Xem về thần
Hình để nuôi huyết, huyết để nuôi khí, khí để nuôi thần.
ü Cho nên hình toàn thì huyết toàn, huyết toàn thì khí toàn, khí toàn thì thần toàn, đó mới hay hình nuôi được thần, nhờ về khí mà yên vậy.
ü Khí chẳng yên thì thần động mà chẳng yên, yên được thần thì duy có người quân tử.
ü Người ta lúc thức thì thần giong ở Mắt, lúc ngủ thì thần đỗ Tại tâm, vậy thì Mắt là nơi ra vào của thần, mà là cái đồ phát biểu của hình, như bóng sáng của mặt trời, mặt trăng, ngoài chiếu muôn vật, mà cái thần vẫn ở trong vầng mặt trời, mặt trăng vậy.
ü Mắt sáng thì thần trong, Mắt tối thì thần đục, trong thì quý, đục thì hèn, trong thì thức nhiều, ngủ ít, đục thì thức ít, ngủ nhiều, suy lúc thức, lúc ngủ, có thể biết được người sang, kẻ hèn vậy. Kìa, cái cảnh giới chiêm bao nghĩa là thần giong chơi ở lòng, mà xem thấy chỗ chơi nó xa, cũng chẳng qua trong khoảng năm tạng, sáu phủ, cùng là trong khoảng Tai Mắt trông nghe đó, cái cõi mình qua chơi và cái việc mình xem thấy, hoặc cảm với nhau mà ứng, hoặc việc nhà tới, cũng là lẻ có của trong thân mình vậy, cái sự mình xem thấy tại trong giấc chiêm bao, tức là trong thân mình, chứ chẳng phải ngoài thân mình đâu.
ü Bạch nhãn Thuyền sư bàn mộng, có năm cảnh:
ü Một cảnh linh, hai là cảnh bảo, ba là cảnh quá khứ, bốn là cảnh hiện Tại, năm là cảnh vị lai.
ü Thần thảm thì mộng sinh ra, thần tịnh thì cảnh diệt đi, này xem cái hình hoặc trong trẻo, hoặc sáng sủa, hoặc trầm trọng, là do thần phát ở trong mà hiện ra ngoài vậy.
ü Thần trong mà hoà, sáng mà suốt, là tướng phú quý đó. Lạnh mà tịnh là cái thần yên, hư mà gấp là cái thần thảm.
ü Thần chẳng nên lộ, lộ thì thần dông đi, ắt là xấu vậy.
ü Thần quý hồ ẩn, ẫn thì người ta xem thấy có lòng kính sợ, gần thì thần mừng mà tới là quý.
ü Phàm tướng, chẳng thà thần có thừa mà hình chẳng đủ, chứ chẳng nên hình có thừa mà thần chẳng đủ.
ü Thần có thừa là tướng sang, hình có thừa là tướng giầu.
ü Thần chẳng nên kinh, kinh thì tổn thọ, thân chẳng nên cấp, cấp thì nhiều lầm.
ü Lại còn nên xem tướng khí thức người ta:
ü Khí rộng thì dung được người, mà đức mới lớn, thức cao thì hiểu được lẽ, mà lồng mới kinh.
ü Khí nông, thức thấp, dầu có thừa của cũng chẳng khỏi là tiểu nhân vậy.