tư vấn bao la vạn sự

Nuôi dạy Trẻ em theo Lý số - Phong thủy - Chuyên gia: Trần Thị Minh Phúc

Tình thương & trách nhiệm với Bé!

Cập nhật : 14/12/2017
Việc mặc kệ cảm xúc của con lo lắng sợ hãi ra sao, chỉ cần công việc được hoàn thành, chính là cắt đứt sợt dây tình cảm giữa con và ba mẹ. Trên đời chỉ có 1 ba mẹ thôi, nếu ngay cả ba mẹ cũng k thể dựa dẫm vào lúc mình hoang mang lo sợ, thì còn ý nghĩa gì nữa?
Tình thương & trách nhiệm với Bé!
 Mình mua sách của chị trong quá trình dạy Tiếng Anh cho con, đọc rồi mới phát hiện ra chị cũng homeschool cho 2 em bé. Và đặc biệt là phương châm dạy con của chị mình cảm thấy rất hợp, rất giống với những gì mình tin tưởng và cảm nhận.
 
Đối với mình, sự tự lập của con không chỉ đơn giản là khả năng sống và xoay sở không cần đến bố mẹ. Mình không thể dạy con theo kiểu "cứ đủn nó xuống nước tự nó sẽ biết bơi". Biết bơi chỉ là 1 kĩ năng nhỏ, trong khi việc hướng dẫn con sống tự lập ra sao sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống sau này. Việc mặc kệ cảm xúc của con lo lắng sợ hãi ra sao, chỉ cần công việc được hoàn thành, chính là cắt đứt sợt dây tình cảm giữa con và ba mẹ. Trên đời chỉ có 1 ba mẹ thôi, nếu ngay cả ba mẹ cũng k thể dựa dẫm vào lúc mình hoang mang lo sợ, thì còn ý nghĩa gì nữa?
 
Quan điểm của mình là "khi đủ con sẽ tự buông". Giống như khi ăn no bụng con sẽ tự biết dừng lại. Trải qua 1 quá trình dài được ba mẹ ở bên yêu thương, hướng dẫn, từng bước bồi đắp kĩ năng, khám phá năng lực của bản thân, sẽ đến lúc con như chim non tự cất cánh bay, chẳng còn phải quấn lấy chân ba mẹ nữa. Và quan trọng nhất, con luôn biết sau lưng có tình yêu thương vô bờ của ba mẹ, và sợi dây gắn kết tình cảm gia đình sẽ luôn khăng khít và bền chặt dù con có ở đâu đi nữa...

Phương Đặng
12 Tháng 11

VỀ CHUYỆN TỰ LẬP CỦA TRẺ

Xã hội Việt Nam là một trong những xã hội bị ám ảnh về chuyện tự lập ở trẻ. Người ta bị ám ảnh tới mức đánh giá, phán xét một đứa trẻ là kém cỏi khi nó chạy tới bên mẹ - trong khi nó mới chỉ 1 tuổi hoặc 2 tuổi. Có những người bị ám ảnh tới mức không dám bế chính đứa con của mình nhiều, không dám ru ngủ chính đứa con của mình vì sợ nếu nó được bế, được ôm ấp, được ru ngủ, thì sau này nó sẽ không thể tự lập được.

Và nghịch lý là gì, chắc hẳn các bạn đều thấy: xã hội Việt Nam hoặc các xã hội kiểu châu Á tương tự lại sản sinh ra những đứa trẻ rất chậm trưởng thành và kém tự lập so với trẻ ở phương Tây. Nỗi sợ trẻ sẽ nhút nhát và sự cố gắng thúc ép trẻ bạo dạn, tự tin, tự lập hơn nữa đã phản tác dụng: đứa trẻ càng trở nên nhút nhát, sợ hãi và dựa dẫm hơn nữa.

Trong khi ấy, thưa các phụ huynh, ở phương Tây các cha mẹ làm gì? Họ được khuyến khích ôm ấp con, thể hiện tình cảm với con thật nhiều, trấn an con khi con sợ, cho phép con tìm được sự an toàn ở cha mẹ khi con lo lắng ở nơi lạ.

Hãy tưởng tượng bạn là một đứa trẻ nhỏ bé, và xung quanh bạn là thế giới lạ lẫm, to lớn mà bạn chưa thể hiểu hiết. Khi gặp tình huống lạ, liệu bạn có lo sợ không? Bạn sẽ tìm đến ai? Đương nhiên là bạn sẽ tìm đến mẹ của bạn. Khi bạn tìm đến mẹ của bạn, bạn mong bà ấy sẽ có phản ứng như thế nào? Một thái độ quan tâm, trấn an, vỗ về, và cho phép bạn có cảm giác an toàn bên cạnh bà cho tới khi bạn cảm thấy thoải mái hơn để làm quen với môi trường mới? Hay một thái độ dọa dẫm, dè bỉu, phủ nhận?

Liệu bạn muốn được cảm nhận tình yêu thương của mẹ? Hay bạn cho rằng mặc kệ cho bạn khóc ra sao, bà ấy cũng nên kệ cho bạn tự nín bởi vì điều đó cần thiết cho sự trưởng thành và tự lập của bạn?

Trẻ nhỏ cần tới cha mẹ và chúng cần cảm nhận tình yêu thương và sự chấp nhận từ cha mẹ. Sự tự lập là hệ quả của việc được yêu thương và chấp nhận đủ đi kèm với những nguyên tắc nhất định (ví dụ như khuyến khích, tạo điều kiện cho con tự làm thứ con muốn và sẵn sàng, tỉnh táo phân biệt được rõ ràng khi nào con cần được giúp và khi nào con có thể tự giúp mình). Trẻ nhỏ có nhu cầu cảm thấy an toàn. Phản ứng chạy tới mẹ hay dè chừng là phản ứng lành mạnh của một đứa trẻ tin tưởng ở cảm nhận của nó. Khi một đứa trẻ không chạy tới ai nữa khi nó sợ và tìm cách che giấu nỗi sợ, thì khi ấy mới là tín hiệu mang tính cảnh báo: đứa trẻ không còn tin ở chính cảm nhận của nó, và không còn tin ở ai đủ để chạy tới bên người đó nữa.

Khi trẻ cảm thấy an toàn, yêu thương, chúng tự nhiên cảm thấy trọn vẹn, đầy đủ. Khi chúng cảm thấy trọn vẹn, đầy đủ, chúng không có nhu cầu phải tìm kiếm sự yêu thương và chấp nhận nữa. Từ đó, chúng cảm thấy tự tin để tương tác với thế giới. Nếu gia đình yêu thương trẻ thực sự, thì trẻ sẽ nhìn nhận thế giới là một nơi đáng để tin tưởng và chúng cảm thấy yên tâm về thế giới. Nếu gia đình phủ nhận và liên tục làm tổn thương trẻ, thì trẻ cũng sẽ đem theo thế giới quan đã được gia đình tạo dựng, và cảm thấy bất an, khó tin tưởng thế giới và khó có mối quan hệ hạnh phúc, vững bền với những cá nhân khác bên ngoài gia đình.

Mỗi trẻ một khác. Nhưng tất cả đều sợ một cái gì đó, tùy giai đoạn. Tới người lớn cũng vậy. Trẻ nhỏ hay người lớn đều ngại tình huống mới. Có trẻ sợ tiếng ồn, sợ con gì đó, sợ một số người nhất định,.. Còn người lớn thì sợ không kiếm được đủ tiền, sợ không được chấp nhận, sợ chết, sợ những hình dung của mình về tương lai,… Đến lớn, tôi vẫn sợ nhện và gián – nỗi sợ khá phổ biến và mang tính di truyền có lẽ từ thời xa xưa. Chồng tôi thì sợ chuột. Điều đó có làm chúng tôi trở nên kém cỏi, hay làm giảm giá trị con người của chúng tôi? Tôi không nghĩ vậy. Đó chỉ là những nỗi sợ cụ thể. Còn những nỗi sợ vô hình mà chính chúng ta nhiều khi không thể diễn tả hết được, và lắm người chúng ta còn giả vờ như nỗi sợ ấy không có ở đấy.

Nỗi sợ là điều bình thường. Điều quan trọng là chúng ta dạy trẻ thái độ của chúng ta đối với nỗi sợ: Chúng ta phủ nhận và trốn chạy nỗi sợ, hay dám đối diện nỗi sợ? Chúng ta phán xét bản thân vì nỗi sợ, hay dám dũng cảm chấp nhận và yêu thương bản thân cho dù mình có nỗi sợ đó? Chúng ta có lắng nghe cảm nhận lo sợ và tin ở nó trong những tình huống có nguy hiểm ngay trước mắt, hay cho rằng đó là những cảm giác không đáng tin? Chúng ta có dám chia sẻ cảm giác bất an của mình với người thân thiết, hay che giấu để gìn giữ chính hình ảnh của mình? Chúng ta có cho phép nhau được bất an và lo lắng, hay chúng ta phủ nhận nhau khi chúng ta ở trong trạng thái đó?

Tình yêu thương thể hiện rất nhiều qua cách chúng ta đối xử với nhau khi chúng ta ở trong trạng thái bất an và lo lắng. Nếu bạn nhìn quanh, bạn sẽ thấy: chúng ta thường xuyên phủ nhận nỗi đau và nỗi sợ của cả chính mình lẫn những người xung quanh. Khi người xung quanh nói “Tôi đau quá”, chúng ta thường có phản ứng “Ôi giời, chuyện bình thường, thôi đi, đừng có vớ vẩn.” Chúng ta làm thế cả với trẻ và cả với người lớn. Chừng nào chưa biết yêu thương, thì chừng ấy nỗi sợ sẽ vẫn còn. Chúng ta chưa hiểu rằng chúng ta chỉ cần thể hiện rằng “Này, tôi ở đây vì bạn. Tôi biết bạn cần tôi và tin tưởng ở tôi. Bạn xứng đáng được yêu thương, và tôi xứng đáng với niềm tin của bạn.”

Hãy tự hỏi xem chúng ta đã làm được điều ấy với trẻ và với nhau chưa?

Không bao giờ nhầm lẫn biểu hiện có vẻ tự tin, tự lập bên ngoài với sự trưởng thành đích thực. Một con người có vẻ ngoài cứng cáp rất có thể là một con người bất an và bị tổn thương. Càng bất an và càng bị tổn thương, người ta lại càng phải cố gắng trông cho cứng rắn - đó như tấm chắn mang tính bảo vệ, không có gì hơn cả.

Tiện ích Bambu
Tin liên quan
Bạn cần tìm kiếm?
Advert Advert2 Advert3
TextLink
BAO LA VẠN SỰ

Mobile: 0913 290 384  /  Email: tranngockiem57@gmail.com hoặc tuvan@phuclaithanh.com

Copyright © 2014   BaoLaVanSu. Thiết kế và phát triển bởi Bambu®