tư vấn bao la vạn sự

Phép tìm Mộ thất lạc

Where you can buy Louis Vuitton Replica :

hermes evelyne replica fake louis vuitton tas kopen replica Louis Vuitton supreme Backpack louis vuitton backpack replica zaino louis vuitton falso replica louis vuitton hobo fake chanel wallet louis vuitton shoes replica gucci replica 1:1 replica chanel wallet louis vuitton district pm replica louis vuitton wallet replica hermes belt replica replica lv australia replica goyard replica goyard Louis Vuitton wallet replica fake lv man bag chanel backpack replica louis vuitton messenger bag replica louboutin pas cher louboutin pas cher chanel bag replica louis vuitton imitazioni hermes belt replica gucci replica replica Louis Vuitton shoes louis vuitton district pm replica Replica Fendi Backpacks borse false louis vuitton napoli replica louis vuitton wallet 1:1 replica cartier love bracelet louis vuitton tasche gefalscht kaufen replica louboutin cartier love bracelet replica Borse Louis Vuitton false dove trovarl louboutin pas cher Louis Vuitton Replica replica goyard dior tasche replica chanel imitazioni perfette van cleef replicaa replica gucci shoes cartier schmuck replica deutschland borse gucci imitazioni Louis Vuitton Taschen replica chanel shoes replica handbags replica Australia cartier love imitazione zaino louis vuitton falso

Hành trình tìm lại những liệt sĩ anh hùng – sự thật và huyền thoại

Cập nhật : 05/07/2014
Thấu hiểu nỗi đau của gia đình và đáp ứng lòng mong mỏi của hàng triệu độc giả trân trọng tài năng của Nam Cao, đầu năm 1996, một chương trình mang tên “Tìm lại Nam Cao” đã được Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Việt Nam tổ chức với quy mô chưa từng có gồm 35 đơn vị tham gia như Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội, Hội Nhà văn Việt Nam, Báo Nhân dân. Đáng chú ý nhất là có sự góp mặt của 7 nhà ngoại cảm mà Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA) đã đứng ra mời họ tham gia chương trình “Tìm lại Nam Cao”.


 
Hành trình tìm lại những liệt sĩ anh hùng – sự thật và huyền thoại

Kỳ 1: Hành trình tìm kiếm hài cốt Nhà văn - LS Nam Cao Sau 47 năm, nhà văn Nam Cao trở về đất mẹ

Thứ Hai, 27/06/2011 16:20

 

LTS: Tiếng súng đã tắt trên mảnh đất này vừa chẵn 35 năm, nhưng nỗi đau chiến tranh không chỉ là những tiếng vọng mà vẫn còn hiện hữu. Đất đã lên xanh, vết thương cũng đã lành trên da thịt, song nỗi đau, niềm day dứt vẫn canh cánh trong lòng đồng đội và thân nhân của hàng triệu liệt sĩ. Hơn 30 năm qua, Đảng, Nhà nước và Quân đội thực sự đã làm rất nhiều, rất nhiều để tìm lại hình hài những người anh hùng, vì khốc liệt chiến tranh còn phải nằm lại hoang lạnh nơi rừng thiêng núi thẳm. Vẫn biết đâu cũng là đất mẹ, vẫn biết các liệt sĩ đã hy sinh vì nước thì đâu có xá gì nắm xương tàn, nhưng người ta vẫn đi tìm. Con tìm cha, vợ tìm chồng, đồng đội tìm nhau. Tìm để làm yên lòng người sống, tìm để an ủi hương linh người đã khuất, tìm để cho con cháu đời sau thấm thía đạo lý của dân tộc: uống nước nhớ nguồn. Họ vẫn đi tìm.

 

Có những việc mà sức người dường như không kham nổi. Cho đến thời điểm này, vẫn còn tới hơn 300.000 liệt sĩ chưa tìm thấy tung tích, nhiều người vẫn nằm dưới tấm bia “Liệt sĩ vô danh” trong các nghĩa trang. Thời gian càng lùi xa, ký ức càng xóa nhòa, địa hình địa vật càng thay đổi, việc tìm lại các anh càng trở nên khó khăn. Thế nhưng, cuộc tìm kiếm những con người đã trở thành huyền thoại vẫn chưa bao giờ dừng lại. Nhiều điều kỳ diệu đã xảy ra, nhiều kết thúc có hậu đã đến với những cuộc tìm kiếm tưởng chừng như vô vọng. Nhiều câu chuyện dường như chỉ có thể lý giải bằng hai chữ “niềm tin”. Chính vì niềm tin ấy mà chúng ta vẫn tiếp tục đi tìm.

 Trong những câu chuyện mà chúng tôi chia sẻ với bạn đọc sau đây, có nhiều điều chưa thể lý giải được một cách rõ ràng bằng khoa học đương đại. Điều này chúng tôi xin phép không bình luận thêm. Chỉ xin nói rằng, câu chuyện dù khó tin đến đâu, cũng được ghi chép từ lời kể của những người trong cuộc. Có thể do cảm xúc, do cách nhìn mà lời nói của họ phủ đôi chút huyền hoặc lên những tình tiết được kể lại. Điều đó đối với bạn đọc, có lẽ có thể hiểu và thông cảm được. Bởi quan trọng là sự trở về có thực của những liệt sĩ, những người con anh hùng của dân tộc.

 Trong quá trình hoàn thành loạt bài này, chúng tôi đã được sự giúp đỡ của Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam và cung cấp tư liệu, làm cầu nối thông tin của các cán bộ thuộc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA), cũng như thân nhân các liệt sĩ. Như một lời cảm ơn tới họ, một nén tâm hương dâng lên bàn thờ các hương linh liệt sĩ, chúng tôi xin chuyển tới quý bạn đọc loạt bài “Hành trình tìm lại những liệt sĩ anh hùng - sự thật và huyền thoại”.

 Tháng 11-2011 là dịp kỷ niệm tròn 60 năm ngày nhà văn - liệt sĩ Nam Cao ngã xuống. Kể lại với bạn đọc hành trình “tìm lại Nam Cao”, chúng tôi xin dâng nén tâm hương lên bàn thờ ông, người đã sáng tạo ra những Chí Phèo, Thị Nở, Lão Hạc và cả một khung cảnh làng quê Việt Nam đầu thế kỷ, vừa nên thơ, vừa da diết.

 

Thất lạc hài cốt vì 3 lần chuyển nghĩa trang

 

Lúc sinh thời là một nhà văn hiện thực hàng đầu, nhưng sự hy sinh và đặc biệt là hoàn cảnh “trở về” của liệt sĩ - nhà văn Nam Cao lại nhuốm màu huyền thoại. Theo các đồng đội cũ và gia đình kể lại, Nam Cao đã tích cực tham gia cách mạng ngay từ những ngày đầu khởi nghĩa. Năm 1945, ông tham gia cướp chính quyền ở Phủ Lý Nhân và được cử làm Chủ tịch xã chính quyền mới ở địa phương. Năm 1946, Nam Cao ra Hà Nội làm Thư ký toà soạn của Tạp chí Tiên phong, sau đó ông tham gia đoàn quân Nam Tiến với tư cách phóng viên.

 Cuối năm 1946, ông về công tác ở Ty Văn hoá Hà Nam và phụ trách tờ Giữ nước và Cờ chiến thắng của Hà Nam. Năm 1947, Nam Cao lên Việt Bắc làm phóng viên Báo Cứu quốc. Nhật ký ở rừng được viết trong những tháng, năm này... Năm 1948, Nam Cao vào Đảng. Đây cũng là thời kỳ sáng tác sung sức của ông với hàng loạt tác phẩm viết về thực tế lao động và chiến đấu. Với phong cách của một nhà văn hiện thực, ông luôn có mặt ở những nơi đầu sóng ngọn gió, từ Tây tiến, chiến dịch Biên giới tới vùng địch hậu. Tháng 5-1951, Nam Cao và Nguyễn Huy Tưởng về dự Hội nghị văn nghệ Liên khu 3, sau đó hai nhà văn cùng vào công tác khu 4. Nam Cao trở ra tham gia đoàn công tác thuế nông nghiệp, vào vùng địch hậu khu 3. Ông có ý định kết hợp lấy thêm tài liệu cho cuốn tiểu thuyết sẽ hoàn thành.

 Ngày 28-11-1951 (có tài liệu nói là ngày 30-11), Nam Cao hy sinh. Ông Trần Hữu Đạt, em trai nhà văn (hiện vẫn sinh sống tại quê nhà) kể lại, đoàn công tác hôm đó có 4 người và một chèo đò, không ai có vũ khí, không có ai bảo vệ. Lúc đò chèo qua cánh đồng chiêm ngập nước thì bị biệt kích Tây vây bắt. Anh chèo đò chạy thoát, 4 người còn lại bị địch đưa về nhà thờ Miễu Giáp (Ninh Bình). Ngày hôm sau chúng đưa ra bắn rồi lấp chung một hố trước nhà thờ.

 Đêm đến du kích vào đưa ra nhận diện từng người rồi chôn ở làng Vũ Đại. Hòa bình lập lại, mộ ông được đưa về nghĩa trang xã, đến lúc thành lập nghĩa trang huyện Gia Viễn, mộ dời tiếp. Khi sáp nhập hai huyện Gia Viễn và Nho Quan thành huyện Hoàng Long, mộ cải táng về Hoàng Long. Năm 1955 tách huyện, mộ lại trở về Gia Viễn. Dù học sinh cấp 2 được cử di chuyển mộ đã đánh dấu từng bọc hài cốt bằng bút mực và phấn, nhưng do tự lái đò, rồi gặp cơn mưa to, những dòng chữ đó phai, thuyền lật làm đổ và xáo trộn hài cốt của 3 đồng chí. Hàng loạt chuyện hy hữu đã khiến 3 liệt sĩ không còn tên và chỉ được đánh số thứ tự. Bà Trần Thị Hồng, con gái nhà văn cho biết thêm, khi cha bà hy sinh, mẹ bà vừa từ nơi tản cư bồng bế bốn đứa con trở về quê đang là vùng địch chiếm đóng. Các con còn nhỏ dại, nỗi lo cơm áo và giặc dã làm bà không còn sức lực để lo cho cha được nữa. Đến khi con cái trưởng thành, mẹ bà luôn băn khoăn day dứt về việc chưa tìm được mộ chồng.

 Thấu hiểu nỗi đau của gia đình và đáp ứng lòng mong mỏi của hàng triệu độc giả trân trọng tài năng của Nam Cao, đầu năm 1996, một chương trình mang tên “Tìm lại Nam Cao” đã được Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Việt Nam tổ chức với quy mô chưa từng có gồm 35 đơn vị tham gia như Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội, Hội Nhà văn Việt Nam, Báo Nhân dân. Đáng chú ý nhất là có sự góp mặt của 7 nhà ngoại cảm mà Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA) đã đứng ra mời họ tham gia chương trình “Tìm lại Nam Cao”.

 

Về lại vườn xưa

 

Đứng trước nghĩa trang bạt ngàn ngôi mộ không tên, những người tham gia chương trình đứng trước một nan đề, làm sao xác định nơi hài cốt của nhà văn đang nằm trong số hàng trăm nấm mộ liệt sĩ vô danh. Ông Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc UIA kể lại: “Khi đó, chúng tôi đã tập hợp 7 nhà ngoại cảm, mang ký hiệu từ NC 01 đến NC 07. Tư liệu duy nhất cung cấp cho mỗi một nhà ngoại cảm là tấm ảnh nhà văn Nam Cao. Họ làm việc độc lập bằng khả năng riêng của mình. Các kết quả được niêm phong, sau đó tổng hợp để phân loại. Những thông tin có chỉ số trùng lặp cao được gọi là thông tin có chỉ số huyền thông giao thoa. Sau hơn một tuần làm việc, chúng tôi đã tổng hợp và phân loại thông tin. Thông tin mờ nhạt dùng làm nền, bổ sung cho thông tin rõ nét”. Và quả thực, độ hội tụ của các thông tin thu được làm mọi người bất ngờ.

 Nhà ngoại cảm ký hiệu NC 01 (sau này được biết là nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng) viết trong phong bì của mình: “Hiện tại mộ phần của liệt sĩ Nam Cao được quy tụ về nghĩa trang liệt sĩ của địa phương, nơi ông đã hy sinh. Nơi ông nằm là một cánh đồng ven đường trục liên huyện, đi qua một cái cầu xi măng nhỏ. Phần mộ của ông vẫn vô danh, không có thay đổi gì sau 45 năm. Số mộ của ông trùng lặp với số tuổi đời của ông khi ông hy sinh, chỉ khác là số mộ có thêm số 0 ở giữa. Trong mộ đó có thêm vài cái xương của người bạn xấu số của ông nhưng chỉ là vài cái rất nhỏ, không đáng kể”.

 Và thông tin trong phong bì của nhà ngoại cảm có ký hiệu NC 02: “Mộ của nhà văn Nam Cao đã được vào nghĩa trang Gia Viễn - Ninh Bình. Khi đi vào nghĩa trang của ông phải qua cây cầu nhỏ… Ông hy sinh khi ông định vượt sông, ông bị phục kích và ông bị thương vào vùng ngực là chủ yếu. Ông bị mất nhiều máu mà hy sinh chứ không phải hy sinh ngay. Trong mộ của Nam Cao còn bị lẫn xương của một người khác. Còn ngôi mộ ở hàng số 2 ngôi thứ 8 là mộ của anh Thao, người chỉ huy nhóm ông. Hàng thứ 4 ngôi số 7 là của liệt sĩ quê ở Thanh Hóa không còn thân nhân nữa”. Trong đáp án của nhà ngoại cảm NC 03 có thông tin: “tìm 1 được 3”. Theo nhà ngoại cảm này giải thích, cùng hy sinh với nhà văn Nam Cao có liệt sĩ Nguyễn Văn Thao quê ở Thái Bình và liệt sĩ Nguyễn Văn Yêng quê ở Hà Nam. (Về sau Ủy ban tỉnh Thái Bình đã xác nhận thông tin về liệt sĩ Nguyễn Văn Thao, có vợ là Nghị và con gái là Thảo, đúng như thông tin mà các nhà ngoại cảm cung cấp).

 Tháng 11-1996, đoàn đi thực địa gồm gia đình nhà văn cùng 4 nhà ngoại cảm là Trần Ngọc Kiệm (Nam Định), Phan Thị Bích Hằng, Thẩm Thúy Hoàn và Doãn Phú (đều ở Hà Nội) do họa sĩ Trịnh Yên làm Trưởng đoàn, lên đường đi “tìm lại Nam Cao”. Ngày 24-11-1996, tại Hội trường UBND huyện Gia Viễn (Ninh Bình), trước đông đảo đại diện cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, các thành viên của chương trình “Tìm lại Nam Cao”, thân nhân gia đình nhà văn Nam Cao và một số cơ quan thông tấn, báo chí, truyền hình... các nhà ngoại cảm lần lượt thông báo các thông tin đã nhận được của mình. Sau đó, tất cả mọi người đến thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ huyện Gia Viễn, dâng hoa, thắp hương trên Đài tưởng niệm Tổ quốc ghi công và thắp hương trên các mộ liệt sĩ; đồng thời đối chiếu những thông tin do các nhà ngoại cảm cung cấp với thực tế tại nghĩa trang. Bà Trần Thị Hồng nhớ lại: “Khi đó qua sự chỉ dẫn của các nhà ngoại cảm, cùng sự mách bảo của một nhà khoa học trước đây thì hài cốt cha tôi được nghi vấn ở một trong hai ngôi mộ 305 hoặc 306 tại nghĩa trang. Tuy nhiên lại nảy sinh một vấn đề. Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội yêu cầu chỉ được khai quật một ngôi mộ thôi, tùy gia đình lựa chọn. Sau khi bàn bạc, gia đình xin cất bốc mộ số 306”.

 Bà Hồng vẫn còn nhớ như in quá trình cất mộ nhà văn Nam Cao. Rạng ngày 8-1-1998, nắp tiểu được mở ra, điều rất lạ là hai hàm răng của nhà văn còn nguyên vẹn, trong đó có chiếc răng nanh bị gãy một nửa. Ông Đạt nức lên, nói: "Đúng anh tôi đây rồi! Anh ơi! Các cháu lận đận tìm anh suốt mấy chục năm qua, nay thì đã gặp được anh rồi". Có mặt tại hiện trường lúc đó, Thượng tá Công an - Giám định viên pháp y Trần Đức Đĩnh ngắm nghía hộp sọ và nói: "Người liệt sĩ này rất giống bà kia" (chỉ bà Hồng). Hai con dâu của nhà văn (đều không biết mặt ông) cũng kêu lên: "Răng ông giống răng chị Hồng quá!". (Sau này, Giáo sư - Tiến sĩ Trần Mai Thiên - con trai cả của nhà văn - đi công tác nước ngoài về, khi được nhìn hài cốt của cha mình đã xúc động nhắc lại câu nói trước đây của nhà văn Nguyễn Ðình Thi rằng: “Sau này, việc nhận diện hài cốt bố cháu không khó, bởi cứ nhìn vào những nét đặc biệt trên hộp sọ rất giống cô con gái”).

 Hài cốt được đưa ngay về Viện Khoa học hình sự ở Hà Nội vào lúc 6 giờ sáng để giám định do Tiến sĩ Thầy thuốc ưu tú Trần Ðức Ðĩnh - Giám định viên trưởng tổ chức Giám định pháp y Trung ương và bác sĩ giám định viên tư pháp Ðào Quốc Tuấn tiến hành. Chỉ mấy tiếng sau, Tiến sĩ Đĩnh đã thông báo kết quả sơ bộ: "Người liệt sĩ này cao từ 1,73-1,75 mét, tuổi đời khoảng từ 35-40, hàm răng bị vổ, một chiếc răng nanh bị gãy từ trước khi mất".

 Tại Viện, Tiến sĩ Đĩnh còn cho gia đình xem hộp sọ của nhà văn, chỉ ra viên đạn găm vào còn nằm lại đó. Ông cũng mang xương đùi tìm được so vào nhau để cả nhà nhìn thấy cái dài cái ngắn (đúng như lời nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng nói). Vậy là hài cốt nhà văn - liệt sĩ Nam Cao được các nhà ngoại cảm góp sức tìm ra, đã được khoa học hiện đại xác nhận chắc chắn. Sau gần nửa thế kỷ, Nam Cao đã thực sự “trở về”.

 Sáng 18-1-1998, chương trình "Tìm lại Nam Cao" đã đưa hài cốt nhà văn về quê: xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Khi nhà văn đã về an nghỉ trên quê hương, một lần Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm tới thăm mộ ông. Sẵn có lòng mến mộ văn chương, Phó thủ tướng gợi ý với lãnh đạo tỉnh Hà Nam về việc xây dựng Nhà tưởng niệm Nam Cao, rồi ông lại trực tiếp duyệt kinh phí để tỉnh có điều kiện thực hiện. Với sự giúp đỡ tận tình của nhiều cơ quan đoàn thể, ngày 30-11-2004, Nhà tưởng niệm Nam Cao đã được khai trương vào đúng dịp kỷ niệm 53 năm ngày hy sinh của nhà văn Một lần và vĩnh viễn, ông đã trở về với làng quê, với những nhân vật mà ông đã tạo ra và trở thành bất tử.

 Minh Hải

 

Tiện ích Bambu
Tin liên quan
Bạn cần tìm kiếm?
Advert Advert2 Advert3
TextLink
BAO LA VẠN SỰ

Mobile: 0913 290 384  /  Email: tranngockiem57@gmail.com hoặc tuvan@phuclaithanh.com

Copyright © 2014   BaoLaVanSu. Thiết kế và phát triển bởi Bambu®