Phép Xem Tên , Đặt Tên

Xem & Đặt Tên

Cập nhật : 05/07/2014
Xem & Đặt Tên

HƯỚNG SUY NGHĨ ĐẶT TÊN

 
1- Đặt tên theo âm điệu.

          Tên (âm Hán Việt là Danh) vốn được kết hợp từ một trong sáu cách tạo chữ Hán là "hội ý", có ý nghĩa là: Trời tối, tôi không thấy anh, anh không thấy tôi, lúc vấp vào nhau mới dùng miệng nói tên mình ra, mới biết đối phương là ai. Điều này yêu cầu tên phải rõ ràng. Ngoài yêu cầu cơ bản đó ra, họ tên phải có nhịp điệu tiết tấu hay, nghe lọt tai.

Âm của tên phải rõ ràng. Để người nghe hiểu được luôn, đó là yêu cầu tối thiểu, nếu không chức năng giao tiếp của tên không được vận dụng tốt. Do vậy khi đặt tên cần tránh những âm câm, dễ lẫn, khi ghép giữa các từ cũng cần chú ý không để gây ra hiện tượng này.

Một cái tên rõ ràng sẽ tạo cảm giác đó là người tự tin đầy sức sống, tính cách kiên nghị, vững chắc, tấm lòng rộng mở. Nguyễn Văn Linh, âm cuối rộng mở, vần bằng lại làm cho âm bình ổn chắc chắn, làm người ta liên tưởng đến cử chỉ lịch thiệp khoáng đạt.

Một trong những đặc điểm của Tiếng Việt là âm điệu, khi viết thơ rất phải chú trọng, đặt tên cũng không ngoại lệ. Chính vì yêu cầu này mà khi đặt tên cần chú ý đến các yêu cầu sau:

Một là phải chú ý đến thanh điệu, một cái tên nghe có hay không chính là sự kết hợp của thanh điệu. Thông thường họ tên không nên dùng một thanh điệu. Theo thống kê của chúng tôi, có thể chia thành 4 loại sau:

Một là ba từ cùng âm, đọc mất sức mà lại đơn điệu, ví dụ Lê Huy Liêm, Trần Hoàng Hà;

Hai là hai từ gần nhau cùng thanh điệu (tức là hai từ trước hoặc 2 từ sau) đọc dễ nghe hơn, ví dụ Trần Hùng Phú, Nguyễn Nhật Lệ, Nguyễn Gia Linh;

Ba là cả 3 từ đó có thanh điệu khác nhau, ví dụ Nguyễn Mạnh Linh, Tô Thị Hằng, Đậu Tuấn Anh, Nguyễn Quốc Hùng. Loại thức 3 và thứ 4 có hiệu quả như nhau, bởi tuy có 2 từ cùng thanh điệu, nhưng không gần nhau nên tạo ra sự khác biệt. Tên theo kiểu này dễ đọc dễ nghe, theo kết quả thống kê.

Loại

3 từ cùng thanh điệu

2 từ gần nhau cùng thanh điệu

Từ đầu và cuối cùng thanh điệu

3 từ khác thanh điệu

Tỷ lệ

5.45%

36.36%

14.54%

43.64%

 

Loại 2 và 4 có tỷ lệ đa số, sau đó là loại 3, loại thứ nhất rất ít và thường là thanh bằng (không dấu). Điều này cho thấy khi đặt tên vô hình trung người ta đã phần nào tuân thủ quy tắc thanh điệu.

Ngoài ra nếu họ kép mà mình thanh điệu (Âu Dương), nếu đặt tên đơn thì tên đó cần khác thanh điệu; nếu đặt tên kép, từ đầu tiên không nên cùng thanh điệu với họ. Còn nếu họ kép là khác thanh điệu (Tôn Thất, Tôn Nữ) thì không phải chú ý.

Hai là phải chú ý đến âm điệu. Mấy phụ âm giống nhau sẽ khó đọc, tốn sức và bất tiện, ví dụ Trần Thuý Toàn ... tốt nhất không nên để xảy ra trường hợp này.

2- Đặt tên theo âm tiết.

Ngôn ngữ là công cụ giao lưu, chữ viết được đọc ra sẽ có các âm khác nhau. Có từ đọc lên nghe rất vui tai, có từ thì líu lưỡi, khó nghe. Do vậy khi đặt tên phải chú ý đến phát âm của từ. Chỉ để ý đến ý nghĩa của từ thôi thì chưa đủ, khi đặt tên còn phải chú ý đến phát âm của họ tên, để khi đọc họ tên sẽ thấy dễ nghe. Để làm được như vậy cần làm cụ thể như sau:

(1) Tránh những âm dễ gây nhầm lẫn.

Tiếng Việt khá phong phú, một từ đa nghĩa được nhiều từ đồng âm khác nghĩa, chẳng hạn "Chinh" với "Trinh", "Chân" với "Trân", "Tư" với "Tử". Nếu đặt tên có ngụ ý hay nhưng dễ gây hiểu lầm thậm chí làm mất mặt, sẽ làm bản thân người đó khó xử. "Dương Thuỷ" dễ bị hiểu lầm là "Dương Xỉ", "Phi Hùng" thành "Phi Hành", "Yến Trinh" thành "Yến Chinh", "Ngô Liêm" thành Vô Liễm (mất mặt ) ... Vì thế khi đặt tên cần phải hết sức chú ý.

(2) Tránh dùng từ khó đọc

Có những từ khó đọc, tốn sức. Họ tên là một loại ký hiệu trong giao tiếp, nếu khó đọc sẽ làm người ta chán ghét, ví như Châu Trang, Phạm Phương Phú ... Tuy những tên quái lạ này rất ít khi lặp, nhưng tạo ra cảm giác không thông suốt, khó tiếp thu, do vậy không nên sử dụng.

(3) Nên chú ý đến vần

Mọi người thích đọc thơ lục bát, thơ Đường là ngoài nội dung sâu sắc, phong phú chúng còn có vần hay. Cùng chỉ là vài từ, nếu biết kết hợp sẽ dễ nghe, còn không rất khó lọt tai. Mọi người thích những loại thơ trên vì chúng rất chú trọng đến vần điệu.Yêu cầu về đặt tên có vần điệu là:

(3.1) Cố tránh cùng phụ âm. Nếu họ tên có cùng phụ âm, đọc sẽ thấy không hay, hay líu lưỡi. Thanh Thuỷ có hai chữ "Th" nên không hay; Phạm Phương Phú có ba chữ "Ph" nghe càng chán, đọc rất khó nghe.

(3.2) Tránh nguyên âm giống nhau. Họ tên mà các nguyên âm giống nhau cũng làm người nghe khó chịu, ví dụ Trương Phương Hương, cả ba đều là vần "ương", nghe không hay hoặc Vũ Thu Phú...

(3.3) Tránh cùng thanh điệu, như Vũ Nghĩa Dũng, nghe không hay do thanh điệu không thay đổi, đọc không tự nhiên.

Âm tiết của họ tên là vấn đề rất phức tạp và không có một giáo điều nào, nguyên tắc chính vẫn là chú ý tên dễ đọc, dễ nghe, để tên gọi có tiết tấu, nhịp điệu hay.

3- Đặt tên theo mùa
.

Ngoài yêu cầu về âm tiết, trong  kho tàng ngôn ngữ dân tộc Tiếng Việt cũng như tiếng Hán Việt có những hàm nghĩa phong phú: Mỗi từ đều có cách giải thích khác nhau, căn cứ vào ý nghĩa của từ Hán Việt để đặt tên (hiện nay rất ít người đặt tên bằng từ thuần Việt, bởi nghe không hay, và cũng ít hàm nghĩa), cách đặt tên này đã có truyền thống rất lâu đời. Người ta dựa vào những thói quen thẩm mỹ khác nhau, nguyện vọng, sở thích và tính cách khác nhau cũng như ý nghĩa của từ khác nhau để đặt những cái tên khác nhau, gửi gắm nhiều ý nghĩa sâu xa.

Như vậy nghĩa của tên sẽ hàm chứa hai lớp nghĩa, một là ý nghĩa của bản thân chữ Hán, như Mai chỉ "hoa mai", sau đó mới có những ngụ ý khác nhau dựa vào chữ, những ngụ ý này thường là hy vọng, nỗi niềm của người đặt tên (ví như An Lành, Chí Cường ...) hoặc gửi gắm đặc trưng cá tính hay sở thích của người đặt tên (ví dụ Phương Hoa, Ái Mai, Như Tuyết ...)

Khi đặt tên theo nghĩa cần chú ý những điểm sau:

(1) Không dùng những từ quá dân dã.

Họ tên tuy chỉ là một ký hiệu, hoặc chỉ là dấu hiệu của một người cụ thể trên giấy tờ, nhưng lại là công cụ quan trọng trong giao tiếp và thường là ấn tượng đầu tiên trong rất nhiều trường hợp. Có những chữ tạo cảm giác nông cạn, tầm thường như Tài Vượng, Hưng Thịnh, Đại Phú, Phú Quý, Lợi Lộc ... dễ gây hiểu nhầm, bị người ta cho là thô tục, hoặc quê một cục. Họ tên dùng cả đời người, chỉ khi phù hợp điều kiện sửa đổi mới được thay đổi, do vậy khi đặt tên cần phải cẩn thận.

(2) Để ý đến ý nghĩa thay đổi khi ghép họ với tên.

Một từ đơn lẻ có ý nghĩa riêng, khi ghép vài từ lại sẽ chuyển sang nghĩa khác. Như Hiền vốn là tên hay, nhưng lại ghép với họ Trần sẽ gây hiểu nhầm thành Trần Như ... các bạn tự hiểu từ phía sau. Hay từ Diệu Bình nếu ghép với họ Ngũ, dến được hiểu là "5 lọ".

4- Tận dụng từ ghép hay thành ngữ
.

Từ ghép hay thành ngữ có những ý nghĩa sâu sắc, hàm súc. Đặt tên theo từ ghép hay thành ngữ, thường có những tên rất hay. Trong trường hợp này có mấy điểm cần chú ý sau:

(1) Rút trực tiếp 2 hay 3 từ trong thành ngữ đặt tên, hoặc những từ ghép có ý nghĩa nhất định.

Những từ không lộ rõ ý nghĩa như Thiều Hoa (cảnh xuan đẹp, tuổi xuân); hay những từ có ý nghĩa rõ nét như Thanh Tú, Thuỳ Dương, Đoan Trang, Minh Đức ...

(2) Rút những từ chính trong thành ngữ.

Họ tên là những từ chính trong thành ngữ, ví dụ Lưu Đức Trọng (Đức cao vọng trọng), Bùi Chính Quân (Chính nhân quân tử), Kim Siêu Quần (Siêu nhiên bất quần), Nguyễn Nghĩa Sơn (Nghĩ trọng như sơn).

(3) Biến thành ngữ thành tên

Không rút trực tiếp từ ngữ trong thành ngữ mà dùng những từ khác biểu đạt ý nghĩa, để có tác dụng chuyển tải nghĩa ban đầu.

Hà Thông Hải, biến thành thành ngữ "Bách xuyên quy hải", trăm sông đổ về biển, Hà là sông, Thông Hải chính là đổ về biển.

5- Mượn điển cố
.

Trinh, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Văn Tố ... Điển cố là viên ngọc quý trong kho tàng văn hóa cổ đại nước ta, mượn điển cố đặt tên có thể gửi gắm phẩm chất đáng quý, lập thân tu dưỡng ...

(1) Mượn điển cố trong thơ.

Tạ Băng Tâm, tác giả hiện đại nổi tiếng, Băng Tâm được lấy từ câu thơ "Lạc Dương hảo hữu như tương vấn, nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ" của nhà thơ Vương Xướng Linh.

Lỗ Tấn tên thật là Chu Thụ Nhân, "Thụ Nhân"  lấy từ "Thập niên chi kế, mạc như thụ mộc, chung thân chi kế, mạc như thụ nhân" (Kế mười năm là trồng cây, kế trăm năm trồng người) trong "Quản Tử, Quyền Tu".

Ôn Tri Tân lấy từ "Ôn cố tri tân" trong "Luận Ngữ".

Mạnh Hạo Nhiên: Nhà thơ lớn đời Đường , xuất phát từ "Mạnh Tử" "quân tử thiện dưỡng hạo nhiên chi khí".

(2) Dựa vào điển cố là địa danh , tên người xưa.

Đặt tên theo địa danh, hoặc biểu thị nơi sinh ra hoặc kỷ niệm những việc có liên quan với mình. Đặt tên theo người xưa là để có thể nối trí của họ, biểu thị sự ngưỡng mộ của mình, khích lệ bản thân.

Theo địa danh: Nhật Tân, Nhật Lệ, Thu Bồn ...

Theo tên người: Trần Quốc Toản, Triệu thị

6- Dựa vào văn thơ

Nhiều người mượn văn thơ đặt tên, nhưng có điều nên lấy âm Hán Việt chứ không dựa vào văn thơ thuần Việt để đặt tên. Ví như có người được đặt tên là Phạm Cành Tơ, trích dẫn từ "truyện Kiều" của Nguyễn Du, tên như vậy chỉ làm mọi người buồn cười, chế giễu dù là trích trong tác phẩm kinh điển.

Từ xưa đến nay, "Thi Kinh", "Luận Ngữ", "Sử Ký" hay thơ Đường thơ Tống đều không chỉ có tác dụng giáo dục, ảnh hưởng cho các thế hệ, mà còn rất nhiều người trích dẫn để đặt tên, nhất là những người có học thức.

Thánh trà Lục Vũ đời Đường, tự Hồng Tiệm, họ tên và tự của ông đều bắt nguồn từ "Kinh Dịch": "Hồng tiệm tử lục, kỳ vũ khả dụng vi nghĩa, cát". Nhân vật chính Phương Hồng Tiệm trong tiểu thuyết "Vi thành" của Tiền Trung Thư cũng bắt nguồn từ "Kinh Dịch", nhân vật chính được đặt tên như vậy cũng coi như là số phận của nhân vật vậy.

Nhà cách mạng Trương Thái Lôi, tên hồi nhỏ là Trương Thái Lai, cũng là do ông mình lấy từ ý "Bĩ cực thái lai" trong "Kinh Dịch". Sau này ông dựa vào từ đồng âm để đổi tên, biểu thị không muốn yên ổn, mà nguyện dấn thân vào cuộc cách mạng nước sôi lửa bỏng. Ông lấy tên là "Lôi" có nghĩa là không muốn an nhàn, chấp nhận mình như bó đuốc sáng, như sấm sét tung hoành khắp vùng trời.

Tên của Trương Chí Mẫn bắt nguồn từ "Thư. Thuyết mệnh hạ": "Duy học tôn chí, vụ thời mẫn". Sau này là câu thành ngữ Tôn chí thời mẫn, ý là khiêm tốn học hỏi, không ngừng khích lệ bản thân.

Nhà văn hiện đại Trương Hận Thuỷ, tên trước đây là Trương Tâm Viễn, từ Hận Thuỷ có nguồn gốc rất sâu xa. "Ô dạ đế" thời Nam Tống có câu: "... cuộc đời như nước sông về đông", do ông hiểu được ý câu thơ là thời gian trôi đi như nước chảy. "Hận Thuỷ" giúp ông luôn phải nghiêm khắc với bản thân.

Đặt tên theo thơ từ đều cần có kiến thức nhất định, nhưng cũng là cách đặt tên rất hay. Cùng với sự nghiệp văn hoá ngày càng phát triển, mức sống được nâng cao, mọi người ngày càng thích sử dụng từ hay trong thơ văn để đặt tên. Dưới đây là một số ví dụ để bạn đọc tham khảo:

(1) Chọn từ văn

Thạch Ngọc: Tha sơn chi thạch, khả dĩ công ngọc;

Tư Minh, Tư Thông, Tư Nghĩa: Quân tử hữu cửu tư, thị tư minh, thính tư thông, sắc tư ôn, mạo tư cung, ngôn tư trung, sự tư kính, nghi tư vấn ...

Kiến Quang, Kiến Minh: Thiên kiến thậm minh, địa kiến kỳ sung, quân tử quý kỳ kim dã;

Quốc Tường: Quốc gia tương hưng, tất hữu phúc tường (Trung Dung);

Chí Thành, Thiên Thành: Duy thiên hạ chí thành vi năng tận kỳ tính;

(2) Chọn từ thơ.

Tư Viễn: Thị nhĩ bất tàng, ngã tư bất viễn (Thi kinh).

Minh Triết: Kí minh thả triết, dĩ bảo kỳ thân (Thi kinh, Đại nhã).

Vũ Quyên: Vũ tẩy quyên quyên tịnh (Đỗ Phủ).

7- Đặt tên theo họ
.

Nếu tính riêng người Kinh đã có hơn 100 họ, còn tính tất cả họ của các dân tộc Việt phải có tới 1 ngàn họ. Họ không chỉ là một bộ phận trong văn hoá dân tộc mà còn dùng để phân biệt họ hàng, đồng thời được xem xét như một hiện tượng văn hoá.

Do những thăng trầm của lịch sử, nhiều họ của nước ta bị xát nhập, ghép nên sự phân bố họ không đồng đều. Theo nghiên cứu của tiến sỹ Lê Trung Hoa, tỷ lệ phân bố các họ ở nước ta (chủ yếu là người Kinh) như sau: Nguyễn 38.4%, Tràn 11%, Lê 9.5%, Hoàng 5.1%, Phạm 5%, Phan 4.5%, Vũ 3.9%, Đặng 2.1%, Bùi 2%, Đỗ 1.4%, Hồ 1.3%, Ngô 1.3%, Dương 1%.

Họ của người Kinh có: An, Âu, Bá, Bạch, Bồ, Bùi, Ca, Cái, Cam, Can, Càng, Cao, Cán, Công, Cù, Cung, Chan, Chân, Chu (Châu), Chử, Diệp, Diêu, Doãn, Dư, Dương, Đái, Đàm, Đan (Đơn), Đào, Đặng, Đậu, Địch, Điền, Điêu, Đinh, Đình, Định, Đoàn, Đỗ, Đồng, Đức, Đương, Giản, Giáng, Giáp, Hà, Hạ, Hàn, Hán, Hoàng (Huỳnh), Hồ, Hồng, Kiều, Kim, Khu, Khúc, Khưu, La, Lã (Lữ), Lại, Lâm, Lê, Lý, Lục, Lư, Lương, Lưu, Ma, Mã, Mạc, Mai, Mạnh, Mao, Mị, Ninh, Ngạc, Ngọ, Ngọc, Ngô, Ngũ, Nguỵ, Nguyễn, Nghiêm, Nhan, Nhâm, Ông, Phạm, Phan, Phàn, Phó, Phù, Phú, Phùng, Phương, Quách, Quan, Quản, Quang, Sĩ, Sở, Sử, Tạ, Tào, Tăng, Tân, Tiêu, Tô, Tôn, Tôn Thất (Tôn Nữ), Tống, Tuyên, Từ, Thái, Thành, Thẩm, Thân, Trang, Trần, Triệu, Trình, Trịnh, Trực, Trương, Ung, Uông, Văn, Vu, Vũ (Võ), Vương, Xuân.

Nhiều họ bản thân đã có tính hình tượng. Một số họ có màu sắc như Bạch (trắng), Hoàng (vàng), Lục (xanh), Chu (đỏ) ... giống với cách dùng và ý nghĩa của họ phương Tây như White, Blue, Yellow; một số họ là những thứ đẹp đẽ như Hoa, Diệp, Dung, Anh, Giang ... có ý nghĩa giống với họ nước ngoài như Flower, cũng có họ bản than là danh từ hay tính từ. Đây là kho từ phong phú cho chúng ta đặt tên. Dựa vào sự kết hợp khéo léo của họ tên có thể có được rất nhiều họ tên hay. Dưới đây là một số ví dụ có thể tham khảo:

(1) Đặt tên tạo ra danh từ hay

Có rất nhiều tên hay như vậy, ví dụ: Giang Sơn, Bạch Dương, Chu Nhan, Lê Minh, An Tĩnh, Hoà Bình, Bình An, Hoàng Hà, Cao Sơn, Thạch Anh, Cao Phong, Mỹ Ngọc, Ngọc Diệp, Phương Hoa, Bích Ngọc, Chu Thiên...

(2) Đặt tên tạo thành cụm từ

Như Giang Khoan, Vạn Lý, Trương Dương, Sử Vận ...

(3) Dựa vào họ tạo ra ý nghĩa trừu tượng

Như Lý Hạ (lấy từ ý Qua điền lý hạ), Dương Phong Thanh (lấy từ Nguyệt bạch phong thanh), ... cách đặt tên như vậy cũng rất nhiều. Tương tự còn có Chu Thiên Kinh, Phương Hướng Chân, Vạn Lý Vân, Vạn Sơn Hồng, Môn Vạn Lý, Thạch Môn Khai, Hải Thiên Lương, Cao Sơn Thanh, Lê Minh Vũ, Chu Nhan Ngọc ... cách thêm từ vào sau hay giữa này có thể tránh được tỷ lệ trùng tên, tránh đơn điệu, tăng thêm ý vị, hoặc làm rõ nghĩa của từ hơn.

Điều cần chú ý là xu hướng tổng thể chung của họ tên vãn có sai khác, sự phân bố không đều, người họ bạch là nghĩ đến "Bạch Dương, Bạch Băng", người họ Mã thì nghĩ ngay đến "Mã Đáo, Mã Thiên Lý", người họ Ngưu thì nghĩ ngay đến "Ngưu Lang, Ngưu Quần" một cách tuỳ tiện, như vậy rất dễ có hiện tượng trùng lặp. Thử nghĩ xem khắp nơi đều Bạch Dương, Thu Hương, Lan Hoa, Hoàng Hà ... thì đặt tên còn có tác dụng gì nữa ? Làm gì còn tính độc đáo và tính phân biệt nữa ?

Do vậy những ông bố bà mẹ khi đặt tên theo họ cần chú ý dựa trên tiền đề cảm nhận và cảm thụ tố chất văn hoá, suy nghĩ sâu sắc mới có thể tránh xu hướng trùng tên. Nếu không so sánh và thiếu tri thức, chỉ dựa vào những thứ biết được, đặt tên tuỳ tiện, nếu không bản thân người đó sau này không những lạc hậu mà còn dễ nảy sinh tâm lý xã hội.

8- Vay mượn từ đẹp.

Có rất nhiều từ Hán Việt có nghĩa đẹp để lựa chọn. Nhưng do tâm lý mô phỏng bắt chước của mọi người quá nghiêm trọng, thích theo mọi người, chạy theo những cái tên thông dụng đang thịnh hành, do vậy nắm vững thêm một số từ hay sẽ có ích cho bạn trong khi đặt tên. Để tiện tham khảo, chúng tôi phân loại như sau:

(1) Từ tốt lành trong xưng hô

Bá, xưng hô với người lớn tuổi nhất hoặc những thứ tốt nhất, ví dụ Trần Huyền Bá, Lâm Bá Cừ, Lê Bá Tĩnh ....

Công, xưng hô với người lớn tuổi, cũng tỏ ý tôn trọng. Như Vương Công Minh, Chu Công Uẩn ...

Hữu, gọi bè bạn, có ý bạn hữu, hữu nghị. Dùng vào họ tên, tỏ ý hoà hảo, ví dụ Trương Học Hữu, Dương Hữu Sơn, Nguyễn Hữu Huân, Thạch Trúc Hữu ...

Hầu, chỉ người đạt tới tước công hầu, nay ít được dùng do bị hiểu thô thiển thành hầu hạ.

Khanh, xưa vua gọi thần là khanh, cách gọi yêu quý giữa vợ chồng hay bạn hữu cũng là Khanh, đặt tên là Khanh biểu thị tình cảm, như Thiếu Khanh, Ái Khanh, Mai Khanh ...

Ngô, Ngã, Kỉ là ngôi thứ nhất, vận dụng thoả đáng cũng có tên hay, như Vương Kiện Ngô, Chu Cảnh Ngã ...

Quân, xưng hô giữa anh em bạn bè, như Đặng Lệ Quân, Tố Quân, Tú Quân, Quân Bằng ...

Tân, gọi khách một cách lịch sự, tiếp khách gọi là tiếp tân. Tên là Tân có Lê Hiếu Tân, Trần Đình Tân, Ngọc Tân, Trúc Tân ...

Thần, xưng hô của quan lại với vua, tỏ ý kính trọng, tôn thờ. Đặt tên là thần có ý nghĩa trang trọng như Đỗ Lương Thần, Bùi Kính Thần ...

Thúc, xưng hô với người thứ ba, hay là vai trò thứ yếu, như Lê Thúc Nhân, Trương Thúc Trí ...

Tử, là tên gọi của nam giới xưa, thường đặt tên cho người có tiếng, như Khổng Tử, Lão Tử, Tử Quân ... Tuy nhiên nay ít dùng hơn do đồng nghĩa với Tử (chết).

Trọng, xưng hô với người lớn tuổi thứ hai, cũng có nghĩa là ở giữa, hài hoà, ví dụ Lê Trọng Cảnh, Triệu Trọng Niên ...

(2) Mượn trợ từ biểu thị may mắn.

Bản thân trợ từ không có ý nghĩa thực tế, chỉ là hư từ, có tác dụng bổ trợ, liên kết, nếu kết hợp với từ hợp lý sẽ tạo ra họ tên có ý nghĩa, đáng chú ý. Các trợ từ hay gặp là Khả, Dĩ, Nhược, Chi, Dã, Nhiên ... Ví dụ:

Lấy Khả đặt tên: Lê Khả Phiêu, Lý Khả Minh, Ngô Bất Khả, Thường Thích Khả ...

Lấy Dĩ đặt tên: Chu Dĩ Cát, Hồ Dĩ Nhiên, Lê Dĩ Giai ...

Lấy Như đặt tên: Khương Như Nguyệt, Như Ngọc, Như Ý, Như Vân, Như Hiền, Tuấn Như ...

Lấy Nhược đặt tên: Nguyễn Nhược Pháp, Thẩm Nhược Ngọc, Trần Văn Nhược, Triệu Nhược Hải ...

Lấy Chi đặt tên: Kim Vi Chi, Vương Hiến Chi, Trịnh Tư Chi, Giản Chi, Khánh Chi, Nguyễn Đổng Chi ...

Lấy Nhiên đặt tên: Hạo Nhiên, Ân Nhiên, Trần Thiên Nhiên, An Nhiên...

(3) Dùng từ khen ngợi

Mậu, có ý hưng thịnh, đầy đủ. Thường dùng cho tên con trai như Chu Thời Mậu, Trương Ngọc Mậu, Lý Mậu Thịnh, Thạch Tổ Mậu, Đổng Mậu Kiệt ...

Ngạn, chỉ người có tài. Đặt tên là Nhạn tỏ vẻ lịch sự, ví dụ: Lê Nhạn Sinh, Hoàng Thông Nhạn, Tào Nhạn Phương, Quỳ Hải Nhạn, ...

Sơ, có ý ban đầu, sơ khai, hy vọng. Như Lục Chí Sơ, Lê Thanh Sơ, Mã Dần Sơ, Hạ Lạp Sơ, ...

Sỹ, gọi người học hành, ví dụ Trần Sỹ Hoàng, Lê Sỹ Nguyên, Lưu Sỹ Lương, Đặng Sỹ Kiệt, ...

Thái, có nghĩa là cao to, ví dụ: Vương Thái Hoà, Nguyễn Thái Vận, Lê Quang Thái, Lê Thái Tổ, Nguyễn Thái Tuệ, Ôn Thái Mỹ, Kỷ Kiện Thái, ...

Uỷ, có nghĩa là uy nghiêm, tôn quý. Đặt tên là Uy tạo ra vẻ khoẻ khoắn, ví dụ Lê Khả Uy, Triệu Uy Kiệt, Lê Thái Uy, Dương Uy ...

Vận, chỉ vận lành, như Nguyễn Vận Lai, Đỗ Hải Vận, Hà Vận Hồng ...

Viễn, có ý là xa rộng. Đặt tên là Viễn có ý lý tưởng cao xa, như Vương Chí Viễn, Cao Viễn Phi, Lê Tư Viễn, ...

Vĩ, có nghĩa là vạm vỡ, hùng vĩ. Đặt tên là Vĩ tỏ vẻ nam tính, ví dụ Trương Vĩ Tường, Lưu Trí Vĩ, Lê Vĩ Cường, Đỗ Tuấn Vĩ, ...

Vĩnh, lâu dài, vĩnh cửu. Đặt tên là Vĩnh như Hoàng Vĩnh Tân, Lê Vĩnh An, Nguyễn Trọng Vĩnh, Triệu Vĩnh Tuệ, Trần Vĩnh Quý, ...

(4) Từ về đạo đức, nho nhã

Đạo, đạo lý, đạo đức: Trần Hưng Đạo, Vương Đạo Chính, Lê Đạo Nguyên, Hoàng Đạo Thành, Liễu Đạo Thanh, Lỗ Đạo Chân, ...

Đức, đức hạnh, đạo đức, phẩm đức: Lê Thủ Đức, Nguyễn Xuân Đức, Nguyễn Đức Minh, Trần Minh Đức, Dương Tổ Đức, Thường Tán Đức, Lưu Bồi Đức, Lý Đức Luân, Chu Đức Đẳng, ...

Chính, chính trực, ngay thẳng: Lưu Văn Chính, Triệu Đức Chính, Hà Chính Thân, Hồ Huyền Chính, Cố Chính Chí, ...

Dật, ẩn dật, thoát tục: Lưu Dật Tiên, Hà Dật Vân, Trần Dật Phi, Tạ Tuệ Dật,...

Doãn, công bằng, thích hợp: Hoàng Doãn Bình, Tô Doãn Tiên, Lưu Chí Doãn, Vương Doãn Thành ...

Hiền, hiền tài: Phạm Vĩ Hiền, Trần Thúc Hiền, Vương Hiền Trí, Chương Hiền Kiệt, Hử Hiền Minh, ...

Hiếu, hiếu thuận, trung hiếu: Nguyễn Trọng Hiếu, Lê Đức Hiếu, Vương Hiếu Thuần, Lộ Hiếu Thiên, Thạch Hiếu Thượng, ...

Huệ, ân huệ, nhân ái: Triệu Huệ Nhân, Chu Nhã Huệ, Ngô Huệ Kiệt, Trương Huệ Tồn, Điền Huệ Lan, Ngô Ái Huệ, Lý Văn Huệ, ...

Kính, tôn kính, kính yêu: Đinh Lễ Kính, Nguyễn Trung Kính, Hạ Kính Chi, Tôn Kính Tu, ...

Linh, thông minh linh hoạt: Huy Linh, Nguyễn Mạnh Linh, Hà Thái Linh, Gia Linh ...

Nghĩa, chính nghĩa, đạo nghĩa, nhân nghĩa: Hà Hải Nghĩa, Nghĩa Đức Nghĩa, Lê Minh Nghĩa, Phạm Nhân Nghĩa, Tư Mã Nghĩa, Giáp Nghĩa Cử ...

Tư, tưởng nhớ, lưu luyến: Trịnh Tư Viễn, Trương Học Tư, Lê Tư Đức...

Trung, trung thành, ý chí không lay dời: Lê Quốc Trung, Lê Trung Thuận, Triệu Trung Tường, Trần Trung Nghĩa ...

Văn, ý nghĩa ngược với võ: Trương Văn Viễn, Trần Văn Hùng, Nguyễn Chí Văn, Hà Văn Mỹ, Thúc Văn Tú, Lý Bác Văn ...

Vũ, vũ trụ, thế giới. Thường dùng cho tên nam giới như: Trần Phi Vũ, Trương Trí Vũ, Lê Vũ Thạch, Tăng Vũ Huy ...

Ngoài ra còn có các từ như Liêm, Nhân, Thành, Nho ... có liên quan đến đạo đức tốt đẹp truyền thống, thường thấy ở tên của người xưa: Hiếu Nho, Hữu Liêm, Thành Đại, Thành Nghĩa, Giáo Nho, ...

(5) Những từ có động tác tốt đẹp.

Kiến, kiến thiết, xây dựng: Vương Kiến Nghiệp, Lê Kiến Văn, Trần Kiến Công ... ngoài ra còn có Kiến Quốc, Kiến Văn, Trí Kiến, ...

Kế, kế tục, phát triển: Phan Kế Bính, Dương Kế Nghiệp, Lưu Kế Văn, Lê Khả Kế, Tôn Kế Tiên, Triệu Kế Chí, ...

Thừa, kế thừa, gánh vác: Vương Thừa Vũ, Lê Thừa Đức, Phan Thừa minh, Trình Thừa Huy ...

Phẩm, phẩm hạnh: Dật Phẩm, Nhất Phẩm, Diệp Hảo Phẩm, Cao Nhĩ Phẩm, Chu Đức Phẩm ...


9- Mơ ước và gửi gắm
.

Người nằm mơ thường không chỉ là mơ tưởng không, mà còn muốn gửi gắm ước mơ, hy vọng như giấc mơ độc lập, giấc mơ hạnh phúc, giấc mơ giàu có, giấc mơ về lý tưởng ...

Đời người luôn có nhiều giấc mơ đẹp khó thành, do vậy mà nhiều bậc cha mẹ rất dễ gửi gắm lý tưởng hoài bão của mình lên mình con cái, hy vọng chúng có thể tiếp tục thực hiện chí hướng của mình. Đồng thời, cha mẹ luôn dựa theo sự đổi thay của xã hội, thời đại và môi trường mà không ngừng dệt nên những giấc mơ và lý tưởng cho con cái. Hầu hết những người làm cha làm mẹ, đều mong muốn con mình trưởng thành một cách thông minh, khoẻ mạnh, sau khi trưởng thành học rộng biết nhiều, làm gì cũng được. Kỳ vọng mạnh mẽ này trước hết thường thể hiện trên họ tên trẻ. Họ tên khác nhau thể hiện chí hướng và tâm tư khác nhau, ví dụ:

Lưu Thiếu Kỳ, có nghĩa là kỳ tài hiếm có.

Lê Hữu Quang, ánh sáng toả chiếu khắp nơi, nói lên lý tưởng quang minh, sáng ngời.

Nhạc Phi, tự Bằng Cử. Phi cũng có nghĩa như Bằng Cử, có ý tung bay vạn dặm. Nhạc Phi quả cũng không phụ lòng mong mỏi của cha mẹ, dốc lòng báo quốc, trở thành danh tướng Nam Tống.

Vu Đắc Thuỷ, cùng âm với Ngưu Đắc Thuỷ, như cá gặp nước, gặp phải môi trường điều kiện tốt sẽ phát huy được tài năng.

Tống Thế Hùng, anh hùng thiên hạ. Từ họ tên đã có thể nhận thấy kỳ vọng của cha mẹ như thế nào, thực tế đó cũng là hy vọng và tâm nguyện của cha mẹ.

Phùng Kí Tài, Kí Tài chính là tài của thiên lý mã, là cái tài hiếm có trên thiên hạ, lại kết hợp với Phùng thành "song ngựa", đúng là tuyệt diệu.

Thẩm Đức Tiềm, tài đức ẩn giấu mà không lộ, biểu thị ý người tài giỏi nhưng không tham lam. Lý Long Cơ, nền tảng vững chắc mới có sự nghiệp tốt, giang sơn mới vững chãi. Biểu thị nền tảng là trụ cột quốc gia, có ý nghĩa thông dụng.

Viên Vĩ Dân, người kiệt xuất từ trong dân chúng, có những thành tích đáng kể. Cổ Lập Cao, cổ vật ở nơi cao, nội hàm phong phú sâu sắc.

Thạch Thành Kim, thành tâm thành ý, chỉ cần nỗ lực phấn đấu thì sỏi đá cũng thành vàng, biểu thị bản thân không hề thất chí, quyết tâm theo đuổi lý tưởng.

Quy Hữu Quang, quay lại nơi tràn đầy ánh sáng. Biểu thị thích sự quang minh, đi tìm cuộc sống lý tưởng.


10- Học rộng biết nhiều
.

Cùng với sự phát triển của thời đại, thế giới đã bước vào kỷ nguyên kinh tế tri thức. Ảnh hưởng và tác dụng to lớn của tri thức đối với loài người đã ngày càng được nhiều người công nhận. Mọi người phải thích ứng với những cạnh tranh mạnh mẽ trong xã hội, có tri thức văn hoá, khoa học và tài chính phong phú mới có thể phát triển tốt hơn, đương nhiên cũng mong con cái mình học rộng biết nhiều, do vậy mà nó cũng trở thành nhân tố quan trọng khi đặt tên.

Nguyễn Văn Tố, có thể thấy cha mẹ hy vọng ông có tố chất học hành, phát huy tài năng.

Trần Đăng Khoa, có thể đạt đến mức độ thi cử.

Văn Lâm, tự Tông Nho, người đời Minh, học tới tiến sỹ. Liên hệ họ và tên cũng thấy cha mẹ ông hy vọng đọc thông kinh sử, tìm kiếm danh lợi.

Văn Hành Viễn, tự Tiều Cảo, người đời Thanh. Tự tuy chỉ là Tiều Cảo, nhưng Văn lại Hành Viễn, sử dụng điển cố "Văn chất hành văn bất viễn".

Khổng Hy Học, người đời Minh, cả đời chịu khó đọc sách, giỏi thư pháp. Hy Học quả là có khả năng học hành.

Khổng Học Tư, người đời Đường, học giỏi thành tài, muốn học nhiều thì phải tư duy.

Vương Văn Uyên, người An Hỉ đời Minh, tự Cự Khanh, ý là học vấn sâu sắc, qua nỗ lực phấn đấu trở thành đại học sĩ.

Tư Mã Tài Chương, người đời Đường, học rộng biết nhiều. Chương còn có nghĩa là hiển hách, tên tương tự còn có Lý Hồng Chương.

Lâm Bác, tốt nghiệp đại học khoa học Trung Quốc từ nhỏ, bản thân thông minh xuất chúng, cha đặt tên là Bác với ý muốn cậu có tri thức lớn.

Xa Văn Bác, nguyên học giả tại đại học Cát Lâm. Học rộng biết nhiều, xứng đáng làm tiến sĩ.

Giang Hàm Chương, sóng nước tung bay, màu sắc đẹp đẽ.

Một điều cần chú ý đến từ Văn, nếu kết hợp tốt sẽ cho họ tên hay, nếu không chỉ được dùng như chức năng phân biệt giới mà nhiều người hiện nay đang dùng, con trai hay đặt tên đệm là Văn, ví dụ: Trần Văn Hùng, Lê Văn Nam ...


11- Mong muốn về chính trị
.

Con người sinh ra, không ai có thể lựa chọn cha mẹ mình, cũng không thể lựa chọn quốc gia, dân tộc hay xã hội. Các Mác sớm đã bàn về vấn đề này. Nhưng là một người yêu nước, ai cũng mong muốn quốc gia hưng thịnh, phồn vinh cũng như sự đoàn kết dân tộc. Khi đất nước chia cắt, ai cũng mong sớm được thống nhất, khi đất nước chia cắt, ai cũng mong sớm được thống nhất; khi đất nước phát triển lại luôn muốn đất nước ở địa vị mạnh; khi đất nước có ngoại xâm, vẫn luôn muốn đưa người dân khỏi cảnh lầm than. Đó chính là tấm lòng cứu quốc, dù là lấy tên hay đổi tên đều có thể tham khảo. Có rất nhiều người lấy tên là tề gia trị quốc bình thiên hạ, dưới đây là một số ví dụ:

Mao Trạch Đông vốn là Mao Nhuận Chi, tuy cái tên đó cũng có nhiều hoài bão, nhưng không có khí thế, không phù hợp với ý chí cứu quốc của ông, nên đã đổi thành Thạch Đông "làm nhuần phương Đông", thể hiện ý muốn chấn hưng Trung Hoa và tài năng đưa nhân dân thoát khỏi ách nô lệ.


12- Mong muốn về trí tuệ
.

Cha mẹ mong con cáinên người, đương nhiên sẽ mong chúng thông minh lanh lợi. Nhiều lĩnh vực trong cuộc sống còn đòi hỏi phải có thiên phú, như thiên phú về âm nhạc của nhạc sỹ, thiên phú biểu diễn của diễn viên ... Do vậy khi đặt tên sẽ có điểm này, ví dụ:

Nguyễn Tri Phương (tên thật Nguyễn Văn Phương), học rộng biết nhiều.

Ngoài ra còn có các tên sau có thể tham khảo: Tuệ Tĩnh, Tuệ Tri, Tuệ Tường, Thiên Mẫn, Tuệ Mẫn, Minh Tuệ, Minh Triết, Tư Viễn, ...


13- Đặt tên theo dung mạo
.

Hầu hết mọi người đều mong muốn con mình kháu khỉnh, xinh xắn. Ví dụ:

Thuý Vân, Thuý Kiều là một nhân vật chính trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du. Ngoài ra còn có các tên như Tuấn Tú, Tuấn Anh, Thế Mỹ, Mỹ Lệ, Tuấn Kiệt, ...

Có các loại sau đây:

(1) Dùng hoa đặt tên.

Hoa là thực vật được mọi người yêu quý, tán thưởng, ai cũng thích, thường dùng trong tên phụ nữ tỏ ý chúc mừng tươi tắn, xinh đẹp như Thu Hoa, Như Hoa, Xuân Hoa ... Đặt tên theo các loài hoa cụ thể cũng rất nhiều, ví dụ:

Mai: Nguyễn Phương Mai, Lê Xuân Mai, Trương Tuyết Mai ...

Lan: Nguyễn Phương Lan, Đỗ Thanh Lan, Lê Xuân Lan ...

Trúc: Lâm Tú Trúc, Lê Trúc Lâm, Lưu Phượng Trúc ...

Cúc: Thu Cúc, Cúc Hoa, Tú Cúc, Cúc Tuệ ...

Quế: Quế Hương, Quế Hoa, Như Quế, Nguyệt Quế, Thu Quế ...

(2) So sánh với ngọc

Ngọc không những đẹp bên ngoài, mà giá trị còn rất lớn, người ta thường nói "như hoa như ngọc", dùng ngọc đặt tên rất phổ biến. Ngọc cũng có thể dùng cho tên nam giới, nhưng phần nhiều dùng cho tên nữ giới. Ví dụ: Hồng Ngọc, Ngọc Hoàn, Diệu Ngọc, Phượng Ngọc, Ngọc Bảo, Ngọc Lan, Như Ngọc, Ngọc Diệp, Ngọc Long, Ngọc Thạch.

Ngoài ra còn một số từ khác liên quan đến ngọc khi đặt tên cũng rất có ý nghĩa như Thuý, Anh, Quỳnh ví dụ Ngọc Thuý, Thuý Hoa, Thuý Liên, Bích Thuý, Ngọc Anh, Xuân Anh, Lệ Quỳnh ...

(3) Các con chim hay côn trùng đẹp

Yến: Xuân Yến, Kiều Yến ...

Điệp: Hồ Điệp, Ngọc Điệp ...

Nga: Thu Nga, Nguyệt Nga, Ngọc Nga ...

Quyên: Đỗ Quyên, Lê Quyên ...

(4) Đặt tên theo hiện tượng tự nhiên

Băng: Hàn Băng, Lưu Băng, Ngọc Băng, Băng Thanh ...

Hồng: Thái Hồng, Hồng Cảnh ...

Vũ: Cốc Vũ, Vũ Thanh, Hạ Vũ ...

(5) Theo bốn mùa

Xuân: Mãn Xuân, Khánh Xuân, Kim Xuân, Xuân Yến ...

Hạ: Hạ Phong ...

Thu: Thu Lan, Thu Hoa, Thu Phong, Tri Thu ...

Đông: Đông Mai, Hạ Đông ...

(6) Các từ so sánh khác

Phương: Trần Phương, Bích Phương, Thu Phương, Ngọc Phương, ...

Hương: Mai Hương, Tố Hương, Hương Ngọc, Đinh Hương Hoa, Kỳ hương, ...

Nhã: Lệ Nhã, Nhã My, Nhã Quyên, ...

Diễm: Diễm Lệ, Diễm Thu, Diễm Linh, Diễm Hoa, ...

Tú: Tú Lệ, Tú Quyên, Tú Anh, Hồng Tú, Tú Kiệt, ...

Thanh: Tú Thanh, Ngọc Thanh, Thanh Phong, Lâm Thanh, Trí Thanh, Thanh Hoa, ...


14- Cầu Phú, Phúc

Cùng với sự phát triển của kinh tế, theo đuổi giàu có cũng không phải là một đáng ngại. Cha mẹ đều mong muống con cái mình sau này sẽ giàu có hơn. Trong xã hội phong kiến có nhiều người đặt tên cho con mình về phúc như Phúc Sơn, Phúc Khánh, Phúc Ánh; nếu ở nhà khá giả, họ sẽ mong con cái nối nghiệp; nếu là nhà nghèo, cha mẹ mong con cái sẽ thay đổi tình hình,  sống cuộc sống hạnh phúc. Tóm lại, từ xưa đến nay, ai cũng mong con cái mình sống đầy dủ, nhàn hạ. Do vậy ngày xưa rất nhiều người tên như vậy, gần đây do coi trọng đạo đức hơn nên những cái tên như Phú, Tài có vẻ hơi tầm thường, thiếu hiểu biết; nhưng cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, những tên này bắt đầu được sử dụng trở lại. Nếu kết hợp khéo, sẽ vẫn có tên hay. Dưới đây là một số tên gọi trước đây, dùng cho tham khảo:

Nguyễn Phúc Miên Trinh, Nguyễn Phúc Thì (vua Tự Đức), Nguyễn Phúc Ánh, Nguyễn Phúc Chu, Phạm Phú Thứ, Hoàng Nghĩa Phú.


15- Cầu sức khoẻ
.

Sức khoẻ là cơ sở của giàu có, có số "1" sức khoẻ, những số "0" đằng sau như nhà lầu, xe hơi, vợ đẹp, con khôn ... mới có ý nghĩa. Nếu không có da, làm sao có lông ? Không có sinh mệnh quý giá, mọi việc đều vô nghĩa. Một khi tuổi trẻ trôi qua, mới gây lại hối hận vào tuổi già. Cha mẹ nào cũng mong cho con mình phát triển khoẻ mạnh, hưởng thụ cuộc sống, nguyện vọng này cũng phản ánh vào tên người. Ví dụ: Nguyễn Thọ Tường, Lê Diên Niên.

Ngoài ra tượng trưng cho trường thọ, khoẻ mạnh cũng được đặt tên, như Quy, Tùng, Nhạn ... ví dụ: Bồ Tùng Linh, Lê Nhạn Linh ... Tuy nhiên Quy hiện được ít người dùng để đặt tên và cũng tránh không nên dùng đặt tên do người ta phát hiện ra rùa không thể giao phối.

Xin dẫn thêm một số ví dụ đặt tên, để các bạn tiện tham khảo, ví dụ: Chí Kiện, Tùng Sinh, Thanh Sơn, Kiện Sinh, Nguyên Thọ, Trí Kiện, Khang Niên, Vĩnh Khang ...


16- Chúc Phúc
.

Cuộc sống cũng như bốn mùa, như mùa xuân ngập tràn ánh nắng, cũng có mùa hạ chói chang hay mùa đông rét buốt. Mưa gió bão bùng, ai cũng đã gặp, rất nhiều lúc là những việc không vừa ý. Trong mùa đông giá lạnh, chúng ta không những cần khả năng chịu rét, mà cũng cần được người khác hỗ trợ và khích lệ và chúng ta cũng thường khích lệ những người xung quanh vượt qua khó khăn, đạt đến bến bờ hy vọng, cha mẹ càng mong muốn con cái mình trưởng thành thuận lợi, làm gì được nấy. Ý nguyện tốt đẹp này cũng bộc lộ khi đặt tên.

Còn thời cổ đại, tư tưởng này của mọi người thể hiện trong cuộc đời sự nghiệp, những người nào học hành đều muốn lên người, đỗ đạt để làm uy danh tổ tông, đương nhiên cũng không thiếu người ôm hoài bão xây dựng Tổ quốc.

Hoàng Trung Thông, Khởi Vận, Triệu Tường, Thông Hanh, Quốc Dụng, Vận Đạt, Chí Thành, Vạn Thuận, Cát Tường, Phú Thành, Vĩnh Phú ...


17- Đặt tên theo nghề nghiệp
.

"Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh". Nghề nghiệp trên thế giới rất đa dạng, chí hướng của mọi người cũng khác nhau, người thích làm thơ, người thích nghiên cứu ... Khi đặt tên cho con, cũng nhiều khi phản ánh sở thích và ý nguyện của cha mẹ. Nếu cha mẹ làm việc già mà có hứng thú lớn, sẽ cổ vũ trẻ tiếp tục theo hướng đó, còn nếu cha mẹ chán ghét nghề nghiệp nào sẽ tìm cách ngăn cản. Đương nhiên thời đại cũng không ngừng thay đổi, giá trị quan cũng thay đổi theo, cha mẹ thấy không được, con cái lại thấy tốt. Chẳng hạn có cha mẹ đặt tên cho con gái là Hiền Thục, sau khi trẻ trưởng thành tính cách hoạt bát hướng ngoại, có chút ác cảm về cái tên này, thậm chí đã đổi tên của mình. Do vậy khi đặt tên các bậc cha mẹ đừng quá chú trọng đến cảm giác của mình.

Tâm lý có xu hướng nghề nghiệp thể hiện trong họ tên đã có từ xa xưa:

Chu Văn An, hy vọng về làm văn chương, sau quả đúng như vậy.

Đặt tên về sở thích còn có: Kim Sơn, Mạc Ngôn, Đặng Văn Ngữ, Văn Thanh ...


18- Đặt tên theo tính cách
.

Tính cách là đặc trưng hành vi khá ổn định của con người biểu hiện trong cuộc sống, như hoạt bát, trầm lắng ... Tính cách hình thành chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau, vừa có nhân tố bẩm sinh vừa có nhân tố sau khi sinh. Thông thường mọi người đều cho rằng con trai cần mạnh mẽ, con gái cần dịu dàng. Nhưng cùng với sự phát triển của xã hội, trình độ văn hoá của người dân được nâng cao, hàm lượng kỹ thuật của các ngành nghề tăng, tính cách của mọi người cũng đa dạng và phức tạp hơn, cả nam lẫn nữ có nhu lẫn cương. Đặt tên theo tính cách cũng rất thường gặp, ví dụ:

Lê Trung Dũng

Nguyễn Công Hoan

Trần Đức Lương

Ngoài ra còn có Chí Mỹ, Chí Thiện, Chí Kiên, Văn Lương, Đức Huy, Tĩnh Văn ...

Có ý chí kiên cường trong tính cách là rất quan trọng, không có ý chí sẽ chẳng làm được việc gì, khó làm nên sự nghiệp. Cha mẹ luôn mong muốn con cái mình có ý chí kiên cường và thường thể hiện điều này trong tính cách, ví dụ:

Chí Dũng

Kiên Cường


19- Đặt tên theo phẩm hạnh
.

Phẩm hạnh là phần quan trọng trong tu dưỡng của con người, là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá con người. Đương nhiên tiêu chuẩn về phẩm chất hoàn toàn khác biệt tuỳ thuộc vào từng xã hội, từng giai đoạn lịch sử. Đặt tên cho người Việt Nam, đương nhiên phải theo tiêu chuẩn đạo đức của người Việt và cách nhìn nhận đương thời.

Phẩm hạnh có rất nhiều phương diện, như thành thực, vui vẻ giúp đỡ người, lịch sự ... tuân thủ kỷ luật, sống có ý thức, cẩn thận trong lời nói và hành động ... Dưới đây là những phân loại đơn giản của chúng tôi:

(1) Đặt tên một cách khái quát.

Nhiều người có tên không liên quan đến phẩm hạnh cụ thể, mà đặt tên về phương diện này, phản ảnh tu dưỡng và đạo đức tốt đẹp, ví dụ:

Trần Thủ Độ

Tu Kỷ

Từ xưa đến nay chúng ta đã coi trọng "đức", nên cũng nhiều người đặt tên là Đức: Nguyễn Đức Cảnh, Trần Đức Lương, Tôn Đức Thắng...

(2) Biểu thị ý trung thành, độ lượng

Nghĩa Sơn

Hải Nghĩa

(3) Biểu thị khiêm tốn, lễ phép

Nguyễn Khắc Cung

Khiêm

Trinh

(4) Biểu thị thận trọng trong ăn nói

Hàn Tín, tướng đời Hán, nhấn mạnh phải trọng chữ tín, uốn lưỡi ba lần trước khi nói.

Bùi Hạnh Cẩn

(5) Biểu thị lễ nghĩa

Thủ Lễ

Hậu Nghi

(6) Biểu thị cần kiệm

Cần


20- Kính trọng người xưa
.

Từ xưa đến nay đất nước ta không thiếu những nhân tài hào kiệt, thậm chí có nhiều người còn đợc thần thánh hoá. Chính vì những cống hiến kiệt xuất đó mà đã thúc đẩy sự phát triển văn minh đất Việt. Lấy đức lập nghiệp, đều là những công trạng hiển hách của các vĩ nhân, trở thành những bậc hiền nhân quân tử có những đóng góp to lớn cho dân tộc Việt, đem lại hạnh phúc và niềm vui cho cuộc sống của chúng ta, đáng để chúng ta học tập, tưởng nhớ, đồng thời cũng khích lệ chúng ta dựng xây những thành tích lớn hơn, giàu có hơn.


21- Đặt tên theo ý chí
.

Mỗi người có chí khí riêng, người muốn thoả chí tang bồng, đi bốn phương trời, người muốn du ngoạn sơn thuỷ, cũng chưa hẳn là ẩn cư, người  muốn có công lao hiển hách ... Nhưng thông thường, cha mẹ cũng gửi gắm nhiều vào con cái, luôn tạo những điều kiện thuận lợi nhất để chúng thành công (mặc dù chưa chắc đã có phương pháp đúng đắn), mà bản thân mọi người cũng thường không ngừng nỗ lực, mạnh dạn vươn lên, tư tưởng này cũng hay thể hiện trong đặt tên, như Lê An Quốc ...


22- Đặt tên theo ý muốn
.

Nhiều đứa trẻ sinh ra đều được đặt tên theo sở thích của cha mẹ. Đặt tên nông hay sâu đều liên quan đến trình độ văn hoá, lý tưởng và sở thích của cha mẹ. Từ xưa đến nay đã có nhiều hiện tượng như vậy khi đặt tên.


23- Bày tỏ nỗi lòng
.

Nếu khi đặt tên tình cảm của người đặt tên rất mãnh liệt và cũng không hàm súc, họ sẽ dễ dàng bày tỏ nỗi lòng bằng những họ tên dễ hiểu. Ví dụ:

Có Việt Kiều rất nhớ quê hương đã đặt tên con là Vọng Hương. Cách đặt tên như vậy đã cho ta gợi mở: Khi đặt tên không cần quá chú trọng vào chữ, hay vắt hết tâm trí để tìm từ hoàn thiện. Nếu từ thập toàn thập mỹ khó tìm, tại sao không dùng phương pháp bày tỏ nỗi niềm để đặt tên. Ví dụ:

Bày tỏ mong muốn xây dựng Tổ quốc Việt Cường, Trấn Quốc, Kiến Quốc, Hưng Việt ...

Bày tỏ ý học rộng biết nhiều, có thể trực tiếp dùng Văn Lâm, Trí Quảng, Học Trí ... để đặt tên.

Bày tó ý phi thường có thể trực tiếp dùng Thiếu Kỳ, Thế Kỳ, Tất Thành....

Bày tỏ ý chí lớn mạnh, có thể dùng Chí Viễn, Chí Cao, Chí Hoài,...

Bày tỏ sự coi trọng đạo đức có thể dùng Hoài Nhân, Hoài Nghĩa, Đức Lương, Nghĩa Sơn ...

Bày tỏ ý sự việc thuận lợi có thể dùng Vạn Thuận, Vĩnh Thuận, Thuận Phong, Chí Thuận, Thuận Thành, ...

Còn rất nhiều ví dụ khác về bảy tỏ nỗi lòng, các bạn có thể dựa vào đó để vận dụng. Điều cần chú ý là: Khi dựa theo phương pháp đặt tên thông dụng, đại chúng hoá cần suy nghĩ đến sáng tạo cái mới, tránh trùng tên.


24- Khích lệ
.

Những người thành công lớn hầu hết đều có cái tên tích cực vươn lên, điều này thể hiện rõ nét trong họ tên các chính khách.

Thực tế, khi đặt tên không phải các bậc bề trên lại nghĩ rằng con cái họ lại có thể thành đạt như vậy, chỉ là một mong muốn tốt đẹp mà thôi, nhưng chắc chắn cái tên tích cực thúc đẩy mọi người hướng lên có tác dụng nhất định với họ, luôn thôi thúc họ không quên lý tưởng, cũng có nghĩa là bỏ ra nhiều công sức hơn để thu lại thành tích tốt đẹp.


25- Đặt tên theo địa danh
.

Quê hương là những từ rất thân thiết, luôn nằm trong tâm khảm mỗi người. Quê hương không chỉ là nơi đã sinh ra chúng ta, mà còn là vườn ươm tinh thần của ta. Quê hương là "gốc rễ", là "cội nguồn", là "huyết mạch" của chúng ta. Lấy địa danh quê hương, nơi sinh sống hay nơi có ấn tượng tốt đặt tên cũng là hướng suy nghĩ tốt. Phần này cũng được đề cập trong các tập tục phần đầu cuốn sách này.

Người xưa đặt tên theo địa danh, một mặt phản ánh quan niệm luân lý truyền thống "Cha mẹ còn, sẽ không đi xa", mặt khác phản ánh tình cảm sâu nặng về quê hương, làng bản, phản ánh mong muốn tốt đẹp về cuộc sống. Thường có 3 loại đặt tên theo địa danh là nơi sinh, nguyên quán  hoặc kết hợp cả 2.

(1) Đặt tên theo nơi sinh

Chúng ta cũng đã đề cập ở phần đầu cuốn sách này. Nhà văn Quách Mạt Nhược nổi tiếng tên thật là Quách Khai Trinh, sinh ra ở vùng núi Lạc Sơn Tứ Xuyên, lớn lên ở đây, để gửi gắm tình cảm sâu nặng với vùng non nước nơi này, ông đã ghép tên hai dòng sông cổ Mạt Thuỷ (tức là Đại Độ hà) và Nhược Thuỷ (tức Nhã Lung Giang) thành "Mạt Nhược".

An Đôn Phác người làng Phúc Thôn, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá. Mẹ ông là người Nghệ An, chuyển ra ở Phúc Thôn, sinh ra ông và người em là Lễ thì mất (không rõ bố). Hai ông được người làng nuôi ăn học. Đến khi đi thi nhờ thầy học khai tên nhưng không biết tên bố, bèn lấy tên huyện làm họ, gọi là An Đôn Phác. Còn nhiều ví dụ khác, chẳng hạn Hải Sinh (sinh trên biển), Ngọc Khương (Ngọc Hồi + Khương Thượng) ...

(2) Đặt tên theo nguyên quán.

Từ xưa đã có thay đổi về dân cư, hiện nay cùng với sự phát triển của các đô thị sự di dân càng lớn. Vì những ước vọng hay sự nghiệp mà họ tìm cách rời xa quê hương, bắt đầu cuộc sống mới, nhưng tấm lồng họ luôn hướng về cố hương. Khi đặt tên cho con, họ cũng thường dùng quê hương nguyên quán đặt tên, để tỏ lồng nhớ quê, như Hưng Yên, Nam Định, Phan Thiết ...

(3) Ghép hoặc tách địa danh quê hương hay nguyên quán

Cùng với sự thống nhất nước nhà và công cuộc đổi mới xây dựng tổ quốc, hưởng ứng lời kêu gọi, nhiều thanh niên đã rời bỏ quê hương đến những nơi mà tổ quốc cần, đóng góp công sức dựng xây nước nhà, thúc đẩy kinh tế phát triển. Hầu hết đều đến nơi mới an cư lạc nghiệp, xây dựng gia đình. Khi đặt tên cho con cái họ thường nghĩ đến yếu tố quê hương như Lân Tú (xã Đức Lân, thôn Tú Sơn) ...


26- Đặt tên vào thời điểm sinh
.

Sinh nhật là ngày đáng để kỷ niệm, nó không chỉ là ngày đau đớn của người mẹ, mà còn là ngày sinh mệnh mới ra đời. Đặt tên theo thời điểm sinh cũng có vài trường hợp sau:

(1) Dựa vào giờ sinh

Chúng ta đã nhắc tới ở phần đầu sách, hơn nữa hiện nay cũng ít người dùng nên tôi chỉ nói qua. Người xưa chia 1 ngày thành 12 thần, mỗi thần tương ứng với 2 tiếng hiện nay, bao gồm giờ Tý, giờ Sửu ...

(2) Dựa theo ngày sinh

Các tên theo ngày sinh có Quốc Khánh (rất nhiều người đặt tên như vậy), Lập Xuân, Lập Thu ...

(3) Theo tháng hay quý

Chính Nguyệt (vào đêm rằm), Thu Sinh (sinh vào mùa thu), Xuân Lai (mùa xuân đến), Hão Vũ (đúng thời điểm cần mưa), Như Tuyết (sinh vào mùa đông) ...

(4) Đặt tên theo năm sinh

Dựa vào kết hợp can chi tạo thành bảng lục thập hoa giáp.

Giáp Tý

Ất   Sửu

Bính Dần

Đinh Mão

Mậu Thìn

Kỷ Tỵ

Canh Ngọ

Tân Mùi

Nhâm Thân

Quý Dậu

Giáp Tuất

Ất        Hợi

Bính Tý

Đinh Sửu

Mậu Dần

Kỷ Mão

Canh Thìn

Tân         Tỵ

Nhâm Ngọ

Quý Mùi

Giáp Thân

Ất   Dậu

Bính Tuất

Đinh Hợi

Mậu 

Kỷ  Sửu

Canh Dần

Tân Mão

Nhâm Thìn

Quý    Tỵ

Giáp Ngọ

Ất Mùi

Bính Thân

Đinh Dậu

Mậu Tuất

Kỷ Hợi

Canh Tý

Tân Sửu

Nhâm Dần

Quý Mão

Giáp Thìn

Ất        Tỵ

Bính Ngọ

Đinh Mùi

Mậu Thân

Kỷ  Dậu

Canh Tuất

Tân Hợi

Nhâm Tý

Quý Sửu

Giáp Dân

Ất     Mão

Bính Thìn

Đinh Tỵ

Mậu Ngọ

Kỷ  Mùi

Canh Thân

Tân Dậu

Nhâm Tuất

Quý Hợi

 

 

 

 

 

(5) Đặt tên theo niên đại

Những sự kiện lớn xảy ra cũng có thể dùng để đặt tên, như hoà bình năm 1954, thống nhất năm 1975, đổi mới năm 1986, ... mà có thể đặt tên là Kiến Quốc, Giải Phóng, Hồng Quân, Hoà Bình ...

Tuy vậy cách đặt tên này thành trào lưu tạo ra trùng tên rất nhiều, do vậy cần có ý tưởng mới dựa trên việc kế thừa những điểm vốn có, vừa có ý nghĩa kỷ niệm, vừa khác người.


27- Mượn vật đặt tên
.

Quan hệ giữa người với vạn vật trong giới tự nhiên có mối quan hệ phức tạp và tinh tế, đối với những sự việc hay hiện tượng khó lý giải, dần dần đã tạo nên tín ngưỡng sùng bái vật thần linh "totem" từ đó giảm bớt áp lực và sợ hãi của mọi người với giới tự nhiên.

Từ totem bắt nguồn từ châu Phi, có nghĩa là "cùng tộc với tôi". Mỗi dân tộc đều có totem và cấm kỵ riêng. Trong hình khắc thuỷ tổ Nữ Oa của ta cho thấy rõ bà có thân rồng. Những họ tên như Phạm Đình Hổ, Hằng Nga, ... đều liên quan đến điều này.

Sau đó cùng với nhận thức và hiểu biết của con người về giới tự nhiên đã rõ rệt hơn, nhiều hiện tượng thần bí cũng được giải thích đúng đắn, hình thức totem và những cấm kỵ cũng giảm dần, chỉ còn là những truyền thuyết được truyền tải qua các câu chuyện kể.

Mượn vật đặt tên là điều bình thường, nhưng không phải cái gì cũng có thể cho vào tên. Những thứ mọi người ghét bỏ không thể cho vào tên. Đương nhiên một số phong tục, mê tín hay tâm lý cố tình đặt tên xấu lại là chuyện khác.

Mọi người thường dùng những vật tượng trưng cho tốt đẹp, hạnh phúc, tích cực để đặt tên như Hoa, Hổ, Ngọc, Bảo ...

Ngày nay mọi người hay dùng những từ như Tùng, Trúc, Mai, Hoa, Sơn, Thuỷ, Hà, Thạch, Phong, Vân, Diệp, Tuyết, Vũ, Ngọc ... để đặt tên. Ví dụ: Minh Tùng, Thanh Sơn, Ngọc Diệp, Như Vân, Bạch Tuyết, Thanh Hà, Ngọc Thạch ...


28- Đặt tên theo đặc điểm sinh
.

Đây là hình thức đặt tên khá hay. Khi đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời liền thể hiện ra những thông tin riêng của mình như các đặc điểm sinh lý (tính tình, khuôn mặt, trọng lượng ...) và những việc đặc biệt xảy ra, đều tạo ấn tượng sâu sắc cho cha mẹ. Dựa vào đó đặt tên cũng dần trở nên thịnh hành, nhưng hầu hết đều là nhũ danh, nhưng nhiều khi nhũ danh đó cũng là họ tên thật.

29- Theo quy phạm đạo đức.


Quy phạm đạo đức ảnh hưởng đến biểu hiện hành vi của con người, cũng như trong việc đặt tên. Nhìn nhận của mọi người ở mỗi thời kỳ một khác, từ đó cũng hình thành quy phạm đạo đức và quan niệm luân lý khác nhau. Mà tư tưởng đạo đức, quan niệm luân lý và giá trị quan mỗi thời đại cũng khác. Quy phạm đạo đức là những chuẩn tắc hành vi tự phát trong cuộc sống mọi người mà thành. Cùng với tiến bộ và phát triển của văn minh nhân loại, quy phạm đạo đức cũng dần trở tnên hợp lý hơn. Chẳng hạn sự coi thường phụ nữ trong xã hội phong kiến, yêu cầu phụ nữ phải "tam tòng tứ đức", còn nam giới lại "năm thê bảy thiếp" ... dần đã bị đào thải cùng với sự phát triển của xã hội.

Đương nhiên ý nghĩa của họ tên cần phù hợp với yêu cầu đạo đức của thời đại, lại không đi ngược lại thói quen thẩm mỹ của đa số công chúng, nếu không sẽ gây ác cảm. Họ tên đặt theo tam cương ngũ thường như Trí Nhân, Nhân Kiệt, Thủ Lễ ...


30- Chú ý đến khách quan
.

Đặt tên phải có chủ ý, nếu không rất khó đặt tên. Họ tên khác nhau sẽ có ý nghĩa khác nhau. Trước khi đặt tên, cần chuẩn bị xem gửi gắm gì trong họ tên. Do ý nghĩa mọi người muốn biểu đạt rất phức tạp, nội dung đa dạng, như vừa muốn nói rõ vẻ đẹp của phụ nữ, vừa muốn nói rõ sự thông minh lanh lợi ... điều này đòi hỏi phải cân nhắc, chọn những từ có ý nghĩa để đặt tên.

Hướng đặt tên gồm hai phần lập ý và chọn từ. Sau khi xác định chủ đề đặt tên, sau đó cân nhắc các từ liên quan, do từ Hán Việt rất đa dạng, từ đồng âm khác nghĩa rất nhiều, lại không được có nghĩa xấu ở Tiếng Việt. Do vậy chọn từ khác nhau sẽ tạo ra hiệu quả khác nhau, tạo ra những nhận biết khác nhau. Do vậy khi chọn từ không chỉ cân nhắc tư tưởng, tu dưỡng, trình độ văn hoá, kinh tế của mình mà cần chú ý đến tâm lý, tâm tư của những người xung quanh cũng như suy nghĩ của mọi người khi gọi tên. Điều đó cho thấy chọn được cái tên hợp lý là rất quan trọng.

Hơn nữa do trình độ văn hoá, sở thích của cha mẹ khác biệt với những người xung quanh, kỳ vọng vào con cái cũng khác nhau, cha có thể mong con cái có chí khí lớn, thành đạt, mẹ lại muốn con yên phận, nhàn hạ, ông lại mong cháu học rộng biết nhiều, trở thành chuyên gia, bà lại muốn cháu thành người giàu có ... Do vậy khi đặt tên có thể tạo nên mâu thuẫn và xung đột, đòi hỏi mọi người phải bình tĩnh bàn bạc, đạt tới ý kiến thống nhất, tìm ra cái tên mà ai cũng hài lòng. Không được để như một đứa trẻ nói với tôi: "Cháu có 5 tên", tôi hỏi lý do, cháu bé mới kể ở cho nhà ai cũng cho là tên mình đặt hay, kiên quyết giữ "kiệt tác" của mình, cuối cùng ai cũng gọi theo tên mà mình đặt. Thế là ông, bà, cha, mẹ và cô gọi 5 cái tên khác nhau. Do đó mà đứa trẻ này cũng coi như "giàu có".

 

KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐẶT TÊN

 

1- Mở hướng suy nghĩ.

          Tên tốt hay xấu, có thể ảnh hưởng đến cả đời người. Một tên đẹp, dễ nghe có thể làm cho người ta tự hào, tràn đầy tự tin; còn cái tên không vừa ý có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý, gây sự tự ti. Mọi người cũng thường muốn kết bạn, làm quen với người có tên hay. Tên hay sẽ dễ nhớ, dễ có hiệu ứng tốt trong xã hội. Chúng ta đều biết trong lịch sử Việt Nam có những người như Nguyễn Trãi, Lê Lợi nhưng chẳng mấy ai biết đến người tên là Nguyễn Công Minh, Lê Thị Khoái. Điều này đủ để cho thấy một cái tên ấn tượng, dễ nhớ và thuận tai quan trọng đến mức nào, tên gọi luôn liên quan đến sự phát triển của cá nhân, có thể thúc đẩy người ta hướng lên, loại bỏ mọi ức chế hay tâm lý tiêu cực. Do vậy, chúng ta cần phải nắm vững phương pháp và kỹ thuật đặt tên.

Đặt tên rất khó, đặt tên hay cả về âm, ý và số nét lại càng khó hơn.

Đặt tên khó ở điểm nào ? Khó ở suy nghĩ. Hầu hết những người trưởng thành có văn hoá, tuy đã từng đặt tên cho người hay cho con mình, nhưng rất ít người đặt được tên thực sự hay. Dù có người đã dùng điển tích điển cố, vắt óc suy  nghĩ, nhưng cuối cùng tên gọi vẫn chưa hoàn toàn ưng ý, cũng có không ít người ngày đêm suy nghĩ để thay đổi tên cho con mình, có người còn cả đời suy nghĩ về vấn đề này. Bỏ ra nhiều công sức như vậy, tên cũng chưa chắc là hay, xem các sổ sách về dân số mới thấy tên trùng, tên tục vẫn còn quá nhiều. Tại sao lại như vậy ? Điều này càng cho thấy đặt tên rất khó, hướng suy nghĩ rất khó !

Hướng suy nghĩ là giai đoạn rất quan trọng trong quá trình đặt tên, là một hoạt động bên trong. Một tên hay xuất hiện, chính là trong giai đoạn suy nghĩ này.

Rất nhiều người thích dùng những từ như "thai nghén", "mang thai", ... để mô tả quá trình sáng tác nghệ thuật, "giống như người mẹ mang đứa con trong mình, quá trình sáng tác và sinh nở đều giống nhau, kể cả nỗi đau - đương nhiên đây là đau đớn về tinh thần". Thực ra họ hoàn toàn nhấn mạnh vào suy nghĩ trăn trở mà thôi. Đặt tên cũng như sáng tác văn học. Đừng có thấy tên người chỉ có vài chữ mà cho rằng nó đơn giản hơn nhiều tác phẩm văn học hay nghệ thuật, bởi nó cũng không tránh khỏi phải suy nghĩ. Đặt tên có thể "đơn giản" chỉ khi so với những việc "phức tạp", nhưng "đơn giản" đó không hề có nghĩa là "dễ dàng", quá trình suy nghĩ cũng rất "đau đớn", có người có thể viết ra những áng văn hay, thiết kế những tác phẩm nghệ thuật phức tạp, nhưng họ lại thất bị khi muốn đặt một cái tên có nội hàm, có đặc điểm và hay.

Tóm lại, hoạt động tâm lý suy nghĩ về cách đặt tên có các đặc điểm sau:


(1) Tính chỉnh thể

Có nghĩa là việc hoàn thành của suy nghĩ cần tiến hành với việc truyền đạt, sau khi tập trung tinh thần chịu khó suy nghĩ, bởi nếu không linh cảm và hứng thú đặt tên sẽ biến mất hoặc sẽ hoàn toàn khác. Tính chỉnh thể của hoạt động tâm lý suy nghĩ sẽ quyết định tính hoàn chỉnh của việc đặt tên, thông thường  khi đặt tên cảm nhận được một ý hoàn chỉnh, một nội dung độc lập, chứ không chỉ là mấy chữ ghép với nhau.


(2) Tính tự động

Tức là không bị ảnh hưởng bởi các nhân tố bên ngoài, mở rộng tư duy của mình, không bị người ngoài làm dao động, không nghe theo "giáo điều" cứng nhắc. Tính tự động của hoạt động tâm lý suy nghĩ làm tăng hiệu quả đặt tên. Bởi người đặt tên không cần phải dốc hết sức lực suy nghĩ và cân nhắc nhiều, mà sức tưởng tượng ào ạt đến. Đương nhiên tính tự động của suy nghĩ không hề là tuyệt đối, nó phải đi kèm với sự chủ động nỗ lực của người đặt tên, nó không chỉ cần có tri thức rộng lớn mà còn phải có sự nhạy bén, chu toàn, hóm hỉnh, khéo léo thì mới có kết quả tốt.


(3) Tính mơ hồ

Tính mơ hồ ở đây không phải do qua loa đại khái làm cho tên chẳng ra sao, cũng chẳng phải mù mờ làm cho tên không rõ ràng, mà là do tính phức tạp của bản thân sự vật khách quan (tên gọi) và tính giới hạn về nhận thức của người đặt tên làm họ khó có thể hoàn toàn nắm vững đối tượng.

Trong hoạt động tâm lý suy nghĩ đặt tên, ý thức đặt tên lấy cảm thụ và thể nghiệm làm cơ sở, lấy tâm tư và tình cảm làm động lực, lấy tưởng tượng làm phương thức chính, sẽ mơ hồ hơn khi so với suy luận logíc và phân tích theo nhận thức, nhưng nó lại rất phong phú, tràn đầy sức sống. Nó làm cho tên được đặt ra càng bao hàm nhiều ý nghĩa của cuộc sống xã hội.

Chúng ta đã hiểu qua về đặc điểm của suy nghĩ khi đặt tên, vậy suy nghĩ đó bắt đầu từ đâu ? Điều này bắt đầu từ việc phân tích họ. Họ là nhân tố tiên quyết không thay đổi, là "tiêu đề" của "bài văn" đặt tên, làm bạn không thể vượt qua hoặc bỏ sót nó.

Nhưng cũng như viết văn vậy, trước quá trình suy nghĩ và đặt bút, bước đầu tiên phải đặt tên là phân tích họ. Xét từ hình thức bên ngoài của họ tên, họ là cửa, tên là sân, muốn bước vào sân phải đi qua cửa, mà phân họ chính là bước vào cánh cửa suy nghĩ đặt tên.


2- Tác dụng quan trọng của phân tích họ
.

Nên phân tích họ như thế nào ? Nói cách khác, phân tích họ nên bắt đầu từ đâu ?

Trước hết, bạn nên biết rằng phân tích nghĩa và phân tích kết cấu là hai phương diện quan trọng trong phân tích họ. Ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu có kết hợp âm và nghĩa, âm là hình thức, nghĩa là nội dung, nghĩa có thể chia làm hai loại: Nghĩa của từ hay nghĩa của ngữ pháp. Nghĩa của từ là nhận xét chủ quan hay đánh giá của mọi người với sự vật khách quan, nghĩa của ngữ pháp là ý nghĩa xuất hiện trong quan hệ về ngữ pháp giữa các từ. Phân tích nghĩa ở đây chủ yếu nói tới đặc điểm và loại nghĩa, chứ không phải xem xét về nội dung. Theo điều tra, đặc điểm và loại hình nghĩa của họ người Việt Nam có thể chia thành các loại sau:

(1) Ý nghĩa rõ ràng như: Vương, Trần, Chu, Tôn, Cao, Hà, Tạ, Đinh, Khương, Phạm, Phương ... trong đó Vương, Tôn, Khương thường không dùng nghĩa của họ khi đặt tên.

(2) Nghĩa không cụ thể, không rõ ràng, khó nắm bắt. Những họ này khi đặt tên khó suy nghĩ đến nghĩa của chúng, như Hồ, Đặng, Tô, Đỗ ...

(3) Hình tượng cụ thể, sáng rõ: Lê, Trương, Dương, Hoàng, Lâm, Điền, Kim, Thạch,Giang, Long ...

Điều cần phải nói rõ là, nghĩa họ tên khác nhau, khả năng và phương thức tạo từ cũng khác. Trong số hàng trăm tên người, loại họ có hình tượng rõ ràng sẽ có khả năng liên kết các từ khác nhau. Chúng có thể tạo từ trực tiếp, cũng có thể kết hợp cả họ và tên. Mấy từ liên hệ, liên quan với nhau được tập hợp lại, lĩnh vực phạm vi biểu đạt của nó rất lớn, không chỉ hàm lượng nghĩa phong phú, mà còn có thể phát huy tối đa nghệ thuật, nhờ đó mà sáng tạo ra những tên gọi lý tưởng khá mới mẻ, sâu sắc, sinh động và hàm súc.

Phương thức cấu tạo từ cũng khác biệt do nghĩa của họ. Loại họ sinh động rõ ràng sẽ đặt được tên sinh động, dễ mến. Chẳng hạn các tên Bạch Như Tuyết ...

Còn họ có ý nghĩa rõ ràng tuy hơi đuối về tính hình tượng, nhưng lại ưu việt hơn về mô tả sự việc, có thể phát huy toàn diện ưu thế này.

Họ có ý nghĩa không rõ ràng thường chỉ kết hợp với một chữ phía sau, có lúc dùng tên ba chữ nhưng ý nghĩa chỉ có hai chữ, nội dung đơn giản, khi suy nghĩ về đặt tên cũng đơn giản hơn. Nhưng một số họ trong loại này đôi lúc cũng có ý nghĩa nhất định, có thể tận dụng điều này, như Hồ, Đổng, Đỗ ... Như Hồ Phong, "Hồ" vốn chỉ một dân tộc thiểu số, sau thường dùng để chỉ phương Bắc, do vậy Hồ Phong có nghĩa là gió phương Bắc.


3- Đặt tên có sự liên hệ
.

Đặt tên cũng như làm thơ viết văn, có thể dùng thủ pháp vay mượn để mở rộng hướng suy nghĩ. Điều này bắt nguồn từ tên hay trong quá khứ cũng như hiện tại. Thậm chí một câu nói, chỉ cần gợi mở tư duy, tạo ra mối liên tưởng, tạo cảm hứng trong việc đặt tên là bạn có thể vay mượn sự liên hệ bên ngoài này.

Chẳng hạn có người họ là Giang, do có liên hệ chặt chẽ với Sơn (Giang Sơn, có nghĩa là sông núi, bờ cõi), lựa chọn những từ ngữ thích hợp có thể tạo ra tên đẹp. Ví dụ Giang Bích Sơn: Một dòng nước trong vắt chảy giữa hai bờ núi. Một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp, tên gọi như vậy rất phong phú hàm súc.

Tuy nhiên khi đặt tên như vậy không được mô phỏng một cách cứng nhắc, bởi có thể sẽ có tác dụng ngược lại.


4- Đặt tên có sự hỗ trợ
.

Trong cách đặt tên trên, Giang Bích Sơn, Giang Hải Sơn tạo ra họ tên có tính độc lập, rõ nét và hình tượng. Tổ hợp ba từ có tính hình tượng hay sự vật làm cho họ tên sinh động và có thần, tạo ra một phương pháp mới: 3 trong 1. Ví dụ:

Giang Bích Nguyệt: Một vầng trăng sáng rõ phản chiếu trên mặt nước, tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.

Lôi Vũ Điền: Vũ là một phần của chữ Lôi, sau tiếng sấm là cơn mưa ào ạt tưới nhuần ruộng mương. Trong từng trận gió thoảng theo hương sắc đồng quê, báo hiệu một mùa màng bội thu !.

Phương pháp đặt tên 3 trong 1 có hình tượng rõ ràng, nội dung phong phú, đầy tính triết lý. Vận dụng phương pháp này cần chú ý các điểm sau:

- Họ phải có hình tượng rõ ràng, cụ thể sinh động hoặc ý nghĩa rõ ràng, nếu không sẽ không phù hợp yêu cầu "3 trong 1", đây là yếu tố cơ bản nhất.

- Tên và tên đệm phải hỗ trợ với họ, có mối liên hệ nội tại, bởi ba điểm này không có liên quan với nhau thì có kết hợp thế nào cũng không thể có được tên hay, ngược lại còn tạo ra tên gọi sống sượng, miễn cưỡng, buồn cười.

- Hầu hết ba từ kết hợp đều là ba danh từ chỉ một sự vật cụ thể, chỉ có rất ít là tính từ chỉ màu sắc, hình thái, dáng vẻ. Khi lựa chọn từ ngữ cũng phải lựa chọn đến điều này.


5- "Tống cựu nghinh tân"
.

Tống cựu nghinh tân ở đây có nghĩa là loại bỏ cái cũ, chào đón cái mới, hiện nay dùng để chỉ việc kế thừa và phát huy văn hoá cũ, sáng tạo văn hoá mới. Điều đó có nghĩa là làm cho những tên gọi cũ rích, thô tục, nhàm chán trở nên mới mẻ, độc đáo.

Chẳng hạn Nguyễn Thu Hương vốn là tên hay, hàm chứa "hương sắc mùa thu". Nhưng hai chữ Thu Hương thực sự bị mọi người lạm dụng, đến nỗi giờ đã quen tai, chán ngắt. Nghe nhiều trở nên nhàm chán, tạo ra ác cảm, không có đường rút. Vậy hướng giải quyết như thế nào ? Chỉ có một cách, đó là "tống cựu nghinh tân", tìm ra cái mới.

Có hai cách thay đổi trong phương pháp này. Một là "bình cũ rượu mới", dựa vào tên vốn có, chỉ chỉnh sửa đôi chút về cấu tạo từ, điều này có thể dẫn đến thay đổi ngữ nghĩa. Ví dụ Thu Hương chuyển thành Thu Hường, Thuý Hương, Hương Thuỷ ...

Cách thứ hai là thay đổi hẳn một trong hai từ, ví dụ Thu Hằng, Thu Nguyệt (thay đổi tên, thực tế hai tên này cũng rất nhiều), Thanh Hương, Diệu Hương (thay đổi tên đệm).

Trong hai cách này thì cách ở trên linh hoạt hơn, không gian suy nghĩ rộng rãi, sức tưởng tượng cũng có thể được phát huy, còn cách thứ hai gần như đặt tên mới, cách kết hợp cũng khó khăn.


6- Tả cảnh
.

Mượn cảnh để gửi gắm tình cảm cũng là phương pháp thường dùng khi đặt tên.

Để có thể đặt tên theo phương pháp này, trước hết phải có lượng từ vựng phong phú, đồng thời dựa vào cơ sở là nhiều từ tả cảnh. Ví dụ:

Những từ liên quan đến Sơn (núi): Bích Sơn, Thanh Sơn, Xuân Sơn, Thu Sơn, Viễn Sơn, Tuyết Sơn, Kim Sơn, Ngọc Sơn, Hồng Phong, Thạch Sơn, Tuyệt Bích ...

Những từ liên quan đến sông nước: Trường Giang, Hồng Hà, Thanh Hà, Giang Hà, Hà Giang, Thu Giang, Xuân Thuỷ, Xuân Tuyền, Thanh Tuyền, Cam Tuyền, Ngọc Tuyền, Giang Nam, Bắc Giang, Hà Khẩu, Chu Giang, Giang Thiên, Giang Đảo, Ngân Giang ...

Những từ liên quan đến hồ, biển: Thanh Trì, Xuân Trì, Minh Hải, Thanh Hải, Nhật Hải, Hải Dương, Bích Hải, Xuân Triều, Hải Triều, Hải Phong, Hải Lan, Hải Kiều, Hải Đưởng ...

Những từ về cao nguyên, đồng cỏ: Bình Nguyên, Minh Lâm, Xuân Lâm, Trúc Lâm, Sơn Lâm, Ngọc Lâm, Thuỷ Đồng, Sơn Lâm ...

Những từ về thành phố: Thuỷ Thành, Trường Thành, Tân Thành, Lạc Thành ...

Những từ về khí hậu: Xuân Vũ, Xuân Quang, Tuyết Hoa, Tuyết Mai, Băng Tuyết, Xuân Hoa, Xuân Cảnh, Minh Lan, Thiên Thanh, Thiên Vũ, Ngọc Băng, Tuyết Tùng ...

Những từ về mây gió: Bích Vân, Thu Vân, Thanh Vân, Vân Hải, Vân Du, Vân Thuỷ, Thái Vân, Kim Phong, Từ Phong, Thanh Phong ...

Những từ về sao, ngày tháng: Minh Tinh, Kim Tinh, Hằng Tinh ...

Những từ ngữ về hoa: Phương Hoa, Lan Hoa, Như Hoa, Quế Hoa, Ngọc Lan, Kim Lan, Hồng Mai, Mẫu Đơn, Đỗ Quyên, Hoa Hồng, Kim Cúc, Xuân Mai, Tuyết Mai, Xuân Đào, Phương Thảo, Bích Thảo, Hương Thảo, Thanh Thảo, Dương Liễu, Trúc Lâm, Anh Đào, Đinh Hương, Ngọc Diệp, Kim Diệp ...

Những từ về kiến trúc: Bắc Lầu, Ba Đình, Mỹ Đình, Kim Đài, Ngọc Đài, Vân Đài, Ngữ Đường, Thọ Đường ...

Tên các con vật: Khổng Tước, Phi Long, Ô Long, Hải Yến, Ngọc Lân, Kim Lân, Kỳ Lân, Hồ Điệp ...

Từ ngữ Tiếng Việt khá phong phú, những từ ngữ thường dùng chung kể trên chỉ là một phần nhỏ. Chúng ta có thể lựa chọn những từ ngữ thích hợp, kết hợp với họ và sửa đổi cho phù hợp.


7- Kết hợp màu sắc
.

Thế giới mà chúng ta đang tồn tại khá đa dạng, nhiều màu sắc sặc sỡ.

Thiên nhiên có nhiều màu sắc như vậy mới đẹp đẽ, thế giới thiếu màu sắc sẽ khó có thể tưởng tượng nổi. Màu sắc là cây bút thần làm đẹp tự nhiên và cũng là chiếc cầu vồng hướng tới cái đẹp. Bước lên chiếc cầu này là nhìn thấy rất nhiều phong cảnh đẹp. Chúng ta hãy xem những cái tên sử dụng đến màu sắc sau:

Hồng, đỏ: Thu Hồng, Hồng Hoa, Nguyễn Ánh Hồng, Kim Hồng, Hồng Giang, Hồng Nhung ...

Hoàng, vàng: Nhật Hoàng, Kim Hoàng ...

Lục, xanh sẫm: Bích Vân, Bạch Thạch, Lục Thuận, Lục Linh ...

Thanh, xanh: Thanh Sơn, Thanh Hà, Thanh Lâm ...

Lam: Lam Luyến, Lam Sinh, Thái Lam ...

Tử, tím: Tử Vân, Tử Điệp ...

Bạch, trắng: Lý Bạch, Tố Phong, Tố Văn, Tố Như, Tố Lan ...

Không những nước ta, mà nhiều nước phương Tây cũng dùng màu sắc để đặt tên người, ví dụ Brown (nâu), Green (xanh), Black (đen) ... Tại sao những từ về màu sắc lại được mọi người dùng để đặt tên? Thứ nhất những từ ngữ này có hình tượng, rõ ràng, dễ nhớ, có thể bộc lộ cá tính, dễ gây tình cảm. Thứ hai, từ ngữ màu sắc có ý nghĩa tượng trưng nhất định, nhiều khi vượt cả bản thân từ ngữ, làm cho nội hàm của từ thêm phong phú. Trong văn hoá truyền thống của chungs ta, ý nghĩa tượng trưng của màu sắc như sau:

Hồng: Chân thành, nhiệt tình, hưng thịnh, thắng lợi, huy hoàng, tình yêu.

Vàng: Trung thành, cao quý, sáng sủa, ấm áp.

Lục: Hy vọng, mềm mại, khởi đầu, mới mẻ.

Thanh: Im lặng, kiên nghị.

Lam: Mát mẻ, sạch sẽ, rộng rãi, thoáng đạt.

Tử: Cao quý, nhã nhặn, hào hoa.

Bạch: Thuần khiết, thành thật, thẳng thắn.

Hắc: Vạm vỡ, khoẻ mạnh, trang nghiêm.

Huyền: Thần bí, ức chế, nghi kỵ.

Từ ngữ màu sắc sử dụng với những từ sáng sủa sẽ có hiệu quả tốt hơn. Các từ đó là: Quang, Huy, Minh, Lương, Thần, Nhật, Nguyệt, Hoả, Đăng, Điện, Ngọc, ...


8- Cảm giác nhịp điệu

Để họ tên có cảm giác nhịp điệu, sẽ tạo ra những âm thanh vui tai, dễ nhớ. Đây là điều thường gặp khi đặt tên.

Trong thế kỷ 18, ca kịch Châu Âu đã coi mô phỏng thay đổi ngữ điệu như một loại hình mỹ học trong âm nhạc, tốc độ và âm điệu phải chú ý tới nội dung thực tế của khái niệm ngôn ngữ.

Cảm giác nhịp điệu của họ tên biểu hiện ở hai mặt sau:

Một là cảm giác đẹp về nghĩa, tức là từ ngữ có âm điệu, như Kim Thanh, Thu Thanh, Tuyền Thanh, Phong Cầm, Minh Hải ...

Hai là cảm giác đẹp về hình thức, tức là ngữ âm thuận tai, dễ nghe, ví dụ Thanh Thảo (âm điệu là bằng, hỏi), Mỹ Tâm (ngã, bằng), Mạnh Linh (nặng, bằng). Nhưng họ tên này có đặc điểm chung: Một là hai từ gần nhau có âm điệu khác nhau, thay đổi lên xuống như bản nhạc, không ngừng thay đổi, đầy nhịp điệu; Hai là âm thanh lên xuống của hai từ gần nhau cũng khác; Ba là hầu hết tên đệm đều có thanh điệu thấp, tạo ra nhịp điệu rất hay.


9- Mong muốn và lý tưởng
.

Đặt tên theo mong muốn lý tưởng, là biểu đạt những tâm tư, mong muốn, nguyện vọng, tình cảm qua họ tên, như ý chí lập nước, xây dựng sự nghiệp, hoàn thành ước vọng. Vừa khích lệ bản thân vừa tạo ra những cái tên đẹp đẽ.

Có mấy cách đặt tên sau:

(1) Thể hiện tấm lòng xây dựng Tổ quốc

Mọi người thường coi Tổ quốc như người mẹ hiền, cảm thấy tự hào vì mình là đứa con của Tổ quốc. Tình cảm này cộng thêm sự thăng hoa của lý tưởng, tạo nên ý thức dân tộc và tình yêu đất nước, từ đó hình thành chủ nghĩa yêu nước thần thánh. Tinh thần yêu nước phát sinh từ chủ nghĩa yêu nớc này đã cổ vũ nhiều người con đất Việt hy sinh cho Tổ quốc ngày một giàu đẹp hơn.

Các tên như vậy thường là "Quốc", "Việt", "Chấn", "Kiến", "Trị", "Công" ... Như Nguyễn Việt Cường: dốc sức đưa đất nước trở nên hùng mạnh. Lê Quốc An: có trách nhiệm đoàn kết dân tộc, an khang trị quốc. Nguyễn Hữu Huân: sẵn sàng tạo dựng công lao.

(2) Thể hiện tinh thần lập nghiệp.

Mọi người theo đuổi những nghề khác nhau, nghề nghiệp không phân biệt giàu sang nghèo hèn, chỉ cần chịu khó nỗ lực là được mọi người tôn trọng và thừa nhận. Nếu nói cả xã hội như một chiếc võng thì mỗi nghề nghiệp sẽ là một mắt võng. Chính hàng trăm "mắt võng" này tạo ra hệ thống lớn của cuộc sống xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển và nhân loại tiến bộ. Vào giai đoạn đầu của lịch sử nhân loại, trong xã hội không có nghề nghiệp chuyên môn. Phân công công việc lúc đó chỉ đơn thuần là giữa hai giới, hoàn toàn tự nhiên. Đàn ông săn bắn, đánh trận; đàn bà trồng trọt, chăn nuôi. Cùng với sự phát triển của sức sản xuất, quan hệ sản xuất và nhu cầu cuộc sống ngày một đa dạng phức tạp, phân công công việc càng chi tiết hơn, sau nhiều lần chia tách và kết hợp đã tạo ra hàng trăm ngàn nghề của xã hội hiện đại.

Nhìn trong cuộc sống, chúng ta có thể thấy một số người giữ chức vụ bình thường nhưng cần cù chịu khó, xây dựng sự nghiệp cho Tổ quốc, tên tuổi của họ khắc sâu trong tâm trí hàng triệu người. Có người tuy ở địa vị cao mà nhiều người đang hướng tới, nhưng cả đời chẳng có chút công lao, bị danh lợi che lấp, lợi dụng nghề nghiệp mà vi phạm pháp luật, bị người đời cười chê. Từ đó có thể thấy, con người ta lưu lại được dấu ấn gì trong cuộc sống, không phải do sự khác biệt của từng người quyết định, cần phải xem anh ta viết trang sử của mình như thế nào. Dùng họ tên tỏ rõ tư tưởng của mình, thể hiện cách nhìn về đạo đức nghề nghiệp, không nghi ngờ gì nó sẽ có ảnh hưởng đến sự nghiệp.

Họ tên như vậy rất nhiều, ví dụ: Nguyễn Cần Lao: Chịu khó lao động. Phạm Ái Nông: nhiệt tình với giáo dục nông thôn, quê hương.

Sở thích, hứng thú và sở trường của cá nhân không phải đều là bẩm sinh, mà là xuất hiện và phát triển trong thực tiễn xã hội, do vậy mà có thể thay đổi. Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lỗ Tấn, Quách Mạt Nhược đều là ví dụ về đặt tên như vậy.

(3) Biểu đạt sự ngưỡng mộ, học tập, tôn trọng, có tác dụng khích lệ và cổ vũ quan trọng đối với sự nghiệp đời người.

(4) Biểu thị sự chịu khó học hành, nhanh trí, rất có ý nghĩa giáo dục. Những họ tên như vậy là Lê Tú Uyên, Bùi Văn Thọ, Nhật Tân, Thái Quảng ... đều coi trọng sự sáng tạo và tìm tòi suy nghĩ, đều là những điều kiện cần thiết để thành công. Tri thức là vô bờ bến, cần phải không ngừng học tập, suy nghĩ và sáng tạo.

(5) Tỏ rõ lý tưởng tốt đẹp, như Nghĩa Cường, Triệu Phong, Triều Huy, Vĩnh Xuân, Chí Viễn, Tất Thành... Những họ tên này như ngọn đuốc soi đường trong cuộc sống, chỉ hướng đi lên, dũng cảm đi tới một ngày mai tươi đẹp hơn.

(6) Gửi gắm tâm tư hay nỗi niềm, như Lưu Công Vọng, Bằng Hữu, Thiếu Kỳ ... Đây là những họ tên có tính chất hoài niệm, có thể là nhớ tới quê cũ, người cũ, hoặc một thần tượng, hoặc một sự kiện đáng nhớ. Tuy chỉ là vài chữ đơn giản, nhưng lại hàm chứa một bối cảnh rộng lớn.

Cuộc đời con người là hữu hạn, nhưng tư tưởng là vô hạn, nó có thể mặc sức bay lượn, phạm vi hoạt động rất rộng, nội dung cũng phong phú, do vậy đặt tên theo kiểu này không khó. Nhưng cần phải chú ý, họ tên không phải chỉ là một sự vật cụ thể, đồng thời phải mới mẻ, độc đáo, giàu cá tính, không lặp lại.

Trong một số họ tên thường có cả động từ biểu hiện tư tưởng thường gặp như "Mộng", "Ngưỡng", "Niệm", "Mộ", "Tư" ... Bản thân động từ như vậy đã có tính khích lệ, nếu kết hợp một cách thích hợp sẽ có những ý nghĩa mới mẻ, hướng thiện, đồng thời có đặc điểm, cá tính riêng.


10- Lập đức
.

Hồ Chủ tịch đã từng nói: "Có đức mà không có tài làm gì cũng khó, có tài mà không có đức là người vô dụng", điều đó cho thấy đạo đức rất quan trọng.

Dân tộc Việt Nam rất coi trọng giáo dục tu dưỡng, người xưa coi "lập đức" là điều cần thiết của con người, dùng đạo đức tốt đẹp đặt tên cũng có truyền thống văn hoá lâu đời. Do đạo đức tốt đẹp có nhiều hình thái biểu hiện, nên việc đặt tên cũng khá đa dạng.

Tu đức có: Nguyễn Mạnh Đức, Nguyễn Đức Minh, Lê Cảnh Đức ...

Coi trọng nhân có: Phan Trọng Nhân, Lê Thụ Nhân, Đỗ Hoài Nhân, Nguyễn Thiện Nhân ...

Về nghĩa có: Vương Nghĩa Sơn, Nguyễn Hải Nghĩa, Lưu Nghĩa Long...

Về trung có: Lê Đại Trung, Trần Trung Nghĩa ...

Về hiếu đạo có: Trần Hưng Đạo, Lê Ân Đạo ...

Về hiền có: Lê Trọng Hiền, Nguyễn Minh Hiền ...

Về lương có: Trần Đức Lương, Trương Học Lương, Ngô Tử Lương...

Về hiếu có: Lê Hiếu Quang, Trương Hiếu Tường, Nguyễn Trọng Hiếu...

Về thiện có: Vũ Minh Thiện, Trần Duy Thiện, Nguyễn Thiện Nhân...

Về tín có: Nguyễn Đức Tín, Hàn Tín, Vương Chí Tín...

Về chí có: Hồ Chí Minh, Vương Chí Kiên, Nguyễn Minh Chí, Lê Chí Quảng, Nguyễn Chí Tài ...

Về nghiệp có: Ngô Vĩ Nghiệp, Trương Kế Nghiệp, Đường Chấn Nghiệp...

Về chính có: Nguyễn Thị Chính, Mai Thời Chính...

Về hành có: Vương Đạo Hành, Đinh Cẩn Hành...

Về chân có: Trần Khát Chân, Lê Chân Ngôn...

Về lễ có: Vương An Lễ, Dương Thủ Lễ ...

Về liêm có: Trần Huy Liêm, Bạch Ái Liêm...

Về trinh có: Phan Chu Trinh, Nguyễn Khánh Trinh...

Về hoà có: Trần Sỹ Hoà, Trương Chí Hoà, Nguyễn Khánh Hoà ...

Về học có: Trương Học Hữu, Nguyễn Thái Học ...

Ngoài ra hiện nay người ta dùng rất nhiều về đạo đức tốt đẹp để đặt tên như Cần, Kiệm, Cương, Dũng, Nghị, Kiện, Phạm, Mỹ, Hậu, Từ, Cung, Nhượng, Cao, Chính, Thanh, Phương, Hương, Tuệ, Lương, Hữu ... hàng chục những từ ngữ như vậy trở thành hướng suy nghĩ quan trọng trong việc đặt tên.

Nhưng dù sao, đặt tên là đức chỉ là "lời nói", làm việc và hành động mới là "hành động", chỉ có lời nói đi đôi với hành động mới thực sự là tấm gương tốt, nếu không sẽ ngược lại, trở thành trò cười những lúc trà dư tửu hậu.


11- Tính cách
.

Chúng ta thường hay nghe thấy những câu khen ngợi nhe "Người này rất có cá tính", "Họ tên người này rất có cá tính", ... điều này phản ánh sự theo đuổi của mọi người về cá tính riêng ngoài những điểm chung. Muốn họ tên thực sự có cá tính riêng độc đáo, cách tốt nhất là thể hiện đặc điểm cá tính của bản thân. Cách thể hiện cá tính là phản ánh những điểm riêng biệt vào trong họ tên, để người đọc người nghe đều hiểu, để họ tên lẫn bản thân người đó đều có sức sống vĩnh cửu.

Con đường cơ bản thể hiện cá tính là lấy người định đặt tên làm gốc, cũng chính là tìm điểm khác biệt với người khác, mà sự khác biệt cơ bản nhất chính là cốt cách tinh thần. Họ tên có tính cách rõ rệt thường có mấy loại sau:

Thứ nhất, nổi bật đặc trưng tính cách như Chính Trực, Kiên Cường...

Thứ hai, tỏ rõ sở thích mong muốn như Thu Hiền, Hồng Nhung, Phương Thảo ...

Thứ ba, khác lạ tạo chiến thắng bất ngờ như Trần Thuỷ Biển, Nhược Thuỷ, Tiêu Cầm, Lục Tiểu Linh Đồng ... rất sinh động, mới mẻ.


12- Dùng con số
.

Dùng con số hợp lý trong họ tên, chẳng khác gì sợi dây xâu chuỗi những viên ngọc lại, tạo nên cái tên hoạt bát sinh động, đó chính là sử dụng con số mà chúng tôi nói.

Họ tên dùng con số có thể gây ra hiệu quả bất ngờ. Do con số có những ưu thế nhất định, có thể phát huy tác dụng mà nhiều từ khác không thể thay thế, có sức biểu hiện rất lớn. Ví dụ Lý Song Giang: Bên hai bờ sông nước trong vắt, cây lê nở hoa trắng muốt, một thế giới tươi đẹp ! Đỗ Tứ Hải: Bốn biển thống nhất, sông núi càng đẹp.

Con số thường có thói quen sử dụng riêng, ví dụ như "Nhất" và "Thập" thường có nghĩa là hoàn thiện, viên mãn; "Thập" cũng có nghĩa là nhiều, "Nhất" vừa có nghĩa là ít vừa có nghĩa là nhiều; "Nhị" và "Tứ" thường có nghĩa là cặp hai đối xứng; "Ngũ", "Thất" và "Bát" thường có nghĩa là đa dạng.

Ví dụ từ nhất có các cách nói như: (1) Biểu thị số lượng ít, như Phạm Văn Nhất; (2) Biểu thị đầy đủ như Nguyễn Thống Nhất; (3) Biểu thị đồng nhất như Ngô Chúng Nhất, Lê Như Nhất; (4) Biểu thị bắt đầu như Vương Nhất minh ...

Con số trong họ tên phải vận dụng tốt mới biểu đạt được ý nghĩa, nếu không loạn dùng con số sẽ làm mất nghĩa của từ.

Dưới đây là một số tên kết hợp được con số mà bạn có thể tham khảo: Lý Tứ Quang, Nguyễn Tường Tam, Vương Cửu Tư, Nguyễn Nhất Đơn, Phan Tứ Hỷ, Tôn Ngũ Chính, Nguyễn Cửu Đỉnh, Trương Đại Thiên, Hồ Vạn Xuân, Hà Vạn Tường ...


13- Thực thư
.

Thực ở đây là thực từ, bao gồm danh từ, động từ, đại từ, tính từ ... hư ở đây là hư từ, bao gồm giới từ, trợ từ, phó từ ... Sử dụng kết hợp thực hư hợp lý sẽ tạo ra tên gọi rất hay. Hai loại từ này kết hợp, như âm với dương, như nhu với cương, cho bạn một cái tên đẹp và hay.

Xem các ví dụ sau:

Phương Dĩ Trí: Khơi nguồn trí tuệ

Đỗ Dĩ Thăng: Giúp họ Đỗ đi lên

Dĩ trong Phương Dĩ Trí và Đỗ Dĩ Thăng là hư từ, có tác dụng tinh tế, nếu không có hư từ sẽ tạo nên kết cấu động tân, chủ vị. Dĩ làm cho họ trở thành "chủ thể", còn tên trở thành "hy vọng", họ tên sẽ trở thành hy vọng của chủ thể, cách biểu thị gián tiếp này dễ được chấp nhận.

Một số hư từ khác còn hay được sử dụng là Kỳ, Nhĩ, Nhi, Tắc, Hồ, Dã, Giả ... Chúng có rất nhiều tác dụng trong họ tên như chỉ phương hướng, nhân quả, tình hình ... Sự kết hợp giữa thực hư, có thể bổ sung yếu kém cho "thực", làm nội hàm trở nên phong phú, làm họ tên uyển chuyển dễ nghe, linh động và đẹp đẽ.

Vận dụng phương pháp này phải thông tục dễ hiểu, bởi hư từ thuộc phạm trù "ngôn ngữ", nhất lại là âm Hán Việt, làm không khéo sẽ gây khó hiểu, đây chính là điểm cần phải cảnh giác khi đặt tên.


14- Mâu thuẫn
.

Mâu thuẫn vừa đối lập vừa thống nhất, đưa những thứ đối lập bề mặt để áp dụng khéo léo vào nội dung, làm cho họ tên có hương vị riêng.

Trong hàng trăm ngàn hiện tượng của xã hội và tự nhiên, chúng ta thường gặp phải một số mâu thuẫn, như Thiên và Địa, Thuỷ và Hoả, Đại và Tiểu, Tung và Hoành, Tân và Cựu, Động và Tĩnh, Khai và Hợp, Thượng và Hạ, Cổ và Kim, Bi và Hỷ, Đông và Hạ, Âm và Dương, Hiện và Ẩn, Văn và Võ, Thắng và Bại, Thiện và Ác ...

Những đối lập trong mâu thuẫn này thực ra phản ánh góc độ quan sát khác nhau. Như nhiều và ít là xét về số lượng, còn to và nhỏ là xét về hình thể, nhanh và chậm là xét về tốc độ, trên và dưới là xét về phương vị, nước và lửa là quan hệ tồn tại, động và tĩnh là trạng thái tồn tại ... Theo phương pháp tư duy này, chúng ta tìm được bước đầu tiên trong đặt tên mẫu thuẫn hoà thuận. Ví dụ chúng ta chọn cặp mâu thuẫn "Động" và "Tĩnh", khi viết xuống sẽ là "Động Tĩnh" hoặc "Tĩnh Động". Sau đó kết hợp với họ, ví dụ là họ Hoàng, như vậy sẽ có họ tên là Hoàng Tĩnh Động, đây là bước thứ hai trong đặt tên. Tên như vậy sẽ thô thiển, lý do rất rõ ràng, kể cả phát âm lẫn nghĩa đều không đạt, nghe không lọt tai. Điều này đòi hỏi bước thứ ba: Nghệ thuật điều chỉnh. Chúng ta chuyển "Động" thành "Phong" sẽ được Hoàng Tĩnh Phong, mâu thuẫn vẫn tồn tại nhưng đã được ẩn đi. Tên gọi như vậy có hàm nghĩa hơn, nghe dễ chịu hơn,

Tương tự, những tên khác như Phương Viên, Văn Võ, Kinh Vĩ, Hồng Tuyết ... đều thể hiện vẻ đẹp trong mâu thuẫn, có vẻ mới mẻ và hay trong góc độ mâu thuẫn, đem lại hiệu quả tốt đẹp.


15- Giản dị chân thực
.

Là những họ tên có bản sắc trở về tự nhiên, như hoa sen trong ao bùn, không cần trang sức, làm cho người ta cảm thấy thân thiết. Đặt tên như vậy chúng ta gọi là giản dị chân thực.

Tên như vậy thường phải căn cứ vào họ, liệu cơm gắp mắm, dựa họ đặt tên như Bạch Vân Phi, Đào Xuân Lai, Đinh Lưu Hương, Bách Sơn Hồng ... Nhìn như là một thế giới tự nhiên, thực tế lại tốn bao công sức, tuy đã trạm chổ tinh vi nhưng không để lộ vết tỳ xước, làm cho người ta phải khâm phục. Như Đào Xuân Lai, hình tượng của tên rất lớn, tạo cảm giác mùa xuân đến gần, trong lòng thấy bâng khuâng, mùa xuân với hoa đào làm ta thấy nhẹ nhõm.

Đặt tên theo phương pháp này, hình thức ngôn ngữ rất đơn giản, nhưng đơn giản không có nghĩa là tuỳ tiện. Hãy thử so sánh Đào Xuân Lai với Đào Hoa khác rõ, Đào Hoa tuy cũng là hoa đào, nhưng lại có nghĩa chơi bời, dùng đặt tên sẽ thật ghê người, nhưng Đào Xuân Lai lại dễ hiểu, ý nghĩa tuyệt vời: Hoa đào đã nở, mùa xuân đến gần, ai cũng háo hức. Đào Hoa là bộc trực,nó thẳng móng heo, Đào Xuân Lai uyển chuyển hơn, không khoe khoang trần trụi, "để mặc người đời đánh giá", đó chính là điểm tuyệt diệu của phương pháp giản dị chân thật.

Tên như vậy có rất nhiều, như Bạch Vân Phi, Đào Xuân Lai, Đinh Lưu Hương, Bách Sơn Hồng ... bạn còn có thể tự suy nghĩ thêm. Có thể lấy, đặt tên theo phương pháp này rất có sức sống, được nhiều người chấp nhận.


16- Tách họ tên
.

Đối với các bạn biết tiếng Hán, có thể tự tìm hiểu về phương pháp triết tự, ở đây chúng tôi chỉ nói về phương pháp tách âm Hán Việt cho phù hợp với đông đảo bạn đọc hơn.

Cách tách họ tên rất đơn giản, không có yêu cầu khắt khe, tuy vậy cũng không đơn giản, ví dụ Thuần tách thành Thu Hân. Cách tách này chỉ giữ được thanh điệu hoặc âm tiết, còn ý nghĩa hoàn toàn thay đổi.

Về triết tự, có thể tham khảo: Minh thành Nhật Nguyệt, Vương thành Nhất Xuyên hay Nhất Sỹ, Hạ thành Bách Hữu ...


17- Mang ơn giáo dưỡng
.

Trong họ tên thêm vào tiêu chí nào đó của họ tên cha mẹ, để tỏ rõ ơn giáo dưỡng. Có thể ghép họ tên của cha, mẹ hay chỉ dùng từ có ý tương tự.

Ghép tên cha mẹ thường tạo ra tên có ba, bốn từ: Họ cha + họ mẹ + tên, ví dụ cha họ Trần, mẹ họ Vũ sẽ đặt tên con là Trần Vũ Vân Anh; cha họ Nguyễn, mẹ họ Lê sẽ đặt tên con là Nguyễn Lê Đức Minh ... Phương pháp này được nhiều người áp dụng với mục đích cho người mẹ được công bằng hơn !

Phương pháp đặt tên theo ơn giáo dưỡng này có thể bao gồm phương pháp đặt tên theo địa danh hay quê hương bản quán, như Lưu Ngọc Khương, là tình cảm khó quên tại quê hương Ngọc Hồi và Khương Thượng; Tản Đà là kết hợp Tản Viên và sông Đà; Nam Cao là kết hợp huyện Nam Sang và tổng Cao Đà ...

Phương pháp này đơn giản dễ dùng, nên được phổ biến.


18- Đặt tên phủ định
.

Cũng có thể đặt tên theo kiểu phủ định xu hướng hay sự vật không tốt. Các từ có ý nghĩa tiêu cực là: Phi, Tư, Bệnh, Trần, Hải, Giả, Tà, Hoạn, Hoạ, Hại. Các động từ phủ định là: Cách, Trừ, Diệt, Khứ, Tuyệt, Cự, Khắc ...

Phương pháp cơ bản để đặt tên là dùng những từ chỉ sự vật hay xu hướng phản diện làm tân ngữ, sau đó lựa chọn động từ thích hợp kết hợp thành vị ngữ, nếu kết hợp được với họ thì càng tốt, như vậy sẽ hình thành tên phủ định. Ví dụ Đoàn Khắc Kỷ: Không ngừng khắc phục tâm lý tự kỷ, chỉ biết lợi ích cá nhân. Lê Cự Phi: Cự tuyệt không để những thứ vô nghĩa xâm nhập vào bản thân.

Đặt tên theo phương pháp phủ định sẽ tạo cảm giác mới mẻ, lộ rõ cá tính, cảm giác chính nghĩa rất lớn.
Tiện ích Bambu
Tin liên quan
Bạn cần tìm kiếm?
Advert Advert2 Advert3
TextLink
BAO LA VẠN SỰ

Mobile: 0913 290 384  /  Email: tranngockiem57@gmail.com hoặc tuvan@phuclaithanh.com

Copyright © 2014   BaoLaVanSu. Thiết kế và phát triển bởi Bambu®