Đặt tên theo âm điệu
Tên (âm Hán Việt là Danh) vốn được kết hợp từ một trong sáu cách tạo chữ Hán là "hội ý", có ý nghĩa là: Trời tối, tôi không thấy anh, anh không thấy tôi, lúc vấp vào nhau mới dùng miệng nói tên mình ra, mới biết đối phương là ai. Điều này yêu cầu tên phải rõ ràng. Ngoài yêu cầu cơ bản đó ra, họ tên phải có nhịp điệu tiết tấu hay, nghe lọt tai.
Âm của tên phải rõ ràng. Để người nghe hiểu được luôn, đó là yêu cầu tối thiểu, nếu không chức năng giao tiếp của tên không được vận dụng tốt. Do vậy khi đặt tên cần tránh những âm câm, dễ lẫn, khi ghép giữa các từ cũng cần chú ý không để gây ra hiện tượng này.
Một cái tên rõ ràng sẽ tạo cảm giác đó là người tự tin đầy sức sống, tính cách kiên nghị, vững chắc, tấm lòng rộng mở. Nguyễn Văn Linh, âm cuối rộng mở, vần bằng lại làm cho âm bình ổn chắc chắn, làm người ta liên tưởng đến cử chỉ lịch thiệp khoáng đạt.
Một trong những đặc điểm của Tiếng Việt là âm điệu, khi viết thơ rất phải chú trọng, đặt tên cũng không ngoại lệ. Chính vì yêu cầu này mà khi đặt tên cần chú ý đến các yêu cầu sau:
Một là phải chú ý đến thanh điệu, một cái tên nghe có hay không chính là sự kết hợp của thanh điệu. Thông thường họ tên không nên dùng một thanh điệu. Theo thống kê của chúng tôi, có thể chia thành 4 loại sau:
Một là ba từ cùng âm, đọc mất sức mà lại đơn điệu, ví dụ Lê Huy Liêm, Trần Hoàng Hà;
Hai là hai từ gần nhau cùng thanh điệu (tức là hai từ trước hoặc 2 từ sau) đọc dễ nghe hơn, ví dụ Trần Hùng Phú, Nguyễn Nhật Lệ, Nguyễn Gia Linh;
Ba là cả 3 từ đó có thanh điệu khác nhau, ví dụ Nguyễn Mạnh Linh, Tô Thị Hằng, Đậu Tuấn Anh, Nguyễn Quốc Hùng. Loại thức 3 và thứ 4 có hiệu quả như nhau, bởi tuy có 2 từ cùng thanh điệu, nhưng không gần nhau nên tạo ra sự khác biệt. Tên theo kiểu này dễ đọc dễ nghe, theo kết quả thống kê.
Loại
|
3 từ cùng thanh điệu
|
2 từ gần nhau cùng thanh điệu
|
Từ đầu và cuối cùng thanh điệu
|
3 từ khác thanh điệu
|
Tỷ lệ
|
5.45%
|
36.36%
|
14.54%
|
43.64%
|
Loại 2 và 4 có tỷ lệ đa số, sau đó là loại 3, loại thứ nhất rất ít và thường là thanh bằng (không dấu). Điều này cho thấy khi đặt tên vô hình trung người ta đã phần nào tuân thủ quy tắc thanh điệu.
Ngoài ra nếu họ kép mà mình thanh điệu (Âu Dương), nếu đặt tên đơn thì tên đó cần khác thanh điệu; nếu đặt tên kép, từ đầu tiên không nên cùng thanh điệu với họ. Còn nếu họ kép là khác thanh điệu (Tôn Thất, Tôn Nữ) thì không phải chú ý.
Hai là phải chú ý đến âm điệu. Mấy phụ âm giống nhau sẽ khó đọc, tốn sức và bất tiện, ví dụ Trần Thuý Toàn ... tốt nhất không nên để xảy ra trường hợp này.