Đặt tên theo mùa
Ngoài yêu cầu về âm tiết, trong kho tàng ngôn ngữ dân tộc Tiếng Việt cũng như tiếng Hán Việt có những hàm nghĩa phong phú: Mỗi từ đều có cách giải thích khác nhau, căn cứ vào ý nghĩa của từ Hán Việt để đặt tên (hiện nay rất ít người đặt tên bằng từ thuần Việt, bởi nghe không hay, và cũng ít hàm nghĩa), cách đặt tên này đã có truyền thống rất lâu đời. Người ta dựa vào những thói quen thẩm mỹ khác nhau, nguyện vọng, sở thích và tính cách khác nhau cũng như ý nghĩa của từ khác nhau để đặt những cái tên khác nhau, gửi gắm nhiều ý nghĩa sâu xa.
Như vậy nghĩa của tên sẽ hàm chứa hai lớp nghĩa, một là ý nghĩa của bản thân chữ Hán, như Mai chỉ "hoa mai", sau đó mới có những ngụ ý khác nhau dựa vào chữ, những ngụ ý này thường là hy vọng, nỗi niềm của người đặt tên (ví như An Lành, Chí Cường ...) hoặc gửi gắm đặc trưng cá tính hay sở thích của người đặt tên (ví dụ Phương Hoa, Ái Mai, Như Tuyết ...)
Khi đặt tên theo nghĩa cần chú ý những điểm sau:
(1) Không dùng những từ quá dân dã.
Họ tên tuy chỉ là một ký hiệu, hoặc chỉ là dấu hiệu của một người cụ thể trên giấy tờ, nhưng lại là công cụ quan trọng trong giao tiếp và thường là ấn tượng đầu tiên trong rất nhiều trường hợp. Có những chữ tạo cảm giác nông cạn, tầm thường như Tài Vượng, Hưng Thịnh, Đại Phú, Phú Quý, Lợi Lộc ... dễ gây hiểu nhầm, bị người ta cho là thô tục, hoặc quê một cục. Họ tên dùng cả đời người, chỉ khi phù hợp điều kiện sửa đổi mới được thay đổi, do vậy khi đặt tên cần phải cẩn thận.
(2) Để ý đến ý nghĩa thay đổi khi ghép họ với tên.
Một từ đơn lẻ có ý nghĩa riêng, khi ghép vài từ lại sẽ chuyển sang nghĩa khác. Như Hiền vốn là tên hay, nhưng lại ghép với họ Trần sẽ gây hiểu nhầm thành Trần Như ... các bạn tự hiểu từ phía sau. Hay từ Diệu Bình nếu ghép với họ Ngũ, dến được hiểu là "5 lọ".