà mà trùng với “sơn” DƯƠNG của Vận tinh thì di chuyển “THUẬN”, nếu trùng với “sơn” ÂM của vận tinh thì di chuyển “NGHỊCH”. Tức là sự di chuyển “THUẬN” hay “NGHỊCH” của sơn và Hướng tinh là hoàn toàn do “SƠN” của Vận tinh trùng với tọa và hướng nhà là DƯƠNG hay ÂM mà thôi. Ngoài ra, chỉ có việc lập tinh bàn cho Sơn và Hướng bàn mới có trường hợp phi tinh di chuyển theo chiều “NGHỊCH”. Còn tất cả các trường hợp khác thì phi tinh đều đi chuyển theo chiều “THUẬN” tức là từ số nhỏ lên số lớn hơn.
Phong thuỷ Huyền Không Học - Thẩm Trúc Nhưng
Theo nguồn: phongthuyhuyenkhonghoc.com
Tam Nguyên, Cửu Vận
Khác với những trường phái Phong thủy được lưu hành từ trước tới nay như Loan đầu, Mật tông, Bát trạch... Huyền không chẳng những dựa vào địa thế và hình cục trong, ngoài, mà còn dựa vào cả yếu tố thời gian để đoán định sự vượng, suy, được, mất của âm-dương trạch. Một căn nhà có thể được xây dựng trên 1 mảnh đất có địa thế tốt (hoặc xấu), nhưng không phải vì thế mà nó sẽ tốt (hay xấu) vĩnh viễn, mà tùy theo biến đổi của thời gian sẽ đang từ vượng chuyển sang suy, hay đang từ suy chuyển thành vượng. Đó là lý do giải thích tại sao có nhiều gia đình khi mới vào ở 1 căn nhà thì làm ăn rất khá, nhưng 5, 10 năm sau lại bắt đầu suy thoái dần. Hay có những gia đình sau bao nhiêu năm sống trong 1 căn nhà nghèo khổ, bỗng tới lúc con cái ăn học thành tài, gia đình đột nhiên phát hẳn lên... Cho nên đối với Phong thủy Huyền Không thì không những chỉ là quan sát địa hình, địa vật bên ngoài, cấu trúc, thiết kế bên trong căn nhà, mà còn phải nắm vững từng mấu chốt của thời gian để đoán định từng giai đoạn lên, xuống của 1 trạch vận (nhà ở hay phần mộ). Nhưng thời gian là 1 chuyển biến vô hình, chỉ có đi, không bao giờ trở lại, thế thì lấy gì làm căn mốc để xác định thời gian? Để giải quyết vấn đề này, người xưa đã dùng cách chia thời gian ra thành từng Nguyên, Vận. Nguyên là 1 giai đoạn dài khoảng 60 năm hay 1 Lục thập Hoa Giáp. Mỗi Nguyên lại được chia thành 3 vận, mỗi vận kéo dài khoảng 20 năm. Mặt khác, cổ nhân còn định ra Tam Nguyên là:
- Thượng Nguyên: bao gồm 3 vận 1, 2, 3.
- Trung Nguyên: bao gồm 3 vận 4, 5, 6.
- Hạ Nguyên : bao gồm 3 vận 7, 8, 9.
Như vậy, Tam Nguyên Cửu Vận tức là 3 Nguyên: Thượng, Trung, Hạ, trong đó bao gồm 9 Vận, từ Vận 1 tới Vận 9. Tổng cộng là chu kỳ 180 năm, cứ từ Vận 1 (bắt đầu vào năm GIÁP TÝ) đi hết 3 Nguyên (tức 9 Vận) rồi lại trở về Vận 1 Thượng Nguyên lúc ban đầu. Cứ như thế xoay chuyển không ngừng. Còn sở dĩ người xưa lại dùng chu kỳ 180 năm (tức Tam Nguyên Cửu Vận) làm mốc xoay chuyển của thời gian là vì các hành tinh trong Thái Dương hệ cứ sau 180 năm lại trở về cùng nằm trên 1 đường thẳng. Đó chính là năm khởi đầu cho Vận 1 của Thượng Nguyên. Dùng đó làm mốc để tính thời gian, người ta có thể suy ra Tam Nguyên Cửu Vận gần đây nhất là:
THƯỢNG NGUYÊN:
* Vận 1: từ năm 1864- 1883
* Vận 2: từ năm 1884- 1903
* Vận 3: từ năm 1904- 1923.
TRUNG NGUYÊN :
* Vận 4: từ năm 1924- 1943
* Vận 5: từ năm 1944- 1963
* Vận 6: từ năm 1964- 1983
HẠ NGUYÊN:
* Vận 7: từ năm 1984- 200
* Vận 8: từ năm 2004- 2023
* Vận 9: từ năm 2024- 2043
Như vậy, năm 2043 là năm cuối cùng của vận 9 Hạ Nguyên. Cho nên vào năm 2044 (tức năm GIÁP TÝ) thì lại trở về vận 1 của Thượng Nguyên, cứ như thế xoay chuyển mãi không ngừng. Điều quan trọng cho những ai mới học Huyền Không phi tinh là phải biết rõ năm nào thuộc Vận và Nguyên nào. Chẳng hạn như năm 1980 là thuộc về vận 6 Trung Nguyên, vì nó nằm trong giai đoạn từ năm 1964-1983. Hoặc như năm 1991 là thuộc về vận 7 Hạ Nguyên, vì nó nằm trong giai đoạn từ năm 1984- 2003. Cho nên những nhà cửa hay phần mộ xây trong năm 1991 đều thuộc về vận 7 Hạ Nguyên, hay những nhà xây năm 1980 đều thuộc về vận 6 Trung Nguyên. Có nắm vững được điều này thì mới có thể thiết lập trạch vận cho nhà cửa hay mộ phần được.
Phong thuỷ Huyền Không Học - Thẩm Trúc Nhưng
Theo nguồn: phongthuyhuyenkhonghoc.com
Vượng Sơn, Vượng Hướng
Sau khi đã thiết lập được tinh bàn (hay trạch vận) cho 1 căn nhà thì điều trước tiên là phải xác định được những khu vực nào có sinh –vượng khí, cũng như những khu vực nào có suy - tử khí của căn nhà đó. Điều này cũng rất dễ dàng, vì chỉ cần căn cứ vào thời điểm lúc đang coi Phong thủy cho căn nhà là thuộc vận nào, rồi lấy vận đó làm chuẩn mốc. Kế đó nhìn vào hết 9 cung của trạch bàn. Hễ thấy cung nào có Hướng tinh cùng 1 số với đương Vận (tức vận hiện tại) thì khu vực đó được xem là có VƯỢNG KHÍ. Những cung nào có 2 số tiếp theo sau vượng khí thì được xem là có SINH KHÍ. Những cung nào có số trước số của vượng khí thì bị coi là có SUY KHÍ. Còn những cung nào có những số trước vượng khí từ 2 số trở lên thì đều bị coi là có TỬ KHÍ. Những điều này được áp dụng cho cả Hướng tinh lẫn Sơn tinh, còn Vận tinh thì không mấy quan trọng nên không cần phải xét tới.
*Thí dụ 1: Nhà tọa TÝ hướng NGỌ, xây xong và vào ở trong vận 8.
Nếu lập trạch vận thì sẽ thấy Hướng tinh 8 tới phía NAM, nên phía NAM được xem là đắc VƯỢNG KHÍ (vì hướng tinh cùng 1 số với đương Vận, tức Vận 8). Còn phía ĐÔNG BẮC có hướng tinh số 9, phía TÂY có hướng tinh số 1, tức là 2 số tiếp theo sau số 8 (vì sau 8 là 9, sau 9 lại trở về 1) nên là 2 khu vực có SINH KHÍ. Còn phía BẮC có hướng tinh số 7, trước số 8 (đương vận) 1 số nên là khu vực có SUY KHÍ. Những phía còn lại có những hướng tinh 6, 5, 4, 3, 2, tức là những số trước số 8 tối thiểu là 2 số nên đều là những khu vực có TỬ KHÍ. Đó là mới chỉ xét về Hướng tinh. Sau đó lần lượt làm như vậy với Sơn tinh để tìm ra những khu vực có Sinh- Vượng khí hay Suy-Tử khí.
* Thí dụ 2: Cũng nhà tọa TÝ hướng NGỌ, xây xong và vào ở năm 2000 (tức vận 7).
Đến năm 2007 mới coi Phong thủy. Vì nhà còn mới, chưa tu sửa gì nhiều, chủ nhà cũng chưa bao giờ đi xa quá 1 tháng, cho nên khi lập trạch vận thì vẫn phải dùng Vận 7 để lập Vận bàn. Sau đó lấy Tọa, Hướng bàn thì sẽ thấy Hướng tinh 7 tới phía BẮC, Hướng tinh 8 tới phía TÂY NAM. Hướng tinh 9 tới phía ĐÔNG, Hướng tinh 1 tới phía ĐÔNG NAM. Vì nhà này nhập trạch trong vận 7, nên lúc đó phía BẮC có Hướng tinh số 7, nên là 1 khu vực tốt (đắc VƯỢNG KHÍ). Còn phía ĐÔNG NAM có Hướng tinh số 1, lúc đó trong Vận 7 còn là Tử khí nên là 1 khu vực xấu. Nhưng đến năm 2007 mới coi Phong thủy thì đã qua Vận 8, nên lúc đó khu vực phía BẮC có số 7 là bị SUY KHÍ, nên đã biến thành xấu. Còn khu vực phía TÂY NAM có hướng tinh số 8, lúc này đã trở thành VƯỢNG KHÍ, nên là khu vực tốt nhất của căn nhà. Rồi Hướng tinh số 1 đang là TỬ KHÍ của vận 7 trở thành SINH KHÍ của vận 8, nên khu vực phía ĐÔNG NAM cũng đang từ xấu mà biến thành tốt.
Cho nên sự biến đổi của Sơn, Hướng tinh: từ Sinh-Vượng thành Suy-Tử, rồi từ Suy-Tử trở thành Sinh-Vượng là điều mà người học Huyền Không cần để ý, và nó cũng là 1 trong những yếu tố giúp cho việc giải đoán Phong thủy thêm phần linh hoạt và uyển chuyển, chính xác hơn.
Sau khi đã phân biệt Cửu khí thành SINH-VƯỢNG-SUY-TỬ cho mỗi vận thì mới xét tới mức độ ảnh hưởng của chúng như sau:
- SINH KHÍ: có tác dụng tốt, tuy ảnh hưởng lâu dài và trong tương lai, nhưng cũng cần được phát huy.
- VƯỢNG KHÍ: có tác dụng tốt đẹp và mau chóng, nhất là trong lúc còn đương vận, cho nên cần được phát huy càng sớm càng tốt.
- SUY KHÍ: vì chỉ là khí suy nên tác dụng cũng chưa đến nổi xấu lắm (ngoại trừ các khí 2, 5, 7) cho nên tuy cần phải né tránh nhưng cũng không phải là tuyệt đối.
- TỬ KHÍ: là những khí xấu cần phải né tránh, nếu không sẽ có tai họa về nhân sự, sức khỏe hoặc tiền bạc.
Kế đó lại còn phải phân biệt những khí SINH-VƯỢNG-SUY-TỬ đó là Sơn tinh hay Hướng tinh. Nếu là Sơn tinh thì sẽ có ảnh hưởng đến nhân sự (số lượng người nhiều, ít, tài giỏi hay không...trong nhà). Nếu là Hướng tinh thì sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe và tài lộc của gia đình đó.
Trong “Thiên ngọc kinh Ngoại thiên” của Dương công Chẩm có viết: “Sơn quản nhân đinh, Thủy quản tài lộc”. Chữ “Sơn” ở đây không chỉ có nghĩa là “núi”, mà còn là Sơn tinh của 1 trạch vận. Cũng như chữ “Thủy” không chỉ có ý nghĩa là “sông nước”, mà còn là Hướng tinh (do quan niệm phương tọa cần có núi, phía trước cần có thủy). Cho nên Sơn tinh chủ về nhân đinh, còn Hướng tinh chủ về tài lộc.
Vì đã gọi là “Sơn”, nên Sơn tinh nếu muốn phát huy tác dụng (hay đắc cách) thì cần phải có núi cao (hay nhà hoặc cây cao...). Vì đã gọi là “Thủy”, nên Hướng tinh nếu muốn phát huy tác dụng thì cần phải gặp nước (thủy). Nhưng không phải Sơn tinh nào cũng cần phải gặp núi, mà chỉ có những Sơn tinh đang là khí Sinh, Vượng mà thôi. Chẳng hạn như trong vận 1 thì các Sơn tinh 1 (vượng khí), 2, 3 (sinh khí) đóng ở khu vực nào thì cần có núi hay nhà cao ở tại khu vực đó. Có như vậy thì gia đình đó nhân đinh đông đúc, lại chủ xuất hiện người tài giỏi, có danh, có tiếng. Ngược lại, những khu vực có những Sơn tinh là Suy khí hay Tử khí thì lại cần thấp, trống hay bằng phẳng. Nếu tại những khu vực đó mà có núi hay nhà cao... thì sẽ có tai họa về nhân đinh như hiếm người, con cái khó lấy chồng, lấy vợ, hoặc trong nhà xuất hiện cảnh chia ly, góa bụa, cô quả...
Đó chỉ là riêng đối với các trường hợp khí SINH, VƯỢNG, SUY, TỬ của Sơn tinh. Còn đối với các trường hợp của Hướng tinh cũng thế. Tuy rằng Hướng tinh cần có Thủy, nhưng chỉ những khu vực nào có Sinh khí hay Vượng khí của Hướng tinh mới cần có Thủy như sông, hồ, ao, biển hoặc buồng tắm, nhà vệ sinh, đường xá, cửa ra vào... Nếu được như thế thì tài lộc dồi dào, của cải sung túc, công việc làm ăn ổn định... Ngược lại, nếu những khu vực có Suy, Tử khí của Hướng tinh mà lại có “THỦY” thì nhà đó tài lộc túng thiếu, dễ bị hao tán tiền của, công ăn việc làm lụn bại...
Thí dụ: nhà hướng 30 độ, tức tọa MÙI hướng SỬU, vào ở trong vận 8.
Nếu lập Trạch vận thì sẽ thấy các Hướng tinh 8 (Vượng khí), 9, 1 (Sinh khí) ở các khu vực phía ĐÔNG BẮC, TÂY và TÂY BẮC. Cho nên những khu vực này (bên trong hay bên ngoài nhà) cần có thủy của sông hồ, ao biển, buồng tắm, cửa ra vào ... Còn khu vực phía NAM có hướng tinh 7 (Suy khí) nên không nên có thủy, nếu có tất nhà sẽ dễ bị trộm cướp quấy phá. Những khu vực còn lại cũng toàn là Tử khí của Hướng tinh nên đều không nên có thủy hoặc cửa ra vào.
Kế đó lại xét tới những trường hợp của các Sơn tinh. Vì các Sơn tinh số 8 (Vượng khí), 9, 1 (Sinh khí) nằm tại các khu vực phía TÂY NAM, BẮC và NAM, nên nếu những khu vực này mà có núi hay nhà cao... thì nhà này sẽ đông con, nhiều cháu, con cái tài giỏi, nên người... Các khu vực còn lại thì chỉ toàn là Suy khí hay Tử khí của Sơn tinh, nên nếu có núi hay nhà cao tất sẽ làm phương hại tới nhân đinh của căn nhà này.
Sau khi đã biết và phân biệt được những yếu tố trên rồi mới có thề xét tới trường hợp cơ bản đầu tiên của Phong thủy Huyền Không là Vượng sơn, Vượng hướng. Như chúng ta đã biết, Phong thủy bắt đầu từ Hình tượng, rồi sau này mới phát triển lên tới Lý khí và Vận số. Mà Hình tượng phái (tức Loan đầu phái) thường chủ trương nhà cần có núi bao bọc, che chở nơi phía sau (Huyền Vũ), còn phía trước thì cần phải trống thoáng, có sông, hồ phản chiếu ánh sáng để tích tụ Long khí (Chu Tước), đồng thời có cửa ra vào để hấp thụ Long khí. Còn đối với Phong thủy Huyền không thì khi cất nhà phải chọn hướng như thế nào cho Vượng khí của Hướng tinh tới Hướng (tức phía trước), còn Vượng khí của Sơn tinh tới phía sau. Phối hợp giữa Hình tượng với Lý khí (tức phi tinh) thì nhà này sẽ có Vượng khí của Hướng tinh tới phía trước, đắc Thủy của sông hồ, lại có lối ngõ, cửa nẻo vào nhà nên tài lộc đại vượng. Còn Vượng khí của Sơn tinh tới phía sau gặp núi nên chủ vượng nhân đinh, con cháu đông đúc, nhân tài xuất hiện nên là cách cục “phúc lộc song toàn”. Cho nên Vượng Sơn, Vượng Hướng (còn gọi là ĐÁO SƠN, ĐÁO HƯỚNG, vì vượng khí của Sơn tinh tới tọa, vượng khí của Hướng tinh tới hướng) là cách cục cơ bản của Phong thủy và Huyền Không. Những nhà có cách cục như vậy còn được gọi là những nhà có “Châu bảo tuyến” (hướng nhà quý như châu báu). Điểm quan trọng của những trường hợp này là giữa hình thế bên ngoài (Loan đầu) và phi tinh có sự tương phối thích hợp. Ngược lại, nếu 1 căn nhà phía trước cũng có sông hồ, phía sau cũng có núi cao. Nhưng do việc chọn hướng không thích hợp, hoặc do xây dựng không đúng lúc mà khi lập Trạch vận thì Vượng khí của Sơn tinh lại tới hướng (phía trước), còn vượng khí của Hướng tinh lại tới tọa (phía sau) thì tuy hình thế chung quanh của ngôi nhà là tốt, nhưng do không ứng hợp được với phi tinh nên lại chủ phá tài, tổn đinh, tan cửa nát nhà mà thôi. Đây còn gọi là cách cục “Thượng sơn, Hạ thủy” sẽ nói ở 1 phần khác.
Một điểm cần chú ý trong cách cục “vượng Sơn, vượng Hướng" (hay "Đáo Sơn, Đáo Hướng”) này là tuy trên lý thuyết thì các nhà Phong thủy thường coi những nhà có vượng khí của Hướng tinh tới phía trước, còn vượng khí của Sơn tinh tới phía sau nhà là cách cục “vượng Sơn, vượng Hướng”. Nhưng điều quan trọng là ngoại hình bên ngoài của căn nhà (Loan đầu) có phù hợp với vượng khí của Sơn và Hướng tinh hay không? Nếu phù hợp thì mới thật sự là cách cục “vượng Sơn, vượng Hướng”, và nhà mới phát phúc, phát lộc. Còn nếu ngoại hình không phù hợp thì sẽ biến thành cách cục “Thượng Sơn, Hạ Thủy” mà gây ra hung họa đầy dãy. Nhưng thế nào là phù hợp hay không phù hợp? Như chúng ta đã biết, Sơn tinh mà muốn đắc cách thì phải đóng ở những khu vực có núi cao. Còn Hướng tinh mà muốn đắc cách thì phải đóng ở những khu vực có Thủy như sông biển hoặc đường đi hay cửa nẻo ra vào nhà... Cho nên những nhà mà có vượng khí của Hướng tinh tới phía trước thì còn đòi hỏi khu vực phía trước của nhà đó phải trống, thoáng, có thủy hay đường đi, cửa ra vào... Còn vượng khí của Sơn tinh đến phía sau cũng đòi hỏi khu vực phía sau nhà có núi hay nhà cao... Có như thế mới được coi là thật sự đắc cách “Đáo Sơn, Đáo Hướng” mà đinh, tài đều vượng. Ngược lại, nếu như nhà đó có vượng khí của Hướng tinh tới phía trước, nhưng phía trước nhà lại có núi hay nhà cao, hoặc bị gò đất nhô lên, hay bị cây cối rậm rạp, um tùm che chắn... tức là vượng khí của Hướng tinh không gặp “Thủy” mà lại gặp “Sơn”. Còn vượng khí của Sơn tinh tuy tới phía sau, nhưng phía sau nhà lại không có núi hay nhà cao, mà lại có sông, hồ, ao, biển, hoặc cống rãnh..., tức là vượng khí của Sơn tinh không gặp “Sơn” mà lại gặp “Thủy”. Đó đều là những cách cục suy bại về tài lộc và nhân đinh. Cho nên mới nói giữa phi tinh và ngoại hình Loan đầu bên ngoài phải có sự phù hợp là như vậy. Nếu phù hợp thì mới thật sự là “vượng”, và mọi sự mới được tốt đẹp. Còn nếu như trái ngược (tức không phù hợp) thì dù có “vượng” cũng sẽ thành “suy” và phát sinh ra muôn vàn tai họa. Đây là điều mà người học Huyền không cần phải ghi nhớ.
Phong thuỷ Huyền Không Học - Thẩm Trúc Nhưng
Theo nguồn: phongthuyhuyenkhonghoc.com
Thượng Sơn, Hạ Thủy
“Thanh nang Tự” viết: “Long thần trên núi không được xuống nước, Long thần dưới nước không được lên núi”. Đây là 1 nguyên lý trọng yếu của Huyền Không, hay như Thẩm trúc Nhưng nói là “then chốt của cát, hung, họa, phúc”.
Như chúng ta đã biết “Sơn quản nhân đinh, Thủy quản tài lộc”. Chữ “Sơn” ở đây không những chỉ nói về “Núi”, mà còn dùng để ám chỉ những phi tinh của Sơn bàn (tức Sơn tinh). Cũng như chữ “Thủy” ở đây không những chỉ nói về “Nước”, mà còn dùng để ám chỉ những phi tinh của Hướng bàn (tức Hướng tinh). Cho nên Sơn tinh chủ về nhân đinh, Hướng tinh chủ về tài lộc. Chính vì thế nên khí sinh, vượng của Sơn tinh cần đóng tại những nơi có núi hay gò đất cao, hay những nơi có nhà cửa, cây cối cao lớn. Như thế là những cách cuộc Sơn tinh đắc cách, chủ người trong nhà tài giỏi, đông đúc, thành công sớm, tên tuổi vang dội... Còn khí sinh, vượng của Hướng tinh thì cần đóng tại những nơi có sông, hồ, ao, biển, đường rộng, ngã ba, ngã tư hay cửa ra vào... Đó là những cách cuộc Hướng tinh đắc “Thủy”, nên tài lộc của gia đình sẽ không bao giờ thiếu, công việc làm ăn ổn định...
Ngược lại, nếu những nơi có khí sinh, vượng của Sơn tinh lại không có núi hay nhà cao, cây cao, nhưng lại có Thủy của sông, hồ, ao, biển, hoặc là những vùng thấp, trũng... thì sẽ chủ gia đình ly tán, cô quả, tuyệt tự hoặc yểu chiết... Cho nên mới nói “Long thần trên núi không được xuống nước”. Chữ “Long thần trên núi” thực ra là để ám chỉ Sơn tinh. Sơn tinh nếu là khí sinh, vượng so với đương vận thì không thể đóng tại những nơi thấp, trũng hoặc có nước (hạ thủy), kẻo nếu không thì sẽ có tai họa cho nhân đinh.
Tương tự như thế, nếu những nơi có khí sinh, vượng của Hướng tinh lại không có Thủy của sông, hồ, ao, biển, đường đi hoặc cửa ra vào..., nhưng lại có núi hay nhà cao, cây cao thì sẽ chủ tài lộc khó khăn, công việc làm ăn lụn bại, gia cảnh lầm than, sa sút. Cho nên mới nói “Long thần dưới nước không được lên núi”. Chữ “Long thần dưới nước” là để ám chỉ Hướng tinh. Hướng tinh nếu là khí sinh, vượng so với đương vận thì không thể đóng tại những nơi cao ráo hoặc có núi đồi (thượng sơn), kẻo nếu không sẽ có tai họa về tiền bạc. Đây chính là cách cuộc “Thượng sơn, Hạ thủy” trong Huyền không học.
Thanh nang Tự” viết: “Long thần trên núi không được xuống nước, Long thần dưới nước không được lên núi”. Đây là 1 nguyên lý trọng yếu của Huyền Không, hay như Thẩm trúc Nhưng nói là “then chốt của cát, hung, họa, phúc”.
Thế Quái
Khi lập tinh bàn (hay trạch vận) của 1 căn nhà thì người ta thường hay gặp phải những căn nhà không thuần hướng (hay chính hướng, tức là hướng nhà nằm tại tâm điểm của 1 trong 24 hướng), mà lại lệch sang bên phải hoặc bên trái. Những trường hợp này còn được gọi là kiêm hướng.
Đối với Huyền không phái, nếu những căn nhà (hay phần mộ) tuy bị kiêm hướng, nhưng nếu kiêm dưới 3 độ thì vẫn có thể áp dụng phương pháp lập tinh bàn như bình thường, tức là vẫn lấy những vận tinh tới tọa và hướng, rồi tùy Tam nguyên long của nó là dương hay âm mà xoay chuyển thuận hay nghịch mà thôi. Nhưng nếu một khi mà hướng của căn nhà (hay ngôi mộ) đó kiêm quá 3 độ so với tâm của chính hướng (dù là kiêm sang bên phải hay bên trái) thì cần phải dùng Thế quái (hay số thay thế). Cho nên Thế quái thật ra chỉ là phương pháp dùng số thế cho nhửng trường hợp kiêm hướng nhiều (trên 3 độ).
Tưởng đại Hồng, một danh sư Phong thủy Huyền không dưới thời nhà Minh đã từng nói :” Xử dụng phép kiêm hướng thì cần phải dùng bí quyết KHÔN-NHÂM-ẤT”. Nhưng bí quyết KHÔN-NHÂM-ẤT là gì? Nó chính là 4 câu khẩu quyết trong “Thanh nang áo Ngữ” mà Dương quân Tùng đã viết để nói về cách dùng Thế quái như sau:
KHÔN-NHÂM-ẤT, Cự môn tòng đầu xuất,
CẤN-BÍNH-TÂN, vị vị thị Phá Quân,
TỐN-THÌN-HƠI, tận thị Vũ Khúc vị,
GIÁP-QUÝ-THÂN, Tham Lang nhất lộ hành.
Có nghĩa là:
-Với 3 hướng KHÔN-NHÂM-ẤT (xin coi lại phần 24 sơn hướng và TAM NGUYÊN LONG) thì dùng sao Cự môn (tức số 2) khởi đầu (tức nhập trung cung rồi xoay chuyển thuận, nghịch).
-Với 3 hướng CẤN-BÍNH-TÂN thì vị trí nào cũng dùng sao Phá Quân (tức sồ 7) nhập trung cung thay thế.
-Với 3 hướng TỐN-THÌN-HỢI thì dùng sao Vũ Khúc (tức số 6) nhập trung cung thay thế.
-Với 3 hướng GIÁP-QUÝ-THÂN thì dùng sao Tham Lang (tức số 1) nhập trung cung thay thế.
Lấy thí dụ như nhà hướng 185 độ tức là tọa TÝ hướng NGỌ kiêm QUÝ-ĐINH 5 độ, nhà xây và vào ở trong vận 8, nên khi an vận bàn thì có số 3 đến hướng, số 4 đến tọa. Vì kiêm quá 3 độ nên khi an sơn bàn thì không thể lấy số 4 nhập trung cung, nhưng vì số 4 có 3 sơn là THÌN-TỐN-TỴ, đem áp đặt lên phương tọa của căn nhà thì thấy sơn TỐN của số 4 trùng với tọa (tức sơn TÝ) của căn nhà này. Mà theo khẩu quyết của Dương quân Tùng thì nếu sơn TỐN kiêm độ thì phải dùng sao Vũ Khúc tức số 6 thay thế. Do đó khi lập sơn bàn thì phải lấy số 6 nhập trung cung (thay vì số 4). Kế đó mới xét vì TỐN là dương trong TAM NGUYÊN LONG, nên đem 6 vào trung cung rồi xoay theo chiều thuận là 7 tới TÂY BẮC, 8 tới TÂY, 9 tới ĐÔNG BẮC... để có được sơn bàn cho căn nhà này.
Tuy nhiên, vì trên la kinh có tới 24 sơn, trong khi khẩu quyết của Dương quân Tùng chỉ đưa ra 12 sơn trong trường hợp bị kiêm hướng, tức là ông chỉ biên ra có một nửa, còn một nửa không nhắc đến mà chỉ truyền khẩu cho hậu thế. Vì vậy, người nào được truyền đều tự cho là gia bảo, là “bí mật của mọi bí mật” của Phong thủy Huyền Không. Đến cuối đời nhà Minh, khi Khương Diêu đưa cho Tưởng đại Hồng hai ngàn lượng bạc để Tưởng đại Hồng mai táng cho cha, ông mới được họ Tưởng truyền hết khẩu quyết. Nhưng Khương Diêu cũng dấu kín bí mật này, nên không ai có thể biết hay hiểu được những khẩu quyết của Dương quân Tùng, trừ khi được chân truyền mà thôi. Mãi đến cuối đời nhà Thanh, danh sư Chương trọng Sơn được đích truyền của Huyền không phái mới biên sách để truyền lại cho con cháu, trong đó có nói đến cách dùng Thế quái. Việc này đến tai Thẩm trúc Nhưng, lúc đó cũng đang cố công tìm kiếm, học hỏi về Huyền KHông. Ông bèn bỏ ra một ngàn lạng bạc mượn sách của Chương trọng Sơn trong 1 đêm để ghi chép hết lại. Nhờ vậy mà ông mới biết hết bí quyết của Thế quái mà đặt ra bài “Thế quái ca quyết” sau đây:
"TÝ, QUÝ tịnh GIÁP, THÂN, Tham Lang nhất lộ hành,
NHÂM, MÃO, ẤT, MÙI, KHÔN, ngũ vị vi Cự Môn,
CÀN, HỢI, THÌN, TỐN, TỴ, liên TUẤT Vũ Khúc danh,
DẬU, TÂN, SỬU, CẤN, BÍNH, thiên tinh thuyết Phá Quân,
DẦN, NGỌ, CANH, ĐINH thượng, Hữu Bật tứ tinh lâm,
Bản sơn tinh tác chủ, phiên hướng trục hào hành,
Liêm Trinh quy ngũ vị, chư tinh thuận, nghịch luân,
Hung, cát tùy thời chuyển, Tham-Phụ bất đồng luận,
Tiện hữu tiên hiền quyết, không vị kỵ lưu thần,
Phiên hướng phi lâm BÍNH, thủy khẩu bất nghi ĐINH,
Vận thế tinh bất cát, họa khởi chí diệt môn,
Vận vượng tinh cách hợp, bách phúc hựu thiên trinh,
Suy, vượng đa bằng thủy, quyền ngự giá tại tinh,
Thủy kiêm tinh cộng đoán, diệu dụng cánh thông linh."
Tạm dịch:
TÝ, QUÝ cùng GIÁP, THÂN, đi 1 đường với Tham Lang (số 1),
NHÂM, MÃO, ẤT, MÙI, KHÔN, 5 vị trí dùng sao Cự Môn (số 2),
CÀN, HỢI, THÌN, TỐN, TỴ, TUẤT liên tiếp dùng sao Vũ Khúc (số 6),
DẬU, TÂN, SỬU, CẤN, BÍNH là những vị trí của sao Phá Quân (số 7),
DẦN, NGỌ, CANH, ĐINH sẽ được sao Hữu Bật bay tới (số 9),
Sao của bản sơn làm chủ, sao của hướng vận hành,
Liêm Trinh (số 5) mà tới 5 vị trí này thì phải tính sự thuận, nghịch của các sao.
Hung, cát chuyển vận tùy theo thời, Tham-phụ sẽ di chuyển trái ngược nhau,
Theo khẩu quyết của tiên hiền, phải xa lánh tuyến vị Không vong,
Nếu hướng tinh không ở vị trí BÍNH, thì thủy khẩu không thể ở vị trí ĐINH.
Gặp lúc thế tinh xấu có thể làm tan cửa nát nhà,
Lúc thế tinh là vượng tinh thì trăm điều lành sẽ tới,
Suy hay vượng là căn cứ vào thủy, quyền hành đều do sao quyết định,
Hợp thủy với sao mà đoán là cách hay nhất để đoán biết mọi việc.
Dựa vào bài “Thế quái ca quyết” đó của Thẩm trúc Nhưng, chúng ta có thể tóm lược lại như sau:
- TÝ, QUÝ, GIÁP, THÂN dùng số 1 nhập trung.
- KHÔN, NHÂM, ẤT, MÃO, MÙI dùng số 2 nhập trung.
- TUẤT, CÀN, HỢI, THÌN, TỐN, TỴ dùng số 6 nhập trung.
- CẤN, BÍNH, TÂN, DẬU, SỬU dùng số 7 nhập trung.
- DẦN, NGỌ, CANH, ĐINH dùng số 9 nhập trung.
Tuy nhiên nếu để ý kỹ thì ta sẽ thấy trong 24 sơn thì chỉ có 13 sơn là dùng Thế quái, còn lại 11 sơn không dùng, cụ thể là:
- Cung KHẢM “NHÂM-TÝ-QUÝ” thuộc Nhất Bạch (Tham Lang), trừ NHÂM dùng Thế quái thành Nhị Hắc (Cự Môn), TÝ-QUÝ vẫn dùng Nhất bạch, tức không dùng Thế quái.
- Cung KHÔN “MÙI-KHÔN-THÂN” thuộc Nhị Hắc (Cự Môn), trừ THÂN dùng Thế quái thành Nhất Bạch (Tham Lang), MÙI-KHÔN vẫn dùng Nhị Hắc, tức không dùng Thế quái.
- Cung CHẤN “GIÁP-MÃO-ẤT” thuộc Tam Bích (Lộc Tồn), nhưng GIÁP dùng Nhất Bạch làm Thế Quái, còn MÃO-ẤT thì dùng Nhị Hắc làm Thế quái.
- Cung TỐN “THÌN-TỐN-TỴ” thuộc Tứ Lục (Văn Khúc), nhưng cả 3 đều dùng Lục Bạch (Vũ Khúc) làm Thế quái.
- Cung CÀN “TUẤT-CÀN-HỢI” thuộc Lục bạch (Vũ Khúc), nhưng cả 3 đều dùng Lục Bạch tức không dùng Thế quái.
- Cung ĐOÀI “CANH-DẬU-TÂN” thuộc Thất Xích (Phá Quân), trừ CANH dùng Cửu Tử (Hữu Bật) làm Thế quái, còn DẬU-TÂN vẫn dùng Thất Xích (Phá Quân), nên không dùng Thế quái.
- Cung CẤN “SỬU-CẤN-DẦN” thuộc Bát Bạch (Tả Phù), nhưng SỬU-CẤN dùng Thất Xích (Phá Quân) làm Thế quái, còn DẦN dùng Cửu Tử (Hữu Bật) làm Thế quái.
- Cung LY “BÍNH-NGỌ-ĐINH” thuộc Cửu Tử (Hữu Bật), trừ BÍNH dùng Thất Xích (Phá Quân) làm Thế quái, còn NGỌ-ĐINH vẫn dùng Cửu Tử (Hữu Bật) tức không dùng Thế quái.
Cho nên với bài “Thế quái ca quyết” của Thẩm trúc Nhưng, chúng ta có thể biết sơn nào (trong 24 sơn) có thể dùng Thế quái. Do đó, trở về với thí dụ ở trên, nhà hướng 185 độ (tức tọa TÝ hướng NGỌ kiêm QUÝ-ĐINH 5 độ), nhập trạch trong Vận 8 nên có Vận tinh số 3 tới phía trước (hướng). Nếu chỉ dựa vào 4 câu khẩu quyết của Dương quân Tùng trong “Thanh nang Áo Ngữ” thì chúng ta không biết Vận tinh này có thể dùng Thế quái hay không. Nhưng với bài “Thế quái ca quyết” thì chúng ta thấy số 3 gồm có 3 sơn là GIÁP-MÃO-ẤT, nếu đem áp đặt lên 3 sơn BÍNH-NGỌ-ĐINH nơi đầu hướng của căn nhà này thì sẽ thấy sơn MÃO của số 3 trùng với Hướng (tức sơn NGỌ) của căn nhà. Theo ca quyết thì sơn MÃO dùng Nhị Hắc làm Thế quái, nên lấy số 2 (tức sao Nhị Hắc) nhập trung cung. Vì MÃO thuộc âm (trong Tam nguyên Long), cho nên lấy số 2 nhập trung cung rồi xoay theo chiều “Nghịch” , tức 1 tới TÂY BẮC, 9 tới TÂY, 8 tới ĐÔNG BẮC... Cũng chính vì điều này mà trong ca quyết mới có câu “sao của bản sơn làm chủ, sao của hướng vận hành”. Chữ “làm chủ” ở đây có nghĩa là quyết định sự di chuyển Thuận hay Nghịch, còn “sao của hướng” tức là Thế quái vận hành.
Một trường hợp khác là khi an vận bàn thì vận tinh số 5 sẽ đến tọa hay hướng của 1 căn nhà. Vì số 5 không có phương hướng, cũng không có Thế quái, cho nên khi gặp những trường hợp này thì chỉ cần coi xem phương tọa hay hướng của căn nhà thuộc sơn gì, và là dương hay âm trong Tam nguyên long, rồi vẫn lấy số 5 nhập trung cung mà xoay chuyển THUẬN hay NGHỊCH theo với sơn tọa hoặc hướng của căn nhà mà thôi. Lấy thí dụ như nhà hướng 185 độ tức là tọa TÝ hướng NGỌ kiêm ĐINH-QUÝ 5 độ, xây xong và vào ở trong vận 1. Nếu an Vận bàn thì lấy số 1 nhập trung cung, xoay theo chiều thuận thì 2 đến TÂY BẮC, 3 đến TÂY, 4 đến ĐÔNG BẮC, 5 đến NAM... Vì nhà này kiêm hướng, nhưng do 5 không có Thế quái, cũng không có phương hướng, nên vẫn dùng hướng chính của căn nhà là hướng NGỌ, thuộc âm trong Tam nguyên Long, nên vẫn lấy số 5 nhập trung cung xoay NGHỊCH mà an Hướng bàn cho căn nhà này.
Một điềm quan trọng khác là có những căn nhà tuy kiêm hướng nhiều, nhưng những vận tinh tới tọa và hướng đều không dùng Thế quái. Về vấn đề này thì nhiều nhà Phong thủy cho là cách cục không tốt, nên dù nhà có đắc vượng tinh tới hướng cũng vẫn có tai họa. Họ cho rằng vì nhà đã kiêm hướng tức là cần phải có Thế quái, nếu như không có thì dù có đắc vượng tinh tới hướng cũng chỉ là miễn cưỡng, hoặc vượng tinh không có đủ uy lực phù trợ cho căn nhà đóï. Nhưng qua thực tế kiểm chứng thì lại thấy những nhà này vẫn phát phúc, công việc và tài lộc của người sống trong nhà vẫn tốt đẹp. Điều này có thể dẫn đến kết luận là dù nhà kiêm hướng, nhưng nếu không có Thế quái mà đắc vượng tinh tới hướng cũng vẫn tốt đẹp như những nhà đắc vượng tinh khác mà thôi. Lấy thí dụ như nhà hướng 320 độ, tức tọa TỐN hướng CÀN kiêm TỴ-HỢI 5 độ, xây và vào ở trong vận 8. Nếu lập Vận bàn thì 8 nhập trung cung, 9 tới TÂY BẮC tức hướng nhà. Bây giờ nếu muốn an Hướng bàn thì trước tiên xem hướng nhà trùng với sơn nào của số 9. Vì nhà hướng CÀN, trùng với sơn NGỌ của số 9. Mà theo bài “Thế quái ca quyết” thì NGỌ vẫn dùng Cửu Tử (tức số 9), tức là không dùng Thế quái. Vì NGỌ thuộc âm trong Tam nguyên Long nên lấy số 9 nhập trung cung xoay NGHỊCH thì 8 đến TÂY BẮC tức đến hướng. Vì đang trong vận 8 mà được hướng tinh 8 tới Hướng nên nhà này thuộc cách đắc vượng tinh tới hướng. Đây là 1 cách tốt, mặc dù là nhà kiêm hướng nhiều mà vẫn không có Thế quái để dùng.
Phong thuỷ Huyền Không Học - Thẩm Trúc Nhưng
Theo nguồn: phongthuyhuyenkhonghoc.com
Thu Sơn, Xuất Sát
Như chúng ta đã biết, khí sinh, vượng của Sơn tinh phải đóng tại những nơi cao ráo, còn khí sinh, vượng của Hướng tinh phải đóng tại những nơi thấp, trũng hay gặp thủy. Nhưng nhìn vào trạch vận của 1 căn nhà, ta thấy tại bất cứ khu vực nào cũng đều có 3 sao là Vận-Sơn-Hướng tinh. Trong 3 sao đó thì ngoại trừ Vận tinh có tác dụng rất yếu, không đáng kể, chỉ dùng để phối hợp với Sơn tinh (hoặc Hướng tinh) để làm tăng thêm sự tốt, xấu mà thôi. Nhưng sự tương tác giữa Sơn tinh với Hướng tinh và hoàn cảnh Loan đầu chung quanh là 1 điều quan trọng có liên quan tới mọi vấn đề cát, hung, họa, phúc của 1 căn nhà, và do đó cần phải được đặc biệt quan tâm đến.
Khi xét đến sự tương quan giữa Sơn tinh và Hướng tinh tại mỗi khu vực thì ta thấy có 4 trường hợp sau:
1) Sơn tinh là sinh, vượng khí; Hướng tinh là suy, tử khí.
2) Hướng tinh là sinh, vượng khí; Sơn tinh là suy, tử khí.
3) Sơn tinh và Hướng tinh đều là sinh, vượng khí.
4) Sơn tinh và Hướng tinh đều là suy, tử khí.
Nếu phối hợp 4 trường hợp trên với địa hình Loan đầu bên ngoài thì chúng ta sẽ thấy như sau:
1) Nếu trong một khu vực có Sơn tinh là sinh, vượng khí, còn Hướng tinh là suy, tử khí, mà khu vực đó lại có núi hay nhà cao, cây cao... tức là khí sinh, vượng của Sơn tinh đã “đắc cách”, vì đóng tại chỗ có cao sơn, thực địa. Trong trường hợp này, khí sinh, vượng của Sơn tinh đã làm chủ khu vực đó, còn Hướng tinh tại đây vừa là khí suy, tử, vừa bị “thất cách” (vì còn gặp núi chứ không gặp nước) nên mất hết hiệu lực. Do đó hoàn toàn bị Sơn tinh nơi này chi phối. Vì Sơn tinh “đắc cách” của những nơi này làm mất hết tác dụng xấu của Hướng tinh tại đây, nên những trường hợp này còn được gọi là “ Sơn chế ngự Thủy”. Đây chính là trường hợp Sơn tinh “hóa sát” (hay “xuất sát”, tức là làm mất hết sát khí) của Hướng tinh, và thường được gọi tắt là “XUẤT SÁT”.
Thí dụ: nhà hướng Mùi 210 độ, nhập trạch trong vận 8.
Nếu lập trạch vận thì sẽ thấy khu vực phía sau nhà ở hướng Đông Bắc có Sơn tinh 8 (vượng khí), Hướng tinh 2 (tử khí). Nếu phía sau nhà này có núi (ở xa) hay nhà cao ở gần (nhưng tối thiểu phải cao bằng nhà này, còn nếu càng cao lớn hơn thì càng tốt) thì vượng khí của Sơn tinh đã “đắc cách”, có thể hóa giải sát khí của Hướng tinh 2. Còn Hướng tinh 2 vì đã bị mất hết hiệu lực, nên không còn có thể gieo rắc bệnh tật (số 2 là sao Nhị Hắc, chủ bệnh tật, đau ốm), cũng không thể làm hư hao tài lộc được nữa, dù là khu vực đó có “động” (như có cửa hay thường sinh hoạt...) hay không. Cho nên nhà này không những vừa vượng nhân đinh, vừa có thể tăng tiến cả tài lộc nữa (vì không bị hung khí của Hướng tinh làm hao tài). Cũng tương tự, khu vực phía TÂY của nhà này có Sơn tinh 9 (sinh khí) và Hướng tinh 3 (tử khí). Còn khu vực phía TÂY BẮC có Sơn tinh 1 (sinh khí) và Hướng tinh 4 (tử khí). Nếu 2 khu vực này cũng có núi hay nhà cao thì cũng là trường hợp “Xuất sát”, vừa làm vượng đinh, vừa góp phần làm tăng tiến thêm tài lộc.
Tuy nhiên, nếu khu vực có Sơn tinh là sinh, vượng khí, còn Hướng tinh là suy, tử khí, nhưng khu vực này không có núi hay nhà cao, mà lại có thủy của sông, hồ, ao, biển... thì đây tức là trường hợp Sơn tinh “Hạ thủy”, còn Hướng tinh là “hung tinh đắc cách”, nên là trường hợp tổn đinh, phá tài.
2) Nếu khu vực có Hướng tinh là sinh, vượng khí, còn Sơn tinh là suy, tử khí, mà khu vực đó lại có Thủy của sông, hồ, ao, biển hay cửa nẻo ra, vào nhà, thì Hướng tinh đã “đắc cách”, nên nắm quyền điều động và chi phối Sơn tinh tại đây. Còn Sơn tinh thì vừa là khí suy, tử, vừa bị “thất cách” (gặp thủy) nên đã mất hết hiệu lực và bị Hướng tinh chế ngự. Đây chính là trường hợp “ Thủy thu sát của Sơn”, hay thường gọi tắt là cách cục “THU SƠN”.
Thí dụ: cũng lấy nhà hướng MÙI 210 độ, nhập trạch trong vận 8.
Nếu nhìn vào trạch vận thì sẽ thấy ở khu vực phía TÂY NAM (tức phía trước nhà) có Hướng tinh 8 (vượng khí) và Sơn tinh 5 (tử khí). Nếu khu vực phía trước của căn nhà này có sông, hồ, ao, biển, hay đường rộng, cửa ra vào... thì vượng khí của Hướng tinh đã “đắc cách”, nên chẳng những là làm cho tài lộc của nhà này được sung túc, mà còn hóa được sát (tức “Thu sơn”) của Sơn tinh Ngũ Hoàng, khiến cho sao này mất tác dụng mà không còn gây ra cảnh tỗn hại nhân đinh (sao Ngũ Hoàng chủ sự chết chóc hoặc nhân đinh ly tán). Cũng tương tự, ở khu vực phía BẮC của nhà này có Hướng tinh 9 (sinh khí), Sơn tinh 6 (tử khí). Còn khu vực phía NAM có Hướng tinh 1 (sinh khí), Sơn tinh 7 (suy khí). Nếu ở 2 phía này cũng có Thủy hay đường đi, cửa ra vào... thì cũng tạo thành cuộc “Thu sơn”, vừa vượng tài, vừa có thể làm vượng cả đinh nữa.
Tuy nhiên, nếu khu vực có Hướng tinh là sinh, vượng khí, còn Sơn tinh là suy, tử khí, mà nơi đó không có Thủy nhưng lại có núi cao hay nhà cao... thì sẽ là cuộc Hướng tinh “Thượng sơn”. Còn Sơn tinh suy, tử mà còn gặp núi cao, là cách cuộc “hung tinh đắc cách”, chủ phá tài và gây ra nhiều tai họa cho người.
3) Nếu trong một khu vực mà Sơn tinh hay Hướng tinh đều là sinh, vượng khí, thì cách tốt nhất cho trường hợp này là khu vực đó cần có cả sông hồ lẫn núi hay nhà cao, với điều kiện là sông hồ ở gần kề, còn núi hay nhà cao ở ngoài xa. Nếu được như thế thì Sơn tinh và Hướng tinh đều đắc cách, nên đinh tài đều vượng. Nếu khu vực này chỉ có núi mà không có sông, hồ thì hình dáng của núi phải đẹp và ở xa thì mới chủ vượng cả tài đinh. Còn nếu chỉ có núi hình dáng tầm thường và lại nằm gần nhà, hay chỉ có nhà cao thôi thì chỉ vượng đinh nhưng thoái tài. Nếu khu vực này có sông nước đẹp, thủy lớn và phản quang thì dù không có núi cũng là cách cuộc vượng cả tài lẩn đinh. Nếu không có thủy mà chỉ có đường đi, sân rộng hay cửa nẻo ra vào thôi thì chỉ là cách cuộc vượng tài nhưng không vượng đinh.
4) Nếu trong một khu vực mà Sơn tinh hay Hướng tinh đều là suy, tử khí, mà nếu khu vực đó có núi hay nhà cao, thì nhà đó sẽ bị những tai họa do những đối tượng của Sơn tinh đó gây ra. Trong trường hợp này Hướng tinh vô hại. Nếu khu vực đó có sông, hồ hay cửa ra vào, thì nhà đó sẽ bị những tai họa, bệnh tật do hướng tinh đó mang tới, cộng với vấn đề hao tài. Trong trường hợp này Sơn tinh vô hại. Nếu khu vực này bằng phẳng, yên tĩnh, thì cả Sơn tinh lẫn Hướng tinh đều được hóa giải và trở nên vô hiệu lực.
Thí dụ: Cũng nhà hướng MÙI 210 độ, nhập trạch trong vận 8.
Nếu nhìn vào trạch vận thì sẽ thấy 3 phía TÂY, TÂY BẮC và ĐÔNG BẮC có sinh vượng khí của Sơn tinh, suy, tử khí của Hướng tinh, nên 3 phía này cần có núi hay nhà cao để tạo thành cuộc “Xuất sát”. Còn 3 phía BẮC, NAM và TÂY NAM thì có sinh, vượng khí của Hướng tinh, nên 3 phía này cần có sông, hồ, ao, biển, đường đi, cửa ra vào... để tạo thành cuộc “Thu sơn”. Còn khu vực phía ĐÔNG có Sơn tinh 4, Hướng tinh 7 tức đều là khí suy, tử, nên nếu nơi đó có núi cao thì Sơn tinh 4 đắc thế, nên nhà dễ bị đàn bà làm hại (như vì tửu sắc hoặc trai gái...), con gái trưởng trong nhà bướng bỉnh, hư đốn. Còn Hướng tinh 7 thì vô hại. Nhưng giả sử nếu nơi này có sông, hồ, chứ không có núi cao, thì Hướng tinh Thất xích lại đắc thế, nên nhà thường bị bệnh về miệng, cổ, phổi, đại trường, lại hay bị người khác lừa gạt, mất tiền mất bạc, cũng như dễ bị hỏa hoạn. Còn Sơn tinh 4 ở đây vô hại. Nếu khu vực này lại bằng phẳng, yên tĩnh thì cả Hướng tinh lẫn Sơn tinh đều vô hại. Tương tự như thế với khu vực phía ĐÔNG NAM, có Sơn tinh 3, Hướng tinh 6 tức đều là khí suy, tử. Nếu khu vực này có núi cao thì sơn tinh 3 đắc thế, nên con trai trưởng trong nhà hung hăng, vô lễ, ra ngoài thì bị bạn đồng liêu ghen ghét, hãm hại. Còn Hướng tinh 6 ở đây vô hại. Nhưng nếu khu vực này không có núi mà lại có sông, biển, cửa ra vào... thì Hướng tinh 6 lại đắc thế, cho nên dễ bị những bệnh về đầu, tai nạn về binh đao, trộm cướp và trong nhà dễ có người đàn ông góa vợ. Còn Sơn tinh 3 ở đây vô hại. Nếu khu vực này lại bằng phẳng, yên tĩnh thì cả Hướng tinh lẫn Sơn tinh đều vô hại.
Như vậy, căn nhà này có 3 phía BẮC, NAM, và TÂY NAM nếu có thủy sẽ thành cuộc “Thu sơn”. Còn 3 phía TÂY, TÂY BẮC và ĐÔNG BẮC nếu có núi sẽ thành cuộc “Xuất sát”. Riêng 2 phía ĐÔNG và ĐÔNG NAM thì nên bằng phẳng, yên tĩnh là tốt nhất.
Tóm lại, “Thu sơn, xuất sát” chỉ là phương pháp nhằm phát huy tới mức tối đa những khí sinh, vượng của cả Hướng tinh và Sơn tinh, hỗ trợ, bổ khuyết thêm cho cách cục “Đáo Sơn, Đáo Hướng”, cũng như loại bỏ được cách cục “Thượng Sơn, Hạ Thủy” mà làm cho 1 căn nhà đã tốt lại càng tốt thêm, gồm thâu được cả “PHÚC” (nhân đinh đông đúc, con cháu hiền tài), “LỘC” (giàu sang, phú quý), “THỌ” (sức khỏe tràn trề, sống lâu trăm tuổi) tức là tất cả hạnh phúc trên thế gian rồi vậy.
Phong thuỷ Huyền Không Học - Thẩm Trúc Nhưng
Theo nguồn: phongthuyhuyenkhonghoc.com
Phản Ngâm, Phục Ngâm
Trong việc thiết lập các phương tọa, hướng của 1 căn nhà để có được 1 trạch vận tốt thì ngoài những vấn đề như nhà phải thật sự được “Đáo Sơn, Đáo Hướng” (tức là phi tinh phải hợp với hình thế bên ngoài), tránh được cuộc “Thượng Sơn, Hạ Thủy”, nếu thêm được cuộc “Thu Sơn, Xuất Sát” nữa thì như gấm thêm hoa..., người làm Phong thủy Huyền Không còn cần để ý 2 cách cục xấu khác là Phản Ngâm và Phục Ngâm của Sơn tinh và Hướng tinh.
Trường hợp có Phản Ngâm hay Phục Ngâm xảy ra là khi an Vận bàn cho 1 căn nhà, Vận tinh số 5 sẽ tới Hướng hay tọa của căn nhà đó. Nếu đem số 5 đó nhập trung cung xoay nghịch (để thiết lập Sơn bàn hoặc Hướng bàn), thì những số tới 8 cung sẽ đối nghịch với số nguyên thủy của địa bàn (hay cộng với số nguyên thủy của địa bàn thành 10). Trường hợp này được gọi là “PHẢN NGÂM” (Phản: tức là phản đối hoặc xung khắc). Nếu vận tinh số 5 đó nhập trung cung xoay thuận, thì những số tới 8 cung sẽ giống như những số nguyên thủy của địa bàn. Trường hợp này được gọi là “PHỤC NGÂM” (Phục: tức là tăng áp lực lên vì cùng 1 số).
Thí dụ 1: Nhà tọa Mùi hướng SỬU, nhập trạch trong vận 8.
Nếu lập Vận bàn thì sẽ thấy Vận tinh số 5 tới tọa ở Tây Nam. Bây giờ nếu muốn lập Sơn bàn thì phải lấy số 5 nhập trung cung. Vì nhà này hướng SỬU, nên tọa thuộc sơn MÙI. Mà MÙI thuộc âm trong Tam nguyên Long, cho nên lấy 5 nhập trung cung rồi xoay nghịch thì sẽ thấy 4 đến TÂY BẮC, 3 đến TÂY, 2 đến ĐÔNG BẮC, 1 đến NAM, 9 đến BẮC, 8 đến TÂY NAM, 7 đến ĐÔNG, và 6 đến ĐÔNG NAM. Nếu so sánh phương vị cuả những Sơn tinh này với phương vị nguyên thủy của chúng trong Hâu thiên Bát quái (hay Lạc thư) thì sẽ thấy như sau:
•Số 4: vị trí nguyên thủy (tức địa bàn) trong Lạc thư là nằm tại khu vực phía ĐÔNG NAM, nhưng trong trạch vận này lại đổi lên đóng tại khu vực phía TÂY BẮC là khu vực đối nghịch với vị trí nguyên thủy của nó.
•Số 3: vị trí nguyên thủy là ở phía ĐÔNG, nhưng lại tới đóng nơi phía TÂY.
•Số 2: vị trí nguyên thủy là ở TÂY NAM, nhưng lại tới đóng ở ĐÔNG BẮC.
•Số 1: vị trí nguyên thủy là ở BẮC, nhưng lại tới đóng ở phía NAM.
•Số 9: vị trí nguyên thủy là ở NAM, nhưng lại tới đóng ở phía BẮC.
•Số 8: vị trí nguyên thủy là ở ĐÔNG BẮC, nhưng lại tới đóng tại TÂY NAM.
•Số 7: vị trí nguyên thủy là ở TÂY, nhưng lại tới đóng tại phía ĐÔNG.
•Số 6: vị trí nguyên thủy là ở TÂY BẮC, nhưng lại tới đóng ở phía ĐÔNG NAM.
Như vậy, ta thấy tất cả các số (hay sao) của Sơn tinh đều đóng tại những khu vực đối nghịch với địa bàn nguyên thủy của mình, nên đây là trường hợp “PHẢN NGÂM”.
Thí dụ 2: nhà tọa Cấn hướng KHÔN, nhập trạch trong Vận 8.
Nếu an Vận bàn thì sẽ thấy vận tinh số 5 tới hướng ở Tây Nam. Vì hướng KHÔN là thuộc dương trong Tam nguyên Long, nên nếu muốn an Hướng bàn thì phải lấy số 5 nhập trung cung xoay thuận thì số 6 tới TÂY BẮC, số 7 tới TÂY, số 8 tới ĐÔNG BẮC, số 9 tới NAM, số 1 tới BẮC, số 2 tới TÂY NAM, số 3 tới ĐÔNG, số 4 tới ĐÔNG NAM. Nếu so sánh phương vị của những Hướng tinh này với phương vị nguyên thủy của chúng trong Lạc thư thì sẽ thấy như sau:
•Số 6: vị trí nguyên thủy (tức địa bàn) trong Lạc thư là khu vực phía TÂY BẮC, bây giờ trong trạch vận này lại cũng tới đóng tại khu vực TÂY BẮC
•Số 7: vị trí nguyên thủy ở TÂY, bây giờ cũng tới đóng tại phía TÂY.
•Số 8: vị trí nguyên thủy ở ĐÔNG BẮC, bây giờ cũng tới đóng tại ĐÔNG BẮC.
•Số 9: vị trí nguyên thủy ở NAM, bây giờ cũng tới đóng tại NAM.
•Số 1: vị trí nguyên thủy ở BẮC, bây giờ cũng tới đóng tại BẮC.
•Số 2: vị trí nguyên thủy ở TÂY NAM, bây giờ cũng tới đóng tại TÂY NAM.
•Số 3: vị trí nguyên thủy ở ĐÔNG, bây giờ cũng tới đóng tại ĐÔNG.
•Số 4: vị trí nguyên thủy ở ĐÔNG NAM, bây giờ cũng tới đóng tại ĐÔNG NAM.
Như vậy, ta thấy tất cả những Hướng tinh đó đều đến đóng ngay tại khu vực địa bàn nguyên thủy của chúng, nên đây là trường hợp “PHỤC NGÂM”.
“Phản ngâm, Phục ngâm, tai họa khó đương”, đó là lời của cỗ nhân viết để nói về những trường hợp này. Cho nên trong “Trạch vận Tân án” mới viết:” tai họa do “Phản ngâm, Phục ngâm” gây ra chẳng kém gì “Thượng Sơn, Hạ Thủy”, nếu phạm vào cách đó lập tức người chết, tiền hết”. Cho nên “Phản ngâm, Phục ngâm” là 1 cách cục rất nguy hiểm cho dương trạch và âm trạch, nhưng nó cũng được chia làm 2 loại như sau:
-Sơn tinh phạm “Phản ngâm hay Phục ngâm” (viết tắt là “Phản, Phục ngâm”): chủ gây nguy hại cho nhân đinh trong nhà.
-Hướng tinh phạm “Phản, Phục ngâm” chủ gây nguy hạI cho tài lộc và công việc.
Trong 2 loại Sơn, Hướng tinh phạm “Phản, Phục ngâm” ở trên thì còn phân ra 2 trường hợp như sau:
-Tất cả Sơn tinh (hay tất cả Hướng tinh) đều phạm “Phản ngâm” hay “Phục ngâm”. Như trong thí dụ 1 thì tất cả Sơn tinh đều bị “Phản Ngâm”. Trường hợp này được gọi là “Sơn tinh toàn bàn Phản ngâm”. Còn như trong thí dụ 2 thì tất cả Hướng tinh đều bị “Phục ngâm”, nên được gọi là “Hướng tinh toàn bàn Phục ngâm”.
-Trong trạch vận chỉ có 1, 2 Sơn tinh hay Hướng tinh là bị Phản ngân hay Phục ngâm. Lấy thí dụ như nhà hướng TỐN 135 độ, nhập trạch trong vận 8. Khi an Vận bàn thì sẽ thấy Vận tinh số 7 tới hướng. Nếu muốn an Hướng bàn thì phải lấy số 7 nhập trung cung xoay nghịch (vì nhà hướng TỐN là trùng với sơn DẬU của số 7, mà DÂU là âm hướng trong Tam nguyên Long) thì 6 đến TÂY BẮC, 5 đến TÂY, 4 đến ĐÔNG BẮC, 3 đến NAM, 2 đến BẮC, 1 đến TÂY NAM, 9 đến ĐÔNG, 8 đến ĐÔNG NAM. Trong tất cả các Hướng tinh đó thì chỉ có số 6 là nằm tại địa bàn nguyên thủy của mình nên bị “Phục ngâm”, còn những Hướng tinh khác thì không phạm vào trường hợp này.
Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp “Phản, Phục ngâm” đều gây ra tai họa, mà còn phải phân biệt như sau:
-Trường hợp Sơn tinh phạm “Phản, Phục ngâm”: nếu khu vực có sinh, vượng khí của Sơn tinh có núi hay nhà cao thì nhà đó vẫn phát phúc, vượng nhân đinh, đồng thời có nhân tài xuất hiện. Nếu những khu vực này không có núi mà lại có thủy thì người trong nhà sẽ gặp những tai họa khủng khiếp. Ngược lại, nếu những khu vực có khí suy, tử của Sơn tinh mà lại có núi cao thì cũng là điều cực kỳ nguy hại cho những ai sống trong căn nhà đó. Nhưng nếu những khu vực này lại có thủy thì sát khí của Sơn tinh đã được hóa giải nên vô hại.
-Trường hợp Hướng tinh phạm “Phản, Phục ngâm”: Nếu khu vực có sinh, vượng khí của Hướng tinh lại có thủy của sông, hồ, ao, biển hoặc cửa ra vào... thì nhà đó vẫn phát tài lộc, công việc làm ăn tiến triển tốt đẹp. Nhưng nếu những khu vực này không có thủy mà lại có núi thì sẽ làm cho nhà đó tán gia bại sản, cơ nghiêp lụn bại. Ngược lại, nếu những khu vực có suy, tử khí của Hướng tinh mà lại có thủy thì cũng chủ đại phá tài lộc, còn nếu có núi thì Hướng tinh nơi đó đã được hóa giải nên vô hại.
Cho nên khi đã biết những trường hợp “Phản, Phục ngâm”, cũng như những yếu tố tác động có thể làm cho chúng gây họa hoặc được hóa giải... thì chúng ta có thể tìm cách tránh né, như không cất nhà phạm vào cách cục đó, hoặc có thể lựa chọn địa hình bên ngoài, hay cấu trúc bên trong cho phù hợp để hóa giải hết (hoặc bớt) những điều xấu này.
Thí dụ: nhà tọa Cấn hướng Khôn, nhập trạch trong vận 8.
Nếu lập Hướng bàn thì sẽ thấy Hướng tinh toàn bàn “Phục ngân” (xem lại thí dụ 2 ở trên). Nếu vì lý do gì đó mà vẫn phải xây và vào ở trong nhà này (tức không thể né tránh được) thì có thể tìm những nơi có vượng khí và sinh khí của Hướng tinh, xem địa hình bên ngoài nhà tại những nơi đó có sông, hồ, ao, biển không? Nếu có thì dù nhà này bị phạm “Phục ngâm” như thế nhưng vẫn vượng về tài lộc và có thể sống được. Ngược lại nếu những khu vực đó không có thủy thì phải thiết lập “thủy nhân tạo”, tức là phải mở cửa sau tại phía ĐÔNG BẮC (nơi có vượng khí số 8), xây hồ bơi tại khu vực phía BẮC (nơi có sinh khí số 1), để buồng tắm hay làm cầu thang tại khu vực phía NAM (nơi có sinh khí số 9)... Còn những nơi khác thì có thể làm phòng ăn, phòng khách, phòng ngủ, hoặc bỏ trống, hoặc chứa đồ... thì tài lộc của căn nhà này vẫn tốt và có thể phát triển lâu dài.
Riêng với “Phản, Phục ngâm” thì ngoài những trường hợp do Vận tinh số 5 của Tọa hoặc Hướng nhập trung cung xoay chuyển thuận hay nghịch mà tạo ra thì có 1 số trường hợp khác như sau:
-Vân tinh và Hướng tinh trong cùng 1 cung (hay trong tất cả 8 cung) đều cùng 1 số. Đây là trường hợp Hướng tinh Phục ngâm. Thí dụ: nhà tọa TUẤT hướng THÌN kiêm CÀN-TỐN 4 độ, nhập trạch trong vận 2. Nếu an Vận bàn thì lấy số 2 nhập trung cung xoay thuận thì 3 đến TÂY BẮC, 4 đến TÂY, 5 đến ĐÔNG BẮC, 6 đến NAM, 7 đến BẮC, 8 đến TÂY NAM, 9 đến ĐÔNG, và 1 đến ĐÔNG NAM. Tuy Vận tinh số 1 đến hướng, nhưng vì nhà này kiêm nhiều, nên phải dùng số 2 làm Thế quái, nhập trung cung xoay thuận (vì nhà Hướng THÌN thì trùng với sơn NHÂM của số 1, thuộc dương trong Tam nguyên Long) thì 3 đến TÂY BẮC, 4 đến TÂY, 5 đến ĐÔNG BẮC, 6 đến NAM, 7 đến BẮC, 8 đến TÂY NAM, 9 đến ĐÔNG, 1 đến ĐÔNG NAM. Tức là tại mỗi vị trí thì những số của Vận tinh và Hướng tinh đều giống nhau (hay cùng 1 số).
-Vận tinh và Sơn tinh trong cùng 1 cung (hay trong tất cả 8 cung) đều giống nhau (hay cùng 1 số). Đây là trường hợp Sơn tinh Phục ngâm.
-Sơn tinh và Hướng tinh trong cùng 1 cung (hay trong tất cả 8 cung) đều giống nhau (hay cùng 1 số). Đây là trường hợp cả Sơn-Hướng tinh đều bị Phục ngâm.
Phong thuỷ Huyền Không Học - Thẩm Trúc Nhưng
Theo nguồn: phongthuyhuyenkhonghoc.com
Chính Thần và Linh thần
Chính Thần
Như chúng ta đã biết, trong Lạc Thư thì địa bàn phân bố của 9 số như sau:
Vì mỗi số vừa quản thủ 1 vận (từ vận 1 tới vận 9), vừa làm bá chủ 1 khu vực, cho nên 1 khi tới vận của số nào thì số đó được coi như Chính Thần đương vận, và khu vực có số đó cai quản được coi là khu vực của Chính Thần trong vận đó.
Lấy thí dụ như vận 1 Thượng nguyên thì số 1 sẽ được coi là Chính Thần đương vận (tức vượng khí), còn khu vực phía BẮC (tức phương KHẢM) sẽ được coi là khu vực của Chính Thần trong vận đó. Tương tự như thế, khi bước sang vận 2 thì số 2 sẽ được coi là Chính Thần của đương vận, và khu vực phía TÂY NAM (phương KHÔN) sẽ là khu vực của Chính Thần trong vận đó...
Riêng đối với số 5 vì nằm tại trung cung, không có phương vị nhất định, nên khi tới vận 5 thì 10 năm đầu lấy phía TÂY NAM làm khu vực của Chính Thần, còn 10 năm cuối lấy khu vực phía ĐÔNG BẮC làm khu vực của Chính Thần.
Vì Chính Thần là khu vực có vượng khí của sơn mạch, cho nên khu vực này cần có núi cao, hoặc có thực địa vững chắc. Nếu được như thế thì nhà cửa hoặc làng mạc hay thành phố... sẽ được bình yên hay vượng phát trong nguyên, vận đó. Ngược lại, nếu khu vực của Chính Thần mà có ngã ba sông (nơi 2 con sông nhập lại), hay có ao, hồ, sông, biển lớn... thì nhà cửa hay làng mạc, thành phố đó sẽ phát sinh nhiều hung họa trong nguyên vận đó. Do đó, khu vực của Chính thần không được có thủy, nếu có sẽ chủ tai họa. Vì vậy, thủy nằm trong khu vực của Chính thần được gọi là “LINH THỦY” (thủy thất vận chủ tai họa).
Thí dụ: vào vận 8 Hạ nguyên thì khu vực của Chính thần sẽ là khu vực phía ĐÔNG BẮC (vì đó là phương vị của số 8). Cho nên nếu khu vực phía ĐÔNG BẮC của 1 căn nhà, 1 ngôi làng hay 1 thành phố... mà có núi từ xa tiến tới, hay có dải đất dài từ phía đó tiến tới thì căn nhà hoặc ngôi làng hay thành phố đó trong vận 8 sẽ được sung túc, làm ăn thịnh vượng, yên ổn. Ngược lại, nếu khu vực đó lại có cửa biển, hoặc nơi tụ hội của 2 dòng sông, hay có sông lớn chảy qua... thì căn nhà hoặc ngôi làng hay thành phố đó sẽ gặp nhiều hung họa trong vận 8.
Linh thần
Là khu vực đối diện với khu vực của Chính Thần. Lấy thí dụ như trong vận 1 thì khu vực của Chính Thần là ở phía BẮC, cho nên khu vực của Linh thần sẽ là ở phía NAM. Do đó, dựa vào vị trí những khu vực của Chính thần mà ta sẽ có những khu vực của Linh Thần theo từng vận như sau:
Riêng với Vận 5 vì trong 10 năm đầu dùng khu vực phía TÂY NAM làm Chính Thần, nên lấy khu vực phía ĐÔNG BẮC làm Linh Thần. Còn trong 10 năm cuối dùng khu vực phía ĐÔNG BẮC làm Chính Thần, nên lấy khu vực phía TÂY NAM làm Linh Thần.
Một vấn đề trọng yếu trong việc xác định phương vị của Linh Thần là khu vực này cần có thủy cửa sông, hồ, cửa biển..., nếu được như thế thì những căn nhà hay những làng mạc, đô thị... sẽ trở nên phồn thịnh, sầm uất trong vận đó. Cho nên thủy nằm tại khu vực của Linh Thần lại được gọi là “CHÍNH THỦY” (tức thủy tốt hay vượng thủy). Ngược lại, nếu khu vực này lại có long hành tiến tới, hay dải đất chạy từ đó tới thì sẽ chủ suy bại hoặc có nhiều tai biến.
Thí dụ như trong vận 8, phương vị của Linh thần sẽ nằm ở phía TÂY NAM. Do đó, nếu khu vực đó của nhà ở hay làng mạc, đô thị... mà có ao, hồ, sông, hoặc cửa biển... thì rất tốt, chủ vượng phát về mọi mặt. Ngược lại, nếu khu vực đó lại có thế núi hay thế đất tiến tới thì căn nhà hoặc ngôi làng hay đô thị đó sẽ gặp nhiều tai biến, hung họa.
Những trường hợp ngoại lệ
Vấn đề khảo sát những khu vực của Chính Thần, Linh Thần, cũng như những yếu tố chúng cần có hay không thể có... chủ yếu là dùng để luận đoán vận khí hưng, suy của 1 khu vực, 1 thành phố hay 1 quốc gia... Còn riêng với vận khí của nhà ở thì trước tiên vẫn phải xem xét khu vực của các khí sinh, vượng hay suy, tử là nằm tại phương nào? Sau đó mới phối hợp với các phương vị của Chính Thần, Linh Thần mà tìm ra khu vực nào nên có thủy, khu vực nào nên có núi..., chứ không nhất thiết là khu vực của Chính Thần phải có núi, còn khu vực của Linh Thần phải có thủy.
Thí dụ 1: Nhà tọa Mùi hướng Sửu, nhập trạch trong vận 8.
Nếu an tinh bàn trạch vận thì sẽ thấy hướng tinh số 8 tới phía ĐÔNG BẮC, còn hướng tinh số 5 tới phía TÂY NAM. Nếu theo những nguyên lý về Chính Thần và Linh Thần ở trên thì phía ĐÔNG BẮC cần có núi, còn phía TÂY NAM cần có thủy. Nhưng vì vượng khí (của Hướng tinh) số 8 đang chiếu tới phía ĐÔNG BẮC, nên khu vực này của căn nhà lại cần có thủy, chứ không được có núi. Nếu có núi ắt tài lộc của gia đình sẽ suy bại, còn nếu có thủy thì vấn đề làm ăn, sinh sống mới được tốt đẹp. Ngược lại, khu vực phía TÂY NAM tuy là khu vực của Linh Thần, nên theo nguyên lý thì cần Thủy. Nhưng vì khu vực này có tử khí (của Hướng tinh) Ngũ Hoàng chiếu tới, cho nên lại không được có thủy. Nếu có thủy tất chủ đại hao tán tiền bạc, kèm thêm bệnh tật hoặc tai họa nghiêm trọng cho người trong nhà. Còn nếu khu vực này có núi thì mọi sự sẽ trở nên tốt đẹp.
Thí dụ 2: Nhà tọa Ngọ hướng Tý, nhập trạch trong Vận 8.
Nếu an tinh bàn cho trạch vận thì sẽ thấy Hướng tinh số 7 tới khu vực phía ĐÔNG BẮC, còn hướng tinh số 1 sẽ tới khu vực phía TÂY NAM. Vì số 7 là suy khí của Vận 8, nên không thể có thủy tại nơi đó. Khu vực này cũng là khu vực của Chính Thần, cần có núi thì tốt, có thủy chủ phá tài. Cho nên khu vực phía ĐÔNG BẮC của nhà này cần có núi mới tốt, nếu có thủy thì xấu. Ngược lại, Hướng tinh 1 là sinh khí của vận 8 tới phía TÂY NAM, nên nơi này cần có thủy. Khu vực này cũng là khu vực của Linh Thần, nếu gặp thủy sẽ chủ phát về tài lộc. Cho nên khu vực phía TÂY NAM của nhà này nếu có thủy là tốt, có núi là xấu.
Cho nên đối với nhà cửa thì điều quan trọng vẫn và phương vị của các phi tinh, rồi sau đó mới phối hợp với nguyên lý của Chính Thần, Linh Thần mà tìm ra những nơi cần có núi, những nơi cần có thủy. Có như thế mới bảo đảm cho mọi sự được hoàn mỹ, tốt đẹp. Chứ không thể áp dụng những nguyên lý về Chính Thần hay Linh Thần 1 cách mày móc, vì như thế sẽ có thể phạm phải nhiều sai làm đáng tiếc mà chuốc lấy nhiều tai họa.
Phong thuỷ Huyền Không Học - Thẩm Trúc Nhưng
Theo nguồn: phongthuyhuyenkhonghoc.com
Hợp Thập
Trong vấn đề chọn phương hướng cho nhà cửa hay phần mộ thì có 2 cách thông thường là chọn chính hướng sao cho được cuộc “Vượng Sơn, Vượng Hướng”, hoặc chọn kiêm hướng để dùng Thế Quái hầu đem vượng khí tới tọa-hướng. Ưu điểm của 2 cách này là sẽ giúp cho tài, đinh của 1 căn nhà được vượng phát nhanh chóng, nếu chọn thời điểm xây nhà, lập mộ đúng lúc thì có thể “táng (hay xây) vào tháng DẦN (tức tháng 1 Â.L) thì tháng MÃO (tức tháng 2 Â.L) phát”. Nhưng khuyết điểm của nó là thời gian hưng vượng lại rất ngắn ngủi, đa số chỉ phát trong khoảng 1 vận (tức 20 năm) mà thôi. Nếu muốn tiếp tục phát thì thường là cứ sau 1 vận phải tu sửa lại nhà cửa hay phần mộ, kẻo nếu không thì tai họa sẽ ập tới như trường hợp Liêu kim Tinh (tức Liêu công) thời Tống.
Liêu kim Tinh xuất thân hàn vi, phải đi ở cho nhà của 1 đại quan là Trương minh Thúc. Vợ của họ Trương là con gái của Ngô cảnh Loan, 1 danh sư Phong thủy thời đó, thấy Liêu công thông minh, tướng mạo khôi vĩ mà phải chịu cảnh cơ cực, nên mới đem những bí lục của phụ thân truyền cho. Sau khi học xong, vì quá nghèo, Liêu công bèn tìm địa huyệt đắc “Vượng sơn, vượng hướng” mà cải táng mồ mả cho tổ tiên. Từ đó, gia đình ông đinh, tài đều vượng phát, danh tiếng nổi như cồn, được dân chúng vùng đó coi như 1 vị thánh, ngày nào cũng mời ông đi xem Phong thủy. Chuyện này đến tai 1 gia đình thế phiệt, họ liền mời ông về, dùng lễ thượng khách mà hậu đãi, chỉ mong ông tìm cho họ những cuộc đất tốt. Trong 18 năm trời, Liêu công đã tìm được 74 cuộc đất quý. Lúc đó cũng đã gần hết thời hạn vượng phát mồ mả của tổ tiên mình, nên Liêu công mới muốn xin về để tìm đất tu sửa hay cải táng lại. Nhưng nhà kia tham lam, cứ nhất quyết giữ ông ở lại thêm 4 năm nữa mới cho về. Khi ông về đến nơi thì đại họa đã xảy ra, tất cả các con đều đã chết, chỉ còn bà vợ già và 2 đứa cháu nhỏ. Liêu công vì quá đau buồn nên từ đó sinh bệnh rồi chẳng bao lâu cũng tạ thế.
Nói như vậy không phải là mọi cuộc “Vượng sơn, vượng hướng” đến khi thất vận đều sẽ bị tai họa thảm khốc như thế, mà điều đó còn tùy thuộc vào địa hình và Phi tinh của từng địa huyệt. Nhưng nó cho thấy khuyết điểm của cuộc “Vượng sơn, vượng hướng” là không được lâu dài, và vì vậy những nhà Phong thủy sau này đã tìm kiếm những cách cục khác có khả năng bảo đảm sự vượng phát của 1 gia đình lâu dài hơn cuộc “Vượng sơn, vượng hướng”. Một trong những cách cuộc đó là tình huống “HỢP THẬP”.
Nói “Hợp Thập” là khi trong các vận-sơn-hướng tinh, có 2 trong 3 số đó cộng với nhau (hợp) thành 10 (thập). Có 2 tình thế “Hợp Thập” xảy ra giữa Vận, Sơn và Hướng tinh như sau:
1/ Vận tinh và Sơn tinh cộng lại thành 10: Như trong một cung có các vận-sơn-hướng tinh 9-1-3, thì vận tinh 9 + Sơn tinh 1 = 10, nên đó là tình huống “Hợp Thập” giữa Vận tinh và Sơn tinh.
2/ Vận tinh và Hướng tinh cộng lại thành 10: Như trong một cung có các vận-sơn-hướng tinh 8-6-2. Vì Vận tinh 8 + Hướng tinh 2 = 10, nên là sự “Hợp Thập” giữa Vận tinh và Hướng tinh.
Cả 2 trường hợp kể trên đều đòi hỏi tất cả các cung phải có sự “Hợp Thập” thì mới có hiệu lực. Những trường hợp này còn được gọi là “toàn bàn Hợp thập”. Nếu trong trạch bàn chỉ có sự “Hợp Thập” ở 1, 2 cung thì không đáng kể lắm.
- Thí dụ 1: Nhà tọa TÝ, hướng NGỌ (tức 180 độ), nhập trạch trong vận 7.
Nếu lấy trạch vận thì thấy tại tất cả các cung, Vận tinh và Sơn tinh đều cộng với nhau thành 10. Đây là trường hợp toàn bàn Hợp thập giữa Vận tinh và Sơn tinh.
- Thí dụ 2: Nhà tọa NGỌ hướng TÝ (tức 0 độ), nhập trạch trong vận 7.
Nếu lấy trạch vận thì thấy tại tất cả các cung, Vận tinh và Hướng tinh đều cộng với nhau thành 10. Đây là trường hợp toàn bàn Hợp thập giữa Vận tinh và Hướng tinh.
Có tất cả 12 tình huống toàn bàn Hợp thập giữa Vận tinh với Sơn tinh, cũng như 12 tình huống Hợp thập giữa Vận tinh với Hướng tinh như sau:
* Giữa Vận tinh với Sơn tinh:
- Vận 1: Tọa TỐN hướng CÀN, tọa TỴ hướng HỢI.
- Vận 3: Tọa NGỌ hướng TÝ, tọa ĐINH hướng QUÝ.
- Vận 4: Tọa CANH hướng GIÁP.
- Vận 6: Tọa GIÁP hướng CANH.
- Vận 7: Tọa TÝ hướng NGỌ, tọa QUÝ hướng ĐINH.
- Vận 8: Tọa SỬU hướng MÙI, tọa MÙI hướng SỬU.
- Vận 9: Tọa CÀN hướng TỐN, tọa HỢI hướng TỴ.
* Giữa Vận tinh với Hướng tinh:
- Vận 1: Tọa CÀN hướng TỐN, tọa HỢI hướng TỴ.
- Vận 2: Tọa SỬU hướng MÙI, tọa MÙI hướng SỬU.
- Vận 3: Tọa TÝ hướng NGỌ, tọa QUÝ hướng ĐINH.
- Vận 4: Tọa GIÁP hướng CANH.
- Vận 6: Tọa CANH hướng GIÁP.
- Vận 7: Tọa NGỌ hướng TÝ, tọa ĐINH hướng QUÝ.
- Vận 9: Tọa TỐN hướng CÀN, tọa TỴ hướng HỢI.
Ngoài hai tình huống Hợp thập giữa Vận-Sơn-Hướng tinh như ở trên thì còn một tình huống Hợp thập đặc biệt khác. Đó là khi trong một trạch bàn, Sơn tinh của một cung cộng với Hướng tinh của cung đối diện thành 10. Trường hợp này cũng đòi hỏi Sơn tinh của tất cả 8 cung (tức chỉ trừ Sơn tinh tại trung cung) đều phải “hợp” với Hướng tinh của cung đối diện thành 10. Đây là trường hợp toàn bàn Hợp thập giữa Sơn và Hướng tinh.
- Thí dụ: nhà tọa CẤN hướng KHÔN (tức hướng 225 độ), nhập trạch trong vận 5. Nếu lấy trạch vận thì ta thấy:
- Sơn tinh 5 ở phía TÂY NAM + Hướng tinh 5 ở phía ĐÔNG BẮC = 10;
- Sơn tinh 1 ở phía TÂY + Hướng tinh 9 ở phía ĐÔNG = 10.
- Sơn tinh 9 ở phía TÂY BẮC + Hướng tinh 1 ở phía ĐÔNG NAM = 10.
- Sơn tinh 4 ở phía BẮC + Hướng tinh 6 ở phía NAM = 10.
- Sơn tinh 2 ở phía ĐÔNG BẮC + Hướng tinh 8 ở phía TÂY NAM = 10.
- Sơn tinh 6 ỏ phía ĐÔNG + Hướng tinh 4 ở phía TÂY = 10.
- Sơn tinh 7 ở phía ĐÔNG NAM + Hướng tinh 3 ở phía TÂY BẮC = 10.
- Sơn tinh 3 ở phía NAM + Hướng tinh 7 ở phía BẮC = 10.
Ngoài ra nếu nhìn vào trung cung thì cũng thấy Sơn tinh 8 + Hướng 2 = 10, nên đây là cách toàn bàn Hợp thập giữa Sơn tinh và Hướng tinh.
Vì đây là cách cục đặc biệt, nên chỉ có 6 trường hợp, và đều xảy ra trong Vận 5 cho những nhà có tọa-hướng CẤN-KHÔN, KHÔN-CẤN, THÂN-DẦN, DẦN-THÂN, GIÁP-CANH, CANH-GIÁP mà thôi.
TÁC DỤNG CỦA HỢP THẬP
Hợp thập tức là dùng Thập số (số 10) để thông với Ngũ Hoàng ở trung cung mà tạo thành thế “Thiên tâm Thập đạo” của Lạc thư và Hậu thiên Bát quái. Vì Thập (10) là âm Kỷ, thuộc Địa, còn Ngũ (5) là dương Mậu, thuộc Thiên, nên khi lấy Thập (10) ở tám cung mà phối với Ngũ (5) tại Thiên tâm (chính giữa) thì sẽ tạo thành sự kết hợp giữa Thiên- Địa, Phu – Phụ, Âm - Dương, hay như Thẩm trúc Nhưng nói là “tượng trưng cho sự thần diệu, sự thần diệu dùng số để biểu hiện, một Âm, một Dương là đạo vậy. Hai khí giao cảm mà hóa sinh vạn vật, sinh sinh không ngừng, biến hóa vô tận...công dụng của Hợp thập đều ghi cho sức của Mậu-Kỷ, khí vận mà được điều này thì mọi thứ hanh thông, vận vận tốt đẹp”.
Cho nên nơi nào có Hợp thập là có thể làm cho thông khí (còn gọi là Thông quái), toàn bàn đắc Hợp thập tức có thể làm cho thông khí hết 8 cung, khiến cho toàn cục đang suy (vì không đắc vượng khí tới tọa-hướng) lại chuyển thành vượng mà phát phúc, lộc song toàn.
Tuy nhiên,không phải tất cả mọi nhà đắc cách Hợp thập đều có thể xử dụng được nó, mà chỉ có những nhà hội đủ những yếu tố cần thiết (sẽ nói trong 1 dịp khác) mới có thể vượng phát được, còn nếu không thì cũng chỉ tầm thường hoặc suy bại mà thôi.
Một số người cho rằng những nhà có sự Hợp thập giữa Vận tinh và Sơn tinh thì sẽ vượng về nhân đinh, nếu có Vận tinh với Hướng tinh Hợp thập thì sẽ phát về tài lộc. Điều này có lẽ chỉ là sự suy diễn theo quan điểm “Sơn quản nhân đinh, Thủy quản tài lộc” mà ra. Nhưng họ không để ý rằng 1 khi đã có tình huống Hợp thập (bất kể giữa Vận tinh với Sơn hay Hướng tinh) thì toàn bàn đã thông khí được với trung cung (tức Thiên tâm), 2 khí âm-dương Mậu-Kỷ đã tác hợp nên Sơn vượng thì Hướng cũng vượng và ngược lại. Chính vì vậy mà Thẩm trúc Nhưng mới nói ”khí vận mà được điều này thì mọi thứ hanh thông, vận vận tốt đẹp”, chứ không chỉ thuần 1 vấn đề là vượng đinh hay vượng tài không được.
Sau cùng, ngoài những cách Hợp thập của Phi tinh đã nêu trên thì còn có cách Hợp thập theo hình cục của Loan đầu. Theo cách này thì nếu lai long ở phía sau và hướng thủy ở phía trước có thể hợp với tọa-hướng của căn nhà (hay mộ huyệt) để tạo thành 1 đường thẳng, nhà lại nằm tại trung tâm của thế đất để lấy Thiên tâm, tức địa thế 2 bên đã được phân ra đồng đều thì cũng là cách Hợp thập theo địa hình. Tuy nhiên cách này đòi hỏi tọa-hướng của căn nhà cũng phải đắc vượng khí của Sơn-Hướng tinh, tức là trong thực chất cũng chỉ là 1 trường hợp “Vượng sơn, vượng hướng” mà thôi. Nhưng do hình cục đắc “Thiên tâm thập đạo” nên lúc đương vận có thể phát mạnh hơn những cuộc “Vượng sơn, vượng hướng” bình thường, mà đến lúc thất vận cũng không đến nỗi suy tàn nhanh chóng. Nhưng muốn đắc cách Hợp thập theo hình cục thì nhà cũng phải lập tọa-hướng theo đơn hướng, chứ không thể dùng kiêm hướng. Nếu kiêm hướng ắt thế Thiên tâm thập đạo sẽ bị phá bể mà phát sinh ra nhiều hung họa. Cho nên chẳng thà là lập theo nguyên tắc “Vượng sơn, vượng hướng” như bình thường, hoặc dùng phương pháp Thế quái, chứ đừng quá tham lam chọn cách Hợp thập để chuốc lấy nhiều tai họa sau này.
Phong thuỷ Huyền Không Học - Thẩm Trúc Nhưng
Theo nguồn: phongthuyhuyenkhonghoc.com
Tam Ban Xảo Quái
Trong những cách cục có thể giúp cho trạch vận của căn nhà được lâu dài, bền bỉ thì ngoài cách “Hợp Thập” còn có những cách cục “Tam ban quái”.
Nói “Tam ban quái” là vì trong toàn trạch bàn, các vận-sơn-hướng tinh tại mỗi cung hoặc là nối liền nhau thành 1 chuỗi như 1-2-3, 2-3-4, 3-4-5, 4-5-6, 5-6-7, 6-7-8, 7-8-9, 8-9-1, 9-1-2, hoặc là tạo thành những chuỗi số cách đều nhau 3 số như 1-4-7, 2-5-8, 3-6-9. Cách có những chuỗi số nối liền nhau được gọi là “Tam ban quái”, còn cách có những chuỗi số cách đều nhau 3 số được gọi là “Phụ mẫu Tam ban quái”.
Trong “Phụ mẫu Tam ban quái” còn được chia ra làm 2 loại là “Thất tinh đả kiếp” và “Tam ban Xảo quái”. Riêng trong mục này chỉ xin bàn qua “Tam ban Xảo quái” mà thôi.
Gọi là “Tam ban Xảo quái” là vì đây là trường hợp “Tam ban quái” kỳ diệu và hiếm có nhất, và do đó cũng là cách cục quý giá và tốt đẹp nhất trong mọi cách cục của Huyền không Phi tinh. Nó chỉ xuất hiện khi các vận-sơn-hướng tinh tại mỗi cung kết hợp thành 1 trong 3 cặp số: 1-4-7, 2-5-8, 3-6-9. Điều kiện tiên quyết là tất cả các cung phải có 1 trong 3 cặp số này, tức là toàn bàn đắc Tam ban quái thì mới được coi là đắc “Tam ban Xảo quái”.
Thí dụ: nhà tọa THÂN hướng DẦN (tức hướng 60 độ), nhập trạch trong vận 8.
Nếu lập trạch vận thì ta thấy tất cả các cung đều có 1 trong 3 cặp số 1-4-7, 2-5-8 hay 3-6-9, cho nên căn nhà này toàn bàn là cuộc Tam ban quái, và được coi là đắc “Tam ban Xảo quái”.
Vì cách cục như trên là rất hiếm, nên trong tổng số 1944 cách cục của Phi tinh thì chỉ có 16 cách là hội đủ điều kiện của “Tam ban Xảo quái” như sau:
- Nhà tọa CẤN hướng KHÔN: trong các vận 2, 5 và 8.
- Nhà tọa KHÔN hướng CẤN: trong các vận 2, 5 và 8.
- Nhà tọa DẦN hướng THÂN: trong các vận 2, 5 và 8.
- Nhà tọa THÂN hướng DẦN: trong các vận 2, 5 và 8.
- Nhà tọa SỬU hướng MÙI: trong các vận 4 và 6.
- Nhà tọa MÙI hướng SỬU: trong các vận 4 và 6.
Đối với Huyền không Phi tinh, những nhà đắc “Tam ban Xảo quái” được coi là kỳ diệu, vì chẳng những là mỗi con số được cách nhau 3 số, “giống như 1 chuỗi ngọc đính liền nhau, (thuận hay nghịch đều cách 3), hoàn toàn tự nhiên, không chút gượng ép” như Trạch vận Tân án đã nói, mà còn vì trong 3 cặp số đó, mỗi cặp đều có 1 số tiêu biểu cho Thượng Nguyên – Trung Nguyên – Hạ Nguyên. Như 1-4-7 thì 1 là số của Thượng nguyên, 4 là số của Trung nguyên, 7 là số của Hạ nguyên. Với cặp 2-5-8 thì 2 là số của Thượng nguyên, 5 là số của trung nguyên, 8 là số của Hạ nguyên. Với cặp 3-6-9 thì 3 là số của Thượng nguyên, 6 là số của Trung nguyên, 9 là số của Hạ nguyên. Các số 1-4-7 lại đều là những số khởi đầu của Tam nguyên, 2-5-8 đều là những số giữa, 3-6-9 đều là những số cuối, nên vừa có thể làm cho tương thông (hay thông khí) hết cả 3 Nguyên, lại vừa không bị rối loạn hoặc pha tạp. Những cặp số có thể làm thông khí cả Tam Nguyên há không phải là lâu dài hay sao? Lại không bị rối loạn hoặc pha tạp, há không phải là quý khí hay sao? Cho nên những nhà đắc được cuộc “Tam ban Xảo quái” chẳng những vận khí sẽ rất lâu dài trong suốt Tam Nguyên Cửu Vận, mà vì còn đắc quý khí, nên nếu biết cách xử dụng thì dòng họ đời đời sẽ phú quý, danh gia vọng tộc. Nếu không biết cách xử dụng thì cũng chỉ bình thường, thậm chí có thể mang lấy nhiều tai họa tùy theo từng trường hợp.
Những trường hợp Tam Ban Quái phát sinh tai họa
Tuy một số nhà đắc cách “Tam ban Xảo quái” chẵng những đã không gặp được điều gì tốt lành, lại bị nhiều tai họa liên tiếp xảy ra, hại người tốn của... là do những nguyên nhân sau đây:
1) Nhà thường chỉ có cửa trước, chứ không có cửa sau. Lý do là vì những nhà đắc “Tam ban Xảo quái” hầu như bao giờ cũng gặp trường hợp “Thượng Sơn, Hạ Thủy”, vượng tinh của Hướng sẽ tới phía sau nhà, còn vượng tinh của Sơn sẽ tới phía trước. Nếu phía sau nhà không có cửa hoặc hồ tắm... thì vượng tinh của Hướng đã bị “Thượng Sơn”, nên tài lộc sẽ gặp nhiều khó khăn, bế tắc. Nếu như phía trước nhà đã có cửa mà còn trống, thoáng, thì vượng tinh của Sơn đã bị “Hạ thủy”, chủ phá bại về nhân đinh. Đó là chưa kể trong 16 cách cuộc đắc “Tam ban Xảo quái” thì đa số lại còn bị Phản-Phục Ngâm, nên làm sao tránh được tai họa? Cho nên tối thiểu là nhà phải có cổng, cửa, hay thủy tại khu vực có vượng khí của Hướng tinh, dùng cách “Nhất chính đương quyền” để hóa giải những cuộc “Thượng Sơn, Hạ Thủy” và Phản-Phục ngâm thì mới có thể tránh được tai họa (nên nhớ là cách “Thượng Sơn, Hạ Thủy” của Phi tinh chỉ là về hình thức, tức là vì Hướng tinh chiếu tới phía sau nhà, nên trên danh nghĩa thì nó đã bị “lên núi” tức “Thượng Sơn”. Nhưng nếu phía sau nhà có thủy hoặc cửa ra vào thì nó đã “gặp nước”, nên biến thành cách “Đáo Hướng”, chứ không còn là cách “Thượng Sơn” nữa. Tương tự với Sơn tinh tới hướng trên danh nghĩa là “Hạ Thủy”, nhưng nếu phía trước có núi hay nhà cao thì Sơn tinh đã “gặp núi”, nên lại biến thành cuộc “Đáo Sơn”. Còn về Phản-Phục ngâm thì chúng chỉ gây tai họa trong trường hợp là khí suy, tử mà thôi. Nên nếu phương có vượng khí mà có cửa hoặc sông hồ... thì cái họa do Phản-Phục ngâm cũng không còn nữa).
2) Phía sau nhà đã không có cửa, lại còn có núi cao hay nhà cao. Phía trước nhà đã có cửa, lại còn thêm trống, thoáng thì tai họa càng nặng.
3) Nếu đã phạm các điều ở trên, mà hướng nhà lại kiêm nhiều, vị trí cửa, bếp, bàn thờ... còn phạm Không vong thì tai họa càng nghiêm trọng.
4) Phía sau nhà đã không có cửa hay thủy, còn cửa trước tuy không nằm ngay đầu hướng, nhưng lại nằm trong 1 khu vực làm tiết thoát nguyên khí của hướng tinh nơi đầu hướng (tức Hướng tinh ở hướng phải sinh cho Hướng tinh nơi cửa) thì cũng gặp nhiều tai họa.
5)Những nhà tuy phía sau có cửa, nhưng lại bị nhà hàng xóm cao hoặc áp sát, phía trước tuy không có cửa, nhưng có sân trống hay thủy... thì cũng vẫn là cách cục phá bại và gặp nhiều tai họa.
Gần đây, có 1 số nhà Phong thủy lại cho rằng những nhà đắc “Tam ban Xảo quái” cần phải vuông vức, để tất cả các cung của Bát quái đều nằm gọn trong căn nhà và chiếm 1 phần bằng nhau, chứ không thể có cung nào bị lọt ra ngoài nhà hay chiếm 1 phần quá ít so với những cung khác!!! Họ cho rằng chỉ có những nhà như thế mới phát phúc, lộc, còn những nhà không vuông vức thì sẽ gặp nhiều tai họa. Tuy nhiên, nếu gặn hỏi lý do thì họ thường chỉ trả lời được rằng nếu các cung không đồng đều, hay có 1, 2 cung lọt ra ngoài cửu cung thì Tam ban quái sẽ không đầy đủ, nên khí sẽ “không thông” mà gây ra tai họa. Nhưng thật ra nếu xét kỹ “tiêu chuẩn” này thì có thể nhận thấy là ngay chính họ cũng không biết lý do tại sao những nhà đắc “Tam ban Xảo quái” mà cũng vẫn bị họa, nên mới đưa ra “tiêu chuẩn” nhà cần vuông vức. Và vì không tìm được lý do giải thích, cho nên họ mới xoay sang “kết hợp” đủ mọi lý thuyết khác để tìm câu giải đáp như sau:
- Về hình cục loan đầu: thì những gì vuông vức đều được coi là tốt đẹp, làm cho khí lưu thông điều hòa, còn những gì méo mó, lệch lạc đều bị coi là xấu, là làm cho khí bị bế tắc hoặc trì trệ, thiên lệch... mà làm hỏng cuộc “Tam ban Xảo quái”.
- Về vận khí: hầu hết các cuộc đắc “Tam ban Xảo quái” đều xuất hiện trong các vận 2, 5, 8 tức là Thỗ vận, nên nếu nhà vuông vức thì tướng nhà sẽ hợp với nguyên vận (hình vuông thuộc Thổ) mà làm cho tốt đẹp.
- Về phương vị: vì chỉ có những nhà nằm trong tọa hướng CẤN-KHÔN, KHÔN-CẤN (tức trục ĐÔNG BẮC –TRUNG CUNG - TÂY NAM) là đắc “Tam ban Xảo quái”, mà Ngũ hành của trục này đều thuộc Thổ, cho nên hình dáng của căn nhà mới “cần” vuông vức để hợp với Ngũ hành của tọa-hướng và trung cung mà giúp cho thông khí hoặc tăng thêm cái tốt, chế hóa được cái xấu...
Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều nhà đắc “Tam ban Xảo quái”, lại vuông vức nhưng vẫn gặp tai họa như 1 số trường hợp dưới đây:
- Trường hợp 1: nhà tọa SỬU hướng MÙI (210 độ), nhập trạch trong vận 6 (1965). Nhà hình chữ nhật, chiều dài của mặt tiền là 9m, chiều sâu 4m 5, có cửa trước tại khu vực phía TÂY NAM, cửa hông tại khu vực phía TÂY. Phía sau không có cửa, chỉ có nhà hàng xóm áp sát ngay sau tường.
Nếu lập tinh bàn thì thấy có vượng khí Lục bạch của Hướng tinh tới phía sau, cửa trước có hướng tinh Cửu Tử, cửa hông có Hướng tinh Ngũ Hoàng. Sau khi vào ở được 2 năm thì người ông nội mất, sau đó 8 năm thì người cha mất (lúc đó mới có 49 tuổi). Về kinh tế thì gia cảnh ngày 1 túng thiếu, trong nhà luôn có người bệnh hoạn.
- Trường hơp 2 (trong Trạch vận Tân án, trang 412): nhà tọa MÙI hướng SỬU kiêm KHÔN-CẤN 3 độ (tức hướng 33 độ), nhập trạch năm CANH NGỌ (1930, tức thuộc vận 4). Trong sách không nói kích thước bao nhiêu, nhưng theo hình vẽ thì nhà hình vuông. Phía sau không có cửa, ở hướng cũng không có cửa, chỉ có 1 cửa duy nhất nằm tại phương KHẢM để ra, vào mà thôi.
Nếu lập tinh bàn thì thấy vượng khí của Hướng tinh tới phía sau, phía trước có hướng tinh Nhất bạch, nơi cửa ra vào có Hướng tinh Tam bích. Nhà này sau khi vào ở làm ăn thất bại, hao tài tốn của, xung đột với khách hàng, lại còn bị thầy Phong thủy tiên đoán “sẽ có giặc cướp đến quấy nhiễu, hoặc bị kẻ xấu vu khống khiến phải hao tổn nhiều tiền của”, nên khuyên 1 là làm cửa và đường đi thông phía sau, 2 là “tìm ngay 1 căn nhà khác để thuê và chuyển đến sẽ tránh được tổn thất”.
- Trường hợp 3 (cũng trong Trạch vận Tân án, trang 202): nhà của 1 đại phú gia, xây dựng vào vận 2, tọa CẤN hướng KHÔN (tức hướng TÂY NAM – 225 độ). Đây là 1 dinh thự “có quy mô hùng tráng, trông như lâu đài vua chúa”. Nhà có cổng, cửa ra vào tại khu vực phía NAM, phía sau (tức khu vực ĐÔNG BẮC) có biển mênh mông.
Nếu lập tinh bàn thì sẽ thấy phía ĐÔNG BẮC đắc vượng khí Nhị Hắc, phía NAM đắc sinh khí Tam bích, nên tuy trong sách không vẽ hình dáng ra sao, nhưng trong vận 2, vượng khí chiếu đến phía ĐÔNG BẮC, mà nơi này có đại thủy mênh mông, nên “phát đạt vô hạn, tiến triển mạnh mẽ, có thể nói là nhà phát phúc duy nhất trên quần đảo”. Qua vận 3, hướng tinh Nhị Hắc tuy đã biến thành thoái khí, nhưng cửa khẩu nơi phía NAM lại đón được vượng khí, nên “vẫn tiếp tục phát triển thịnh vượng như vận trước”. Cuối vận 3, vượng khí đã hết, công việc làm ăn gặp thất bại nặng, sự nghiệp trong phút chốc ra tro, chủ nhân đau buồn mà chết. Nhìn vào trạch vận này, Thẩm điệt Dân tiên sinh (tức con trai của Thẩm trúc Nhưng) đã từng nhận định:”Toàn bộ cục diện này hợp thành Tam ban quái, nên vận 2 đại vượng, vận 3 vẫn có lợi. Nhưng khi sắp sang vận 4 thì sẽ thất bại nặng, chỉ e còn có tai họa khác đáng sợ hơn”.
- Trường hợp 4: nhà tọa KHÔN hướng CẤN kiêm THÂN-DẦN 5 độ (tức hướng ĐÔNG BẮC – 50 độ). Xây trong vận 8, vào ở từ đầu năm 2006, nhà trên tầng thứ 5 của 1 chung cư lớn. Cầu thang chung của tầng lầu nằm tại khu vực phía ĐÔNG NAM (so với căn hộ), từ đó đi vòng ra khu vực phía ĐÔNG rồi tới phía ĐÔNG BẮC trước nhà. Cửa trước nằm trong 2 cung SỬU-CẤN (đều thuộc ĐÔNG BẮC), cửa sau ra ban công (balcony) nằm trong khoảng giữa 2 cung KHÔN-ĐOÀI (nhưng chủ yếu tại KHÔN). Bếp nằm tại khu vực phía BẮC. Nhà này khá vuông vức, chiều dài 9m, chiều rộng 7m.
Nếu lập tinh bàn của căn nhà thì thấy phía ĐÔNG NAM có 4-1 đồng cung, nơi đó có cầu thang chung cho cả tầng lầu nên động khí mạnh, chủ người trong nhà có bằng cấp, công việc và tài lộc ổn định. Cửa sau đắc vượng khí Bát bạch, nhưng vì không có đường dẫn khí nên chỉ tạm được chứ không tốt lắm. Cửa trước gặp hướng tinh Ngũ Hoàng nên chủ tai họa, bệnh tật. Bếp nằm nơi phía BẮC có hướng tinh Thất xích nên khí huyết kém, có tai họa về đường con cái. Chính vì vậy mà sau khi vào ở thì người vợ mắc bệnh về khí huyết và bị hư thai.
Qua 4 trường hợp trên, ta thấy ngay cả đối với những nhà đắc “Tam ban Xảo quái” thì họa, phúc vẫn là do cổng, cửa hay những phương vị có sơn-thủy... quyết định, chứ không phải là do nơi hình dạng của căn nhà có vuông vức hay không. Ngay cả trong trường hợp 3 tuy không biết hình dạng căn nhà như thế nào, nhưng nếu nó thiên lệch thì tại sao trong vận 2 và 3 vẫn vượng phát, cực thịnh 1 thời? Còn nếu nó vuông vức thì tại sao khi sắp qua vận 4 cơ nghiệp lại hóa thành tro, bụi? Cho nên nguyên do tạo ra họa, phúc cũng vẫn là cổng, cửa và những phương vị có Son, Thủy... mà thôi. Ngoài ra, có 1 vài trường hợp nhà đắc “Tam ban Xảo quái” cũng đòi hỏi nhà cần vuông vức, nhưng là để thỏa mãn những yếu tố khác, chứ hoàn toàn không liên quan gì tới cách cục này cả. Sau cùng, tuy trong lý thuyết thường nói những nhà hay mộ đắc cách này đều sẽ được “thông khí” và phát suốt Tam Nguyên Cửu Vận, nhưng thật ra muốn đạt được sự “thông khí” thì cần phải thỏa mãn 1 số điều kiện cần thiết thì phúc lộc mới được trường cửu, lâu dài.
Phong thuỷ Huyền Không Học - Thẩm Trúc Nhưng
Theo nguồn: phongthuyhuyenkhonghoc.com